3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần
3.2.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực của ngân hàng
Nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng, chính là đội ngũ nguồn nhân lực. Với quy mô ngày càng lớn, nghiệp vụ ngày càng nhiều và phức tạp đòi hỏi ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện cả về chuyên môn và nghiệp vụ để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Xây dựng bộ máy nhân sự tránh cồng kềnh, dư thừa lao động vừa tốn chi phí vừa khơng hiệu quả cao trong công việc. Việc tuyển dụng phải được công khai minh bạch để chọn ra những nhân lực phù hợp và xây dựng chương trình tuyển dụng và đào tạo trước tuyển dụng và sau tuyển dụng. Cán bộ, nhân viên mới được tuyển dụng và đào tạo tập trung, phải đảm bảo kết qua vượt qua những bài thi tập trung và sau đó hồn thành thử thách một gian mới được trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng.
Đối với đội ngũ nhân lực hiện hữu, Techcombank phải đưa ra chế độ đãi ngộ, có cơ chế đánh giá phù hợp và minh bạch tạo sự thi đua và hỗ trợ nhau giữa các nhân viên. Khuyến khích CBNV tự học thêm để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tổ chức các chương trình cử CBNV có năng lực đi đào tạo ngắn hạn ở các tổ chức phát triển ở nước ngồi. Ngồi ra, Techcombank cịn phải chú tâm đến môi trường làm việc cho nhân viên, tạo không gian làm việc đảm bảo chất lượng và tạo tinh thần làm việc. Có sự luân chuyển các nhân sự tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kiến thức, trau dồi học hỏi thêm kinh nghiệm mới, hạn chế rủi ro.
3.2.4 Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường sự liên kết giữa các ngân hàng trong nước
Hiện tại, hệ thống kênh phân phối của Techcombank còn nhiều hạn chế, do đó cần phải sự đánh giá và tổ chức quy hoạch nhân sự quản lý cấp trung và cấp cao phù hợp với từng vùng từng khu vực nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn liền với nâng cao năng lực của nhân sự quản lý. Techcombank cần chú trọng vào việc bồi dưỡng tạo điều kiện để cán bộ gắn bó lâu dài với ngân hàng. Tạo sự kết nối giữa việc quản lý nhân sự với kinh doanh. Cơng tác quản lý cần có một quy trình thống nhất và tồn diện về con người: tuyển dụng – đào tạo – đánh giá – khen thưởng. Cử nhân sự tham gia đào tạo tại những hệ thống đào tạo quốc tế, những chun gia có nhiều kinh nghiệm trong và ngồi nước để được hiểu rộng hơn về quản lý.
Techcombank cần phải gia tăng liên kết, tạo mối quan hệ với những ngân hàng khác để phát huy tối đa tính năng của thẻ ATM và đồng thời tiết kiệm chi phí xây dựng những điểm giao dịch ATM, tạo sự tiện ích thuận lợi cho khách hàng. Ngồi ra, đặc điểm ngành ngân hàng ở Việt Nam rất đặc biệt, có sự liên kết rất chặt chẽ với nhau. Với hiệu ứng “Domino”, một ngân hàng phá sản có thể ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến các ngân hàng cịn lại, hơn thế nữa làm tê liệt tồn bộ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, việc giao lưu liên kết còn giúp cho Techcombank được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, giúp huy động vốn dễ dàng hơn trong thị trường vay qua đêm. Từ đó tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của ngân hàng và gia tăng thêm nguồn lực từ học hỏi tạo sự phát triển bền vững cho ngân hàng, đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tương trợ lẫn nhau với trọng tài đứng giữa là NHNN.
3.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lưới hoạt động bền vững
Tiếp tục xây dựng phát triển mơ hình kinh doanh lấy “Khách hàng làm trọng tâm”, triển khai những sản phẩm mới hoàn thiện hơn tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho từng đối tượng khách hàng. Với nền kinh tế phát triển ngày nay, cầu về dịch vụ ngân hàng tăng cao, đặc biệt là mảng bán lẻ. Hiện nay, những khách hàng ở khu vực nông thôn đã được tiếp cận đến cơng nghệ, trình độ tri thức được nâng cao, đây chính nhóm khách hàng tiềm năng với số lượng khách hàng lên đến hàng chục
triệu. Với xu hướng nền kinh tế hướng đến không sử dụng tiền mặt, đây là một cơ hội cũng là thách thức vô cùng lớn không chỉ của riêng một ngân hàng nào. Vậy nên, để thuận lợi cho quá trình trở mình này, Techcombank phải chủ động liên kết với những đối tác lớn để tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, mở thẻ tại ngân hàng. Tạo nên những ưu đãi khác biệt để thu hút khách hàng nhờ kết hợp với những tối tác có sản phẩm dịch vụ hút đa số người tiêu dùng như: ăn uống, tiêu dùng, sức khỏe,… từ đó sẽ tạo nên thói quen sử dụng thẻ của Techcombank.
Với khách hàng, các sản phẩm dịch vụ tốt sẽ tạo nên sự thuận lợi, tiện ích, tiết kiệm và an toàn. Nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ổn định và rủi ro thấp. Kinh doanh sản phẩm dịch vụ bán lẻ có vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tạo nguồn vốn trung hạn, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Techcombank cần đẩy mạnh phát triển cơng nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự đa tiện ích và được chấp nhận ở nhiều nơi như ATM, E–Banking, Mobile Banking…
Hình thức cho vay cũng phải mở rộng hơn: vay mua xe ô tô, vay mua nhà, vay đi du học… mở rộng cơ hội cải thiện đời sống cho người dân. Chất lượng dịch vụ khơng ngừng nâng cao, thực hiện chính sách bán chéo sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu và tăng sự hài lòng của khách. Rút ngắn những bước không cần thiết, rút ngắn thời gian tạo sự linh hoạt cho việc nâng cấp chất lượng dịch vụ.
Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh là điều cần thiết nếu Tehcombank muốn trở thành “Ngân hàng số 1 Việt Nam”. Techcombank tiếp tục nghiên cứu thị trường, gia tăng số lượng điểm giao dịch nhằm để thúc đẩy phát triển kinh doanh và phát triển kinh tế. Những điểm giao dịch đã có, Techcombank thực hiện các giải pháp cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả kinh doanh… và có cơ chế đánh giá xếp loại để đảm bảo các điểm giao dịch luôn hoạt động tốt.
3.2.6 Xây dựng chiến lược mở rộng hình ảnh, nâng cấp thương hiệu và hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài
Hiện tại, Techcombank đã thành cơng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình và phải tiếp tục xây dựng chiến lược nâng cao hình ảnh nhận diện vững
tin trong lòng người dân. Thương hiệu được cấu thành từ rất nhiều yếu tố, bao gồm: logo, định vị thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, nhân sự, cơ sở vật chất, hoạt động xã hội… Do đó Techcombank cần nâng tầm thương hiệu một cách tồn diện khi đó mới để lại ấn tượng và tạo nên sự quan tâm từ xã hội.
Với chiến lược kinh doanh lấy “ Khách hàng là trọng tâm”, định vị thương hiệu “Vượt trội hơn mỗi ngày”… Techcombank đã và đang có bước tiến đúng đắn trong q trình xây dựng và mở rộng mức nhận diện thương hiệu. Nhóm khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng được Techcombank đẩy mạnh xây dựng hình ảnh. Đây là một thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được các ngân hàng khai thác triệt để, do đó, Techcombank cần phải cung ứng những sản phẩm mới, nâng cấp toàn bộ sản phẩm của mình lên vị thế mới. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu đó là cung cấp sản phẩm tốt sẽ tạo nên thương hiệu tốt và thương hiệu tốt sẽ kinh doanh tốt.
Techcombank được rất nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá cao và mong muốn hợp tác đầu tư. Với sự hợp tác từ các đối tác nước ngồi, Techcombank sẽ tạo lợi ích rất lớn cho khách hàng với những cơ hội kinh doanh lớn hơn tốt hơn, đồng thời có thể nâng tầm định vị của Techcombank trong nước – khu vực – thế giới. Đây là cơ hội để Techcombank chuyển giao nền công nghệ tiên tiến mới, gia tăng vốn huy động, mở rộng thị trường kinh doanh.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
- Chính phủ cần xem xét, thay đổi và hồn thiện khn khổ pháp lý cho phù hợp với thông lệ của quốc tế; tạo điều kiện về thời gian và những yếu tố khác để các NHTM ở Việt Nam có thể kịp thời thay đổi với bối cảnh thực tiễn, chủ động, linh hoạt, nâng cao sức chống đỡ rủi ro từ yếu tố pháp lý. Xây dựng cơ chế quản lý thị trường kinh tế mới chặt chẽ nhưng không ràng buộc, hạn chế sự phát triển của các TCTD, tránh chi phối về mặt tài chính đối với một tổ chức tài chính nào.
- Xây dựng lộ trình thối vốn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, nhằm gia tăng sự đầu tư của tư nhân, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, hạn chế những sự bảo hộ và chỉ định giúp đỡ về tín dụng cho các doanh
nghiệp Nhà nước, mất đi cơ hội hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng. Huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán là rất lớn, do dó Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhanh chóng cổ phần hóa… Đối với các doanh nghiệp có khả năng khơng tốt, Nhà nước cần phải có quyết định cụ thể để xử lý các khoản thua lỗ giảm thiểu một lượng lớn kinh phí để bù đắp cho thua lỗ.
- Chính phủ thực hiện các biện pháp để duy trì nền kinh tế – chính trị ổn định. Hiện nay, nền kinh tế – chính trị của Việt Nam được thế giới đánh giá là ổn định, đây là môi trường tốt cho để phát triển kinh doanh, do đó các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và nhảy vào bất cứ lúc nào. Chính phủ Việt Nam cần hồn chỉnh thể chế chính trị, an ninh, quốc phịng, ngoại giao… để thu hút những nhà đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Nền kinh tế hội nhập vừa là cơ hội và thách thức với Chính phủ và NHNN. Cơ chế quản lý và kiểm soát thị trường kinh tế tự do phải chặt chẽ và phù hợp, không quá khắt khe cũng không quá nới lỏng. Cần chủ động hội nhập, tránh sự chi phối tài chính từ những tổ chức tập đồn tài chính quốc tế.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng ngân hàng: hoàn thiện hệ thống pháp lý và các chuẩn mực kế toán, tạo sự nhất quán với các văn bản pháp lý, thông tư, quy định trong nước và quốc tế. NHNN phải giám sát và đôn đốc các ngân hàng ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, quản trị rủi ro nghiệp vụ, rủi ro tín dụng và rủi ro hệ thống.
- NHNN cần đổi mới nội dung, quy trình thanh tra, giám sát các ngân hàng về mọi mặt, tạo sự ổn định cho các ngân hàng. Công tác thanh tra của NHNN phải được thực hiện một cách hiệu quả, nghiêm túc. Có đánh giá khách quan và chính xác, nếu có những ngân hàng nào hay TCTD không đảm bảo được những yêu cầu tối thiểu thì chủ động ngừng cấp phép hoạt động để tạo nên sự ổn định, tránh sự ảnh hưởng lây lan tồn hệ thống.
- NHNN cần xóa bỏ các ưu đãi, đặc quyền đối với hệ thống tài chính trong nước để các ngân hàng đảm bảo tính chất cạnh tranh lành mạnh, làm động lực phát triển ngành ngân hàng. Đẩy mạnh tiến độ cơ cấu lại các TCTD, định hướng xây dựng các tập đoàn tài chính vững mạnh trong nước. Tránh chỉ định các ngân hàng có uy tín sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng thua lỗ, tỷ lệ nợ xấu cao. Điều này gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng. Cần định hướng sáp nhập các ngân hàng có các chỉ số phát triển tốt, triển vọng cao để tạo thành các NHTM, tập đồn tài chính lớn để có thể cạnh tranh với các TCTD quốc tế.
- NHNN cần phải hỗ trợ các NHTM Việt Nam giải quyết bài toán nợ xấu, tổ chức nghiên cứu phân tích đánh giá nợ xấu, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ của các Tổ chức kinh tế Nhà nước. Định hướng, xây dựng chính sách nới lỏng – thắt chặt tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế và lộ trình thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với việc mua ngân hàng với giá 0 đồng, NHNN cần đặc biệt chú ý, trước khi mua lại cần có chính sách cải cách về nhân sự quản lý, quy trình hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro… để tránh ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
- Hoàn thiện lộ trình áp dụng Basel II cho toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại. NHNN cần nghiên cứu ban hành các quy định về việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cho các NHTM ở Việt Nam. Điều này thật sự quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Việc theo dõi, giám sát và đánh giá các ngân hàng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm tăng sự tin tưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên trường quốc tế. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để các NHTM Việt Nam tự chủ động thay đổi và cải tiến nhằm xây dựng thương hiệu cạnh tranh cho riêng mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích các định hướng phát triển của Techcombank trong giai đoạn 2014 – 2018 và nghiên cứu xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố bên trong của Techcombank để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng trong giai đoạn tới. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm: gia tăng năng lực tài chính, cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và liên kết hợp tác với các TCTD quốc tế… Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Dựa vào các lý luận, phân tích đã trình bày, từ đó đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ, tạo động lực phát triển và đưa ra định hướng cho Techcombank nói riêng, tạo lập một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả cao trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế đã góp phần phát triển hệ thống tài chính trong nước và tồn cầu. Bên cạnh những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại, thị trường TCNH cịn phải đón nhận khơng ít rủi ro và thách thức, địi hỏi hệ thống ngân hàng không ngừng nâng cấp, cải tiến cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý, góp phần khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong khu vực và quốc tế.
Việc xác định các thách thức mà quá trình hội nhập đem lại và đưa ra các giải pháp giải quyết là điều kiện then chốt để không chỉ các NHTM, mà cả NHNN chủ động ứng phó với nhiều tình huống có thể xảy ra, khi áp lực từ mơi trường kinh tế quốc tế bên ngồi ngày một gia tăng dưới tác động của hội nhập, từ đó, tạo nền móng cho sự phát triển bền vững của khu vực ngân hàng Việt Nam.
Luận văn đã giải quyết vấn đề nghiên cứu được đặt ra, tổng hợp và đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Từ đó, cịn khái niệm hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực