3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
- Chính phủ cần xem xét, thay đổi và hồn thiện khn khổ pháp lý cho phù hợp với thông lệ của quốc tế; tạo điều kiện về thời gian và những yếu tố khác để các NHTM ở Việt Nam có thể kịp thời thay đổi với bối cảnh thực tiễn, chủ động, linh hoạt, nâng cao sức chống đỡ rủi ro từ yếu tố pháp lý. Xây dựng cơ chế quản lý thị trường kinh tế mới chặt chẽ nhưng không ràng buộc, hạn chế sự phát triển của các TCTD, tránh chi phối về mặt tài chính đối với một tổ chức tài chính nào.
- Xây dựng lộ trình thối vốn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, nhằm gia tăng sự đầu tư của tư nhân, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, hạn chế những sự bảo hộ và chỉ định giúp đỡ về tín dụng cho các doanh
nghiệp Nhà nước, mất đi cơ hội hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng. Huy động vốn qua kênh thị trường chứng khốn là rất lớn, do dó Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhanh chóng cổ phần hóa… Đối với các doanh nghiệp có khả năng khơng tốt, Nhà nước cần phải có quyết định cụ thể để xử lý các khoản thua lỗ giảm thiểu một lượng lớn kinh phí để bù đắp cho thua lỗ.
- Chính phủ thực hiện các biện pháp để duy trì nền kinh tế – chính trị ổn định. Hiện nay, nền kinh tế – chính trị của Việt Nam được thế giới đánh giá là ổn định, đây là môi trường tốt cho để phát triển kinh doanh, do đó các nhà đầu tư nước ngồi đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và nhảy vào bất cứ lúc nào. Chính phủ Việt Nam cần hồn chỉnh thể chế chính trị, an ninh, quốc phịng, ngoại giao… để thu hút những nhà đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Nền kinh tế hội nhập vừa là cơ hội và thách thức với Chính phủ và NHNN. Cơ chế quản lý và kiểm soát thị trường kinh tế tự do phải chặt chẽ và phù hợp, không quá khắt khe cũng không quá nới lỏng. Cần chủ động hội nhập, tránh sự chi phối tài chính từ những tổ chức tập đồn tài chính quốc tế.