8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2018, BIDV đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu tài sản nợ - có theo hướng bền vững, an toàn, hiệu quả; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu, mô hình hoạt động theo mục tiêu phát triển hoạt động bán lẻ, khách hàng SME, FDI; cơ cấu và nền khách hàng ổn định;... tạo tiền đề vững chắc cho việc hoàn thành phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020. Đến 31/12/2018, BIDV hoàn thành toàn diện 13/13 chỉ tiêu đã đề ra, trong đó:
- Tổng tài sản đạt trên 1.283.000 tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với 2017, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam;
- Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 1.202.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 9%; trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư hơn 1.036.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11%, chiếm
khoảng 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng;
- Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.214.000 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8%; trong đó cho vay nền kinh tế hơn 977.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13,3%, chiếm khoảng 13% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng;
- Chênh lệch thu chi tăng trưởng 13%; đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 28.366 tỷ, tăng trưởng 21% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn hệ thống đạt 9.473 tỷ hoàn thành vượt kế hoạch ĐHĐCĐ giao, mục tiêu kế hoạch năm 2018 tại Phương án cơ cấu lại và kế hoạch tài chính năm 2018 được NHNN giao, ROA đạt 0,6%, ROE đạt 14,6%, đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm theo cam kết với cổ đông. Trong đó, Lợi nhuận trước thuế của Khối Công ty trực thuộc đạt 651 tỷ, điển hình 2 đơn vị vượt kế hoạch giao là CTCP Bảo hiểm BIDV (BIC) với lợi nhuận trước thuế đạt 203 tỷ; CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) đạt lợi nhuận trước thuế 238 tỷ; Các đơn vị khác tiếp tục cơ cấu hoạt động bám sát lộ trình định hướng, bảo toàn và phát triển vốn.
- Tiếp tục đứng trong top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước;
- BIDV cũng đã thực thi có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển của các địa phương; Đồng thời, cùng với ngành ngân hàng, BIDV đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động an sinh xã hội hiệu quả với tổng kinh phí hơn 170 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2018 BIDV thành công vượt bậc trong xử lý nợ xấu theo tinh thần của Nghị quyết 42 của Quốc hội. Từ năm 2014 đến nay, BIDV luôn đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Trong năm 2018, BIDV đã thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu theo tinh thần của Nghị quyết số 42/NQ-QH và lộ trình tại phương án cơ cấu lại BIDV giai đoạn 2016-2020. Đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu riêng ngân hàng là 1,8%, đảm bảo mục tiêu kiểm soát theo phương án cơ cấu lại đã đề ra.
theo quy định). Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) là 86%, đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN ở mức kiểm soát 90%. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,02%, hợp nhất đạt 10,34%, đáp ứng mức quy định tối thiểu của NHNN.
Ghi dấu ấn triển khai mạnh mẽ Đề án Ngân hàng số; Hoạt động ngân hàng bán lẻ phát triển toàn diện, dẫn đầu thị trường về quy mô; đóng góp lớn nhất vào tổng thu dịch vụ toàn BIDV; Phát hành thành công 4.586 tỷ đồng Trái phiếu tăng vốn, góp phần quan trọng nâng cao năng lực tài chính của BIDV; Ký hợp đồng tín dụng 300 triệu USD với ADB, đây là khoản vay thương mại lớn nhất mà ADB cung cấp cho một ngân hàng thương mại Châu Á từ trước đến nay. BIDV đã được ADB bình chọn BIDV là đối tác hàng đầu tại Việt Nam năm thứ 3 liên tiếp; Tổ chức định hạng Moody’s nâng hạng tín nhiệm cơ sở BIDV từ mức b3 lên mức b2; thiết lập quan hệ đại lý mới với 8 ngân hàng nước ngoài, đưa tổng số định chế tài chính có quan hệ đại lý với BIDV lên con số 2.300 tại 177 quốc gia, vùng lãnh thổ….