e. Mức độ tin cậy của nhà đầu tư đối với ACBS
4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG
ACB
4.1.1. Định hƣớng phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025
Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:
Một là, phát triển TTCK phải dựa trên chuẩn mực chung của thị
trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền
tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.
Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở những mục tiêu trên, giải pháp cụ thể sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho TTCK, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở NĐT, phát triển hệ thống NĐT tổ chức, khuyến khích NĐT nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống NĐT cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các NĐT có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các NĐT có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.
Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ
và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối vớiTTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các CTCK và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh.tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các CTCK theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng
một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
4.1.2. Định hƣớng phát triển của công ty TNHH Chứng khoán ACB
Tầm nhìn và sứ mệnh:
Theo định hướng của ngân hàng mẹ - ACB, ACBS cần tận dụng cơ hội tăng trưởng mới của TTCK Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, trở thành một Ngân hàng đầu tư hàng đầu ở Việt Nam và thực hiện thành công sứ mệnh là nhà môi giới tận tụy phục vụ khách hàng, đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp để tìm kiếm các giải pháp tài chính, là nơi thuận lợi để phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên và là thành viên tích cực trong việc tối đa hóa giá trị cổ đông của công ty mẹ.
Mục tiêu:
Trong ngắn hạn: gia tăng thị phần môi giới và tăng trưởng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển toàn diện, gồm kế hoạch đầu tư cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro cũng như cơ cấu lại hệ thống tổ chức nhằm phát huy cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Trong dài hạn: trong giai đoạn 2020 – 2025, ACBS xác định mục tiêu trở thành 1 trong 3 ngân hàng đầu tư có quy mô và thị phần lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả tại Việt Nam.
Các nguyên tắc hướng dẫn hành động:
Là một thành viên của ACB, ACBS tuân thủ các nguyên tắc hành động chính: - “Một ACB” với các sản phẩm dịch vụ được tích hợp nhằm đem đến giải
pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, cơ hội phát triển toàn diện cho nhân viên và thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông.
- Không ngừng đổi mơi và phát triển nhằm sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị điều hành, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACBS, ACB và thị trường Việt Nam.
- Đảm bảo hài hòa lợi ích và quyền lợi của các bên liên quan.
Chiến lược phát triển:
- Tận dụng lợi thế về quy mô và đa dạng hoạt động của ACB
- Nâng cao năng lực tài chính và quản lý rủi ro, tích cực áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào hoạt động và quản trị.
- Nâng cao năng lực vận hành cũng như đảm bảo an toàn và ổn định của hệ thống.
- Mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao CLDV. Cụ thể:
Hoạt động môi giới:Tiếp tục ổn định đội ngũ kinh doanh, tích cực triển khai thu hút khách hàng và nhân sự tốt, phát triển mảng khách hàng bằngcách gia tăng các hoạt động marketing và tăng tiện ích sản phẩm, xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của đội ngũ Broker, tăng mạnh doanh thu từ dịch vụ tài chính và huy động vốn trên cơ sở các chính sách về quản trị rủi ro phải được thực thi triệt để. ACBS tiếp tục mở rộng thị trường, đồng thời ưu tiên tập trung khách hàng mục tiêu ở những thị trường tiềm năng như thị trường Nhật Bản, Singapore, Hồng Kong, Malaysia, châu Âu và châu Mỹ.
Hoạt động tư vấn:Năm 2018 cũng là năm được các được các chuyên gia kinh tế đánh giá là năm mà hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tiếp tục tăng trưởng mạnh, đây cũng chính là cơ hội để ACBS thực hiện các thương vụ M&A mang lại doanh thu và tạo dựng uy tín, vị thế trên thị trường. Để thực hiện được điều này thì ACB cần tập trung xây dựng đội ngũ nhân sự, liên kết chặt chẽ và dài hạn với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác triệt để thế mạnh trong Tập đoàn ACB.
Hoạt động đầu tư:Mục tiêu trọng tâm của hoạt động đầu tư trong năm 2018 là cơ cấu danh mục theo hướng cắt giảm các danh mục kém chất lương, điều chỉnh và tìm kiếm các khoản đầu tư có khả năng cho lợi tức hàng năm từ 10% trở lên và có khả năng tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Hoạt động nghiên cứu:Trong năm 2018, khối Nghiên cứu sẽ tiếp tục cung cấp các báo cáo phân tích định kỳ gồm báo cáo kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và trái phiếu, ngành, phân tích cổ phiếu… Đồng thời, Khối Nghiên cứu cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho hoạt động môi giới của công ty trong việc đưa ra những nhận định mang tính cập nhật nhất về tình hình thị trường nhằm đem lại cho NĐT thông tin cần thiết, giúp họ có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Bên cạnh đó, Khối sẽ tham gia vào các hoạt động nhằm khuếch trương hình ảnh của ACBS thông qua các hội thảo, báo chí…
Ứng dụng công nghệ thông tin:Trung tâm công nghệ thông tin sẽ không ngừng hoàn thiện và nâng cấp hệ thống nhằm duy trì tính ổn định cho mọi hoạt động của ACBS trong năm 2018. Đồng thời Trung tâm công nghệ thông tin sẽ không ngừng tập trung xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm và các phần mềm quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu thu hút khách hàng và nâng cao công tác quản trị trong toàn công ty.
Hoạt động quản trị rủi ro: Xây dựng ban quản trị rủi ro một cách đầy đủ và toàn diện, với sự tham gia của các chuyên gia, từ đó đưa ra những nhận định, phân tích chuẩn xác nhất về rủi ro.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB
4.2.1. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
Là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, CTCK cần phải hướng tới những dịch vụ nâng cao giá trị tài sản và đảm bảo tính an toàn cho tài sản của khách hàng. Nâng cao CLDV ngày nay trở thành một lợi thế cạnh tranh mang tính ý nghĩa sống còn đối với CTCK.
ACBS là một trong những CTCK lớn và có uy tín trên thị trường Việt Nam nhưng để giữ vững vị trí của mình thì ACBS đang ngày càng trú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
Trong những năm vừa qua, hoạt động cạnh tranh về thị phần môi giới của các CTCK diễn ra hết sức quyết liệt và một số CTCK phải thu hẹp hoạt động và rời bỏ thị trường. Thị phần môi giới của ACBS thường đứng trong top đầu những CTCK có thị phần cao nhất, song doanh thu môi giới lại chưa ổn định. ACBS đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, chính sách đa dạng, phù hợp với từng thời điểm và nhu cầu của thị trường, nhằm củng cố và gia tăng thị phần. Cụ thể, ACBS cần:
- Hoàn thiện quy chế phân chia khách hàng tại kênh phân phối nhằm mục tiêu quản lý khách hàng tốt hơn, hoàn thiện quy chế tính lương kinh doanh nhằm đảm bảo tạo động lực cho đội ngũ nhân viên môi giới – tư vấn đầu tư, xây dựng chính sách đào tạo, tái đào tạo định hướng phát triển nghề nghiệp của nhân viên môi giới.
- Phát triển các gói sản phẩm tài chính phục vụ nhu cầu từng nhóm khách hàng chuyên biệt.
- Hoàn thiện quy chế hoa hồng môi giới, khuyến khích nhân viên môi giới – tư vấn đầu tư phát huy năng lực và chi trả hoa hồng phù hợp với năng suất, hiệu quả làm việc thực tế của nhân viên môi giới – tư vấn đầu tư.
- Xây dựng hệ thống tính điểm thưởng tích lũy cho khách hàng giao dịch lớn đi kèm với các chính sách nhằm chăm sóc khách hàng; thiết kế nhóm sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng nhóm khách hàng.
- Cung cấp những thông tin cần thiết cũng như cơ hội đầu tư, để hỗ trợ NĐT giao dịch thành công, tổ chức nhiều buổi tiếp xúc giữa NĐT tổ chức với các doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội cho NĐT nước ngoài tiếp cần tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp.
4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực
Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, chất lượng nguồn nhân lực cũng luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nhân lực trong ngành chứng khoán không thiếu nhưng nguồn nhân lực có chất lượng cao thì vẫn luôn là vấn đề của các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, với sự cạnh tranh trực tiếp và
sự xuất hiện ngày càng nhiều của các CTCK trong ngước cũng như các công ty quản lý quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư nước ngoài với chính sách lương thưởng hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt, việc di chuyển của các nhân sự giỏi, có trình độ chuyên môn cao đang là thách thức trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái cấu trúc CTCK cũng yêu cầu đội ngũ nguồn nhân lực mới có trình độ chuyên môn cao. Do đó, xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn và chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định về nhân sự là một vấn đề cấp bách và là giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK. ACBS cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: tổ chức tuyển dụng đa kênh nhằm tìm kếm những cá nhân có năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp.
- Xây dựng một chính sách đào tạo bồi dưỡng thích hợp, phát triển những chương trình đào tạo thích hợp nhằm cung cấp cho nhân viên cơ hội tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của công ty và khách hàng. Tăng cường tài trợ chi phí đào tạo chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành