e. Mức độ tin cậy của nhà đầu tư đối với ACBS
4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực
Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, chất lượng nguồn nhân lực cũng luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nhân lực trong ngành chứng khoán không thiếu nhưng nguồn nhân lực có chất lượng cao thì vẫn luôn là vấn đề của các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, với sự cạnh tranh trực tiếp và
sự xuất hiện ngày càng nhiều của các CTCK trong ngước cũng như các công ty quản lý quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư nước ngoài với chính sách lương thưởng hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt, việc di chuyển của các nhân sự giỏi, có trình độ chuyên môn cao đang là thách thức trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái cấu trúc CTCK cũng yêu cầu đội ngũ nguồn nhân lực mới có trình độ chuyên môn cao. Do đó, xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn và chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định về nhân sự là một vấn đề cấp bách và là giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK. ACBS cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: tổ chức tuyển dụng đa kênh nhằm tìm kếm những cá nhân có năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp.
- Xây dựng một chính sách đào tạo bồi dưỡng thích hợp, phát triển những chương trình đào tạo thích hợp nhằm cung cấp cho nhân viên cơ hội tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của công ty và khách hàng. Tăng cường tài trợ chi phí đào tạo chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống
- Xây dựng chế độ khen thưởng dựa trên cơ sở gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng, trú trọng hoàn thiện chính sách thưởng cạnh tranh để thu hút và giữ nhân tài cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh cũng như toàn thể nhân viên.
- Thực hiện chính sách phúc lợi cho người lao động, quan tâm tới đời sống của CB-CNV thông qua các khoản phúc lợi,…
4.2.3. Đầu tƣ cho cơ sở vật chất một cách đồng bộ, ngày càng hiện đại hóa công nghệ thông tin và phát triển các phần mềm ứng dụng
Tăng cường đầu tư ở đây không phải là tăng lượng vốn đầu tư mà là đầu tư có trọng điểm, có kế hoạch, tránh đầu tư tràn lan. Theo đó, công ty nên tập trung đầu tư vào những thiết bị, những bộ phận thật sự cần thiết, thực hiện tiết kiệm trong đầu tư.
Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp với quy mô, trình độ của nhân viên. Nếu đầu tư cho công nghệ quá hiện đại mà không
đầu tư cho đội ngũ nhân sự vận hành thì sẽ không phát huy được hiệu quả của công nghệ, kéo theo sự thất thoát, lãng phí nguồn lực.
Không ngừng nâng cấp và cải thiện các phần mềm công nghệ của công ty để đảm bảo độ an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng. Hơn nưa, đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải theo dõi sự biến động của thị trường một cách thường xuyên và đưa ra các dự báo một cách chính xác. Nếu công nghệ cũ, lạc hậu thì sẽ không thể cập nhật thông tin chính xác được và do đó cung không thể dự báo một cách chính xác. Vì thế, việc nâng cấp công nghệ thường xuyên là yêu cầu thực sự cần thiết.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin và website của công ty. Để khách hàng biết đến tên tuổi của công ty, tham gia sử dụng các sản phẩm dịch vụ một cách linh hoạt.
4.2.4. Phát triển, mở rộng mạng lƣới kinh doanh
Một mạng lưới kinh doanh rộng sẽ góp phần tăng thị phần, từ đó gia tăng lợi nhuận của công ty và cũng tạo ra năng lực cạnh tranh cho công ty. Do đó, mở rộng các mạng lưới kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên không phải phát triển, mở rộng một cách bừa bãi mà phải dựa vào điều kiện thực tế của công ty, cũng như phải nghiên cứu tình hình thị trường trong từng giai đoạn và đặc biệt là phải có chiến lược cụ thể phù hợp với mục tiêu và định hướng dài hạn của công ty. Theo đó cần chú ý một số vấn đề:
- Việc mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch hay đại lý nhận lệnh phải được đầu tư về vật chất tiền bạc và nhân lực tương xứng với mục tiêu mà công ty đặt ra. Các chi nhánh phải liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, bền vững để không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trường bên ngoài.
- Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của các chi nhánh để có sự quản lý và điều chỉnh hệ thống một cách có căn cứ và kịp thời. Tránh để tình trạng một chi nhánh nào đó hoạt động kém hiệu quả gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo cho các chi nhánh mới mở để thu hút được sự chú ý của khách hàng và cũng để nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
4.2.5. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng
Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối vời bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tất được nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường.
Thông qua việc nghiên cứu thị trường, ACBS sẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa và dịch vụ mà công ty đang kính doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể được thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, phân tích so sánh số liệu đó và rút ra kết luận, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp đối với công ty. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, ACBS nên kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.
Công ty nên tiến hành nghiên cứu thị trường theo trình tự sau: xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu thị trường, xác định và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch và viết báo cáo.
4.2.6. Xây dựng chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các hoạt động sau: quảng cáo, khuyến mại, chào hàng hay bán hàng cá nhân và tuyên truyền. Toàn bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng. Theo đó, ACBS cần:
- Trước hết, cần xác định được đâu là khách hàng mục tiêu: có thể là những khách hàng tiềm năng của sản phẩm của Công ty, những người đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, những người quyết định mua hoặc có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm dịch vụ. Khách hàng mục tiêu có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định truyền thống của Công ty như: Nói cái gì? Nói như thế nào? Nói khi nào? Nói ở đâu và Nói với ai?
Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nâng cao uy tín của Công ty, của sản phẩm…
Ngân sách quảng cáo: phải dựa vào mục tiêu, khả năng của công ty và mức chi của các công ty cạnh tranh cùng cỡ trên thị trường.
Về hình thức phải sinh động, lôi cuốn người xem nhưng vẫn đảm bảo rõ ràng. Nội dung thì phải đáng tin cậy và tạo nên sự tin tưởng hoàn toàn nơi khách hàng. Còn phương tiện quảng cáo thì tùy theo khách hàng và loại sản phẩm kinh doanh của công ty mà có thể chọn phương tiện quảng cáo cho phù hợp như: báo, đài, Tivi, phim ảnh quảng cáo, Quảng cáo bằng thư gửi qua bưu điện, quảng cáo bằng Pano, áp phich vv...
- Thứ ba, tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại nhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Chẳng hạn: tặng quà hay giảm giá sản phẩm dịch vụ …
- Thứ tư, thực hiện công tác tuyên truyền hay chính là PR: đôi khi có tác dụng mạnh, đạt hiệu quả cao nhất lại tón kém ít hơn quảng cáo. Để tuyên truyền cho Công ty có thể mời các nhà chính trị lỗi lạc, các nhà nghệ thuật nổi tiếng đến thăm Công ty mình. Cũng có thể tổ chức những bữa tiệc lớn, mời phóng viên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và các quan chức đến dự nhân ngành thành lập Công ty, ngày đón nhận huân chương lao động v.v… hoặc tham gia các chương trình tài trợ cho các phong trào văn nghệ, thể thao, cấp học bổng cho sinh viên các trường Đại học, xây nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng các bà mẹ anh hùng suốt đời.v..v.
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
4.3.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Thứ nhất, tiếp tục tập trung hoàn thiện khung pháp lý nhằm hoàn tất công tác tái cấu trúc TTCK và hỗ trợ tích cực tái cấu trúc nền kinh tế: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó bao gồm các nội dung: Về chào bán chứng khoán riêng lẻ; Về chào bán chứng khoán ra công chúng; Về
công ty đại chúng; Về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ; Về chào mua công khai cổ phiếu của công ty đạichúng; Về đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán; Về tổ chức kinh doanhchứng khoán; Về tham gia của NĐT có vốn nước ngoài trên TTCK Việt Nam; Về quỹ đầu tư bất động sản...
Thứ hai, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty, DNNN trong việc cổ phần hóa, thoái vốn gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch. Đề xuất cơ chế phối hợp với NHNN trong việc gắn tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, cổ phần hóa các NHTM mà Nhà nước nắm quyền chi phối với niêm yết, đăng ký giao dịch. Sửa đổi quy định về công bố thông tin theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu các công ty đại chúng/công ty niêm yết cung cấp các thông tin bằng tiếng Anh. Tiếp tục tái cấu trúc thị trường trái phiếu theo hướng thúc đẩy hoán đổi từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài đối với trái phiếu Kho bạc Nhà nước và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; Tiếp tục triển khai tổ chức đánh giá và hoàn chỉnh cơ chế hệ thống, phát hành, giao dịch, giám sát sản phẩm ETF và nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng thanh khoản cho quỹ ETF và quỹ mở; Hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTCK phái sinh...
Thứ ba, kích cầu, khơi thông dòng vốn trong và ngoài nước. Trong đó,tiếp tục triển khai các bước và giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng phân loại MSCI (từ hạng Frontier Market đến Emerging Market). Nghiên cứu sửa đổi các quy định nhằm nâng tỷ lệ sở hữu của NĐT nướcngoài tại các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các lĩnh vực ngành nghề mà Nhànước không cần nắm cổ phần chi phối.
Thứ tư, thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hợp nhất, giải thể, phá sản các CTCK yếu kém, thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an toàn tài chính. Xem xét nâng cao tiêu chí thành viên của Sở GDCK nhằm xử lý những CTCK yếu kém. Nghiên cứu sửa đổi quy định nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hoạt động và hỗ trợ cho việc giải thể, tái cấu trúc các CTCK. Tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước kinh doanh chứng khoán ở nước ngoài theo hình thức lập văn phòng đại diện hoặc chi
nhánh tại nước ngoài. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức đối với các thành viên trong TTCK nói chung và ngành quản lý tài sản nói riêng.
Thứ năm, hiện đại hóa tổ chức TTCK. Hợp nhất các Sở GDCK và phát triển, phân định các khu vực thị trường: cổ phiếu, trái phiếu và hình thành thị trường sản phẩm phái sinh để nâng cao vị thế của Sở GDCK VN trong khu vực ASEAN. Xây dựng và triển khai Đề án kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân trên TTCK. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan (NHNN, Cơ quan công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia…) trong công tác thanh tra, giám sát, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng, minh bạch của thị trường...
Thứ bảy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần trực tiếp soạn thảo và trình Bộ tài chính, Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình TTCK: Thực tế những năm vừa qua, TTCK Việt Nam liên tục có bước tiến mới, các sản phẩm mới, các Thông tư, Nghị định mới được lấy ý kiến rộng rãi trong công chúng và được áp dụng nhanh. Trong bối cảnh mới, UBCK cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi phù hợp với bước phát triển của TTCK như sửa đổi Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán với những quy định mới về giao dịch trong ngày và cho vay chứng khoán, mở đường một phần cho hoạt động bán khống; Sửa đổi Thông tư 210; Sửa đổi Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK theo hướng siết chặt hơn hoạt động của các CTCK;… Thông qua đó, mở đường cho việc triển khai các sản phẩm mới trên TTCK Việt Nam, tăng tính thanh khoản cho thị trường, thu hút vốn đầu tư và siết chặt, xóa kẽ hở trong hoạt động quản lý TTCK.
Thứ tám, hoàn thiện hệ thống đào tạo và cấp pháp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán. Cùng với sự phát triển của TTCK và sự ra đời của hàng loạt các
CTCK kéo theo nhu cầu về đội ngũ nhân lực chứng khoán có chất lượng cao. Hiện nay, để được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán yêu cầu phải có đủ 3 chứng chỉ chuyên môn do UBCK cấp là : Chứng chỉ phân tích cơ bản, chứng chỉ phân tích kỹ thuật, chứng chỉ Luật. Bên cạnh đó, để được tham gia sát hạch chứng chỉ hành nghề chứng khoán đòi hỏi người môi giới phải làm việc tại một CTCK. Điều này dẫn đến rất nhiều nhân viên tại CTCK chưa có đủ chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Để đảm bảo tiêu chuẩn hành nghề, UBCK cần sớm xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, cấp giấy phép hành nghề phù hợp, thống nhất theo tiêu chuẩn nhất định. Tổ chức học tập, đào tạo và tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các Sở giao dịch lớn trên thế giới nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.
Thứ chín, tiếp tục công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TTCK. Thực trạng TTCK nước ta, số lượng dân chúng tham gia đầu tư chứng khoán còn rất thấp, số lượng tài khoản mới chỉ đạt 1,4 triệu trong số hơn 90 triệu dân. Nâng cao