Nhân tố chủ quan là tất cả những nhân tố thuộc bên trong của chủ thể, các nhân tố này phụ thuộc vào ý chí và ý thức của chủ thể tham gia vào quá trình vận hành hoạt động của chủ thể. Đối với NHTM các nhân tố chủ quan được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá như về năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản lý điều hành, công nghệ, nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ và quy mô hệ thống chi nhánh góp phần tạo ra “sức mạnh” nội lực cho NHTM.
Mỗi ngân hàng cần phát huy tối đang các tiềm lực của các tiêu chí nêu trên kết hợp với việc hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh, để có thể xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh riêng. Mặc dù giữa các NHTM luôn có sự cạnh tranh với nhau nhưng đặc thù các ngân hàng ở Việt Nam có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tính hệ thống buộc các ngân hàng phải có một sự liên kết với nhau, có thể gây ra hiệu ứng “Domino” nên các NHTM còn phải liên kết, hợp tác với nhau để có thể ngăn chặn được rủi ro gây ra để tránh hậu quả sụp đổ lây lan giữa các ngân hàng.
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Việt Nam đang trong trong quá trình hội nhập, các NHTM cần phải nắm bắt được cơ hội này để có những chiến lược, biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. NHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các định chế tài chính lớn và các tập đoàn tài chính có kinh nghiệm đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam với lợi thế sẵn có do nguồn lực dồi dào. NHTM nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thuận lợi trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu các NHTM không nắm bắt được những thời cơ và có những biện pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì sẽ thụt lùi so với nền kinh tế dẫn tới thua lỗ, phá sản, biến thành gánh nặng của nền kinh tế.
Ngày nay, khách hàng rất dễ dàng để đánh giá, so sánh, đưa ra các quyết định lựa chọn ngân hàng phù hợp nhất đáp ứng được nhu cầu của họ và họ cũng sẵn sàng di chuyển đến một ngân hàng khác tốt hơn. Việc các NHTM tranh giành khách hàng để tạo ra thị phần của mình ngày càng căng thẳng, để thu hút được một lượng lớn khách hàng các NHTM cần phải đáp ứng thỏa mãn như nhu cầu và hài lòng của những vị “thượng đế”. Do đó, NHTM cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và vượt trội so với những NHTM khác để có thể tiếp cận được khách hàng nhiều hơn. Để có thể xây dựng được chiến lược dài hạn thì NHTM cần phải phát triển các nguồn lực một cách toàn diện và chất lượng.
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn bùng nổ của công nghệ, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ vào kinh doanh không còn xa lạ nữa. Công nghệ đã trở thành yếu tố then chốt trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Nhu cầu của khách hàng ngày một cao, để đáp ứng được nó, các NHTM còn phải áp dụng những ứng dụng công nghệ để có thể theo kịp và đối đầu với các ngân hàng ngoài nước gia nhập vào nền kinh tế Việt Nam và xa hơn là vươn xa ra nước ngoài. Có thể nói, quá trình hội nhập chính là động lực để cho các NHTM nói riêng và các TCTD hoạt động trên lĩnh vực này nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc nắm bắt xu hướng, thị hiếu của khách hàng nhằm kịp thời đáp ứng các nhu cầu của họ, là một yếu tố then chốt tạo dấu ấn riêng cho các NHTM. Các NHTM cần thường xuyên chăm sóc, duy trì thật tốt chất lượng dịch vụ đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch. Khách hàng chính là mấu chốt mang lại lợi nhuận kinh doanh cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là cần thiết đối với sự phát triển của NHTM. Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM chính là yếu tố góp phần vào sự thành công của NHTM, duy trì sự tăng trưởng của nền tài chính ngân hàng và nền kinh tế quốc gia.
1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lĩnh vực ngân hàng
1.3.1.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Trung Quốc mại Trung Quốc
Vào cuối năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, các ngân hàng trong nước đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD quốc tế. Trên thực tế, các NHTM của Trung Quốc tồn tại những điểm yếu kém về: năng lực quản lý hệ thống, chất lược tài sản, sự cân đối về vốn và năng lực thay đổi. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tiến thành cải cách 4 NHTM lớn nhất là Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc thông qua việc cổ phần hóa và khuyến khích mở rộng huy động vốn từ thị trường trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, Trung Quốc đã đưa ra một số tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho lĩnh vực TCNH, điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với mức cung cầu và nâng cao một số tiêu chuẩn về năng lực quản lý, đảm bảo chất lượng tài sản ngân hàng, chính những cải cách này sẽ giúp cho các NHTM Trung Quốc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong 6 tháng đầu năm 2004, Ngân hàng Trung Quốc đã xử lý 108,4 tỷ NDT nợ khó đòi và bán được 149,8 tỷ nợ khó đòi cho công ty quản lý tài sản (AMC). Nhờ đó, tỷ lệ nợ khó đòi của Ngân hàng Trung Quốc đã giảm từ 16,29% đầu năm 2004 xuống còn 5,46%. Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc nhờ nhận được nguồn tài trợ từ chính phủ nên tỷ lệ NPL (Non Performing Loan: nợ không sinh lời) cũng đã giảm từ 6,69% xuống còn 3,08%. Qua đó, Trung quốc đã thành công trong việc xử lý nợ xấu và thanh toán được các nợ xấu còn tồn thông qua kênh AMC và được tài trợ chính từ chính phủ Trung Quốc. Từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện việc bơm
cho các ngân hàng trong nước hơn 260 tỷ USD để giảm tỷ lệ nợ xấu này từ 17,9% xuống còn 8,9% (năm 2003 – cuối tháng 04/2006).
Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các NHTM quốc doanh phải tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn là 8% tuân theo chuẩn của Hiệp nghị Basel. NHTM phải được thông qua các khâu và công khai thông tin để có thể đảm bảo khả năng cao nhất là đưa rủi ro của thị trường vào khung giám sát và quản lý vốn. Vào năm 2006, một số ngân hàng nước ngoài đã đầu tư một lượng vốn vào một số NHTM Trung Quốc, ví dụ như Ngân hàng Giao thông Trung Quốc được Ngân hàng Hong Kong đã đầu tư tới 14,5 tỉ NDT và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc cũng được một số ngân hàng của Mỹ, Singapore đầu tư vào. Đến nay, các NHTM khác như Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc đã đều thu hút các ngân hàng nước ngoài đến đầu tư và kết hợp phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi bật là phát hành thẻ tín dụng và dịch vụ tài chính cho cá nhân.
1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhật Bản mại Nhật Bản
Cuối năm 1996, Kế hoạch Đại Cải (Big Bang) được Chính phủ Nhật Bản công bố nhằm cải cách ngành ngân hàng và toàn bộ hệ thống tài chính của mình để có thể mở cửa hội nhập quốc tế và xây dựng cho hệ thống NHTM một năng lực cạnh tranh mới. Với mục tiêu giúp các ngân hàng đang gặp khó khăn cải thiện chỉ số thanh khoản; hỗ trợ các kế hoạch hợp nhất ngân hàng về mặt tài chính, hỗ trợ vốn cho một số ngân hàng còn yếu về vốn nhưng khả năng tồn tại còn khả thi, còn đối với các ngân hàng không thể tồn tại thì quốc hữu hóa.
Năm 2002, Ông Heizo Takenaka (Cố vấn tài chính tối cao của Nhật Bản) đưa ra kế hoạch để có thể hồi sinh hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Kế hoạch của ông đã đưa ra một số những biện pháp thắt chặt về tài chính quyết liệt. Với kế hoạch này, hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã đạt được những kết quả đáng kể, tỷ lệ nợ khó đòi đã giảm từ 52 ngàn tỷ Yên còn 44,5 ngàn tỷ Yên vào 2003 nhưng chỉ được thực hiện trong vòng một năm.
Quỹ huy động cổ phiếu được thành lập bởi Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Nhật Bản để các NHTM có thể “xử lý” khối lượng lớn cổ phiếu của mình còn lưu trữ. Chính điều này đã giúp cho các NHTM có một lượng vốn mới để đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh. Sự kiện sáp nhập của UFJ Holdings và Mitsubishi – Tokyo Financial Group đã hình thành nên tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và tạo động lực mới cho các NHTM Nhật Bản phát triển.
1.3.1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Hàn Quốc mại Hàn Quốc
Trong giai đoạn 1960 – 1990, các tập đoàn kinh tế lớn Hàn Quốc (còn được gọi là Cheabol) được sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ. Các NHTM Hàn Quốc bị Chính phủ kìm chặt, vì lý do Chính phủ đã bảo lãnh một thời gian dài các khoản vay và cho Cheabol với lãi suất ưu đãi, chính vì sự kèm kẹp đó mà các NHTM Hàn Quốc bị hạn chế khả năng lãnh đạo quản trị và làm cho giữa các NHTM không còn động lực cạnh tranh với nhau. Có một số ngân hàng đã cho các doanh nghiệp vay tới 45% tổng số khoản cho vay của mình, trong khi giới hạn tối đa là 15 – 25%, thậm chí còn cho vay gấp 3 lần nguồn vốn của họ, đây là một rủi ro quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc.
Để khắc phục được trình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu tư nhân hóa các NHTM. Các khoản nợ mà không sinh lời được Cơ quan quản lý tài sản của Hàn Quốc mua lại để thúc các NHTM đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu. Vào tháng 09/1998, Chính phủ Hàn Quốc đã cho ra một lượng lớn vốn để xử lý các khoản nợ khó đòi và ràng buộc các ngân hàng phải duy trì hệ số an toàn vốn ở khoảng 10% – 13% vốn (cao hơn hệ số an toàn tối thiểu theo Hiệp nghị Basel 8%). Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi mức tin cậy và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Trong quá trình tái cơ cấu, Chính phủ Hàn Quốc đã trực tiếp nắm giữ quyền sở hữu một số NHTM. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kính doanh và tính ổn định của các ngân hàng, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện việc tư nhân hóa các NHTM thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, các Cheabol cũng trong quá trình tái cơ cấu nên không đủ khả năng để nắm giữ các NHTM nên buộc Chính phủ phải
cho các nhà đầu tư nước ngoài vào nắm giữ sở hữu các NHTM này. Hệ thống NHTM của Hàn Quốc phải đối đầu với nguy cơ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Techcombank
Từ những cải cách, thành tựu của một số nước tiêu biểu trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như trong bối cảnh nền kinh tế đổi mới và hội nhập Quốc tế, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, Techcombank có thể thực hiện một số biện pháp trong giai đoạn này như sau:
- Nợ xấu chính là vấn đề được ưu tiên xử lý hàng đầu của các NHTM hiện nay và phải được xử lý chặt chẽ. Xử lý nợ xấu phải thông qua các biện pháp tác động tới các đối tượng khác trong nền kinh tế, nhằm khôi phục lại hoạt động để có thể thanh toán các khoản nợ. Hiện nay, có một số NHTM sử dụng biện pháp bán nợ cho Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC), nhưng đây không phải là một biện pháp tốt và có thể xử lý nợ xấu một cách triệt để.
- Nâng cao chất lượng các nguồn lực: các ngân hàng hiện nay chỉ tập trung mở rộng ngân hàng về mặt số lượng chứ chưa chú trọng đến chất lượng. Các NHTM ở Việt Nam có khá nhiều sự khác biệt nhau về nhiều mặt đã tạo ra khó khăn cho các chủ thể cần huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các NHTM cần phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng các nguồn lực sẵn có và phải đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn các ngân hàng. Đặc biệt hơn, các NHTM cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua các chính sách đào tạo và bồi dưỡng trong suốt quá trình lao động và còn phải có những điểm khác biệt để thu hút nhân tài.
- Khoa học công nghệ cao phải được áp dụng và sử dụng tối ưu để tạo ra sự đa dạng, phong phú. Và đây cũng là một trong những mấu chốt để các ngân hàng có thể hội nhập và cạnh tranh với các TCTD quốc tế. Việc phát triển và áp dụng công nghệ cao phải có chiến lược, được xây dựng theo một lộ trình, thường xuyên cập nhật để không bị lỗi thời và có thể tạo ra tác động tiêu cực cho chính mình.
- Sáp nhập các ngân hàng lớn, các định chế tài chính lớn thành những tập đoàn tài chính khổng lồ, gia tăng được năng lực cạnh tranh, nâng tầm thương hiệu, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, từ đó gia tăng cơ hội tiếp xúc, học hỏi trong việc xây dựng và quản trị hoạt động kinh doanh của mình.
- Hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn đã được Chính phủ và NHNN triển khai đã tương đối đảm bảo an toàn cho hoạt động và quản lý, vì vậy các NHTM cần nghiêm túc thực hiện. Đồng thời có những kiến nghị để xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh hơn.
- Phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự đa dạng về danh mục sản phẩm, tạo sự thuận tiện được cho khách hàng khi lựa chọn và sử dụng. Ngày nay, với sự phát triển của các khu dân cư mới, ngân hàng cần phải có kế hoạch phát triển hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch gắn kết với khu dân cư theo hướng hiện đại hóa.
- Ngân hàng phải không ngừng việc tăng quy mô vốn điều lệ và độ an toàn tài chính, trước mắt là đạt chuẩn theo mức an toàn vốn theo chuẩn Basel II, song mục đích chính của việc tăng quy mô vốn để có thể đảm bảo được ngân hàng có đủ nguồn lực kinh tế để có thể mở rộng thị trường thông qua biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo đa dạng hóa danh mục, mở rộng quy mô kinh doanh…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp và trình bày các khái niệm về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của NHTM nói riêng. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong bối cảnh hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam cần phát huy những thế mạnh sẵn có, nắm vững những quy định, liên kết hợp tác với các NHTM khác để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như hiện nay, NHTM