Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 26 - 30)

Để đạt được những mục tiêu và nội dung đề ra, đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với tham khảo, kế thừa các tài liệu.

a.Phương pháp phỏng vấn

Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội: tiến hành điều tra 5 xã trong huyện. Ở mỗi xã điều tra hai thôn điểm, cụ thể là: Phú Sơn (Trung Sơn, Đông Sơn), Nguyên Bình (Xuân Nguyên, Thành Công), Hải Nhân (Sơn Hậu, Nhân Sơn), Định Hải (Thôn 4, Thôn 6), Tân Dân (Hồ Thịnh, Hồ Thung) Mỗi thô điều tra 30 hộ, điều tra theo tuyến . Các chỉ tiêu điều tra gồm: phong tục tập quán sử dụng lửa, nhận thức và ý thức của người dân đối với công tác phòng

cháy, khoảng cách từ khu dân cư đến khu điều tra và nguyên nhân gây cháy. Kết quả thu thập được góp phần xác định các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra cháy rừng.

b. Phương pháp điều tra chuyên ngành

Ở mỗi trạng thái rừng lập 2 ô tiêu chuẩn (ÔTC) với diện tích mỗi ô là 500m², tiến hành điều tra tình sinh trưởng, tầng cây cao cây bụi, cây tái sinh, tầng thảm tươi và các yếu tố dẫn đến cháy rừng. địa điểm

Điều tra đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng chủ yếu :

- Điều tra đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng chủ yếu:

Tiến hành điều tra ở các ÔTC. Với mỗi trạng thái rừng, lập 02 ô tiêu chuẩn có diện tích 500m2 để tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu của tầng cao, lớp cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi và lớp cành khô lá rụng.

+ Đối với tầng cây cao, nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản: Tên loài cây; Đường kính ở vị trí 1,3m (D1.3), xác định bằng thước dây có độ chính xác đến mm; Chiều cao vút ngọn (HVN) và chiều cao dưới cành (HDC), xác định bằng thước Blume-leiss; Đường kính tán (DT) xác định bằng sào có độ chính xác đến 0,1m; Mật độ (cây/ha); Tình hình sinh trưởng được đánh giá với các mức tốt, trung bình và xấu.

Độ tàn che được xác định theo phương pháp cho điểm trên 80 điểm ngẫu nhiên điểm phân bố cách đều trong OTC. Nếu điểm điều tra nằm ngoài tán thì giá trị độ tàn che được ghi là 0, nếu nằm trong tán cây được ghi là 1, còn nằm ở mép tán thì ghi 0,5. Độ tàn che chung toàn ô nghiên cứu là điểm trung bình của số điểm điều tra.

+ Điều tra các loài cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi:

Tiến hành điều tra trên 5 ô dạng bản được phân bổ ở giữa và bốn góc ô nghiên cứu, diện tích mỗi ô là 4m2. Phương pháp điều tra như sau:

+Với cây tái sinh: Xác định loại cây, đường kính gốc (D00), đo bằng thước dây có độ chính xác tới mm; Chiều cao vút ngọn (HVN) đo bằng thước có độ chính xác tới 0,01m; Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua việc đánh giá sinh trưởng và quan sát hình thái của cây với các mức: tốt, trung bình và xấu.

+ Với cây bụi, thảm tươi: Xác định tên các loài cây; Chiều cao trung bình từng loài được xác định bằng sào có độ chính xác đến 0.1m; Độ che phủ chung của cây bụi trên ô dạng bản được xác định theo phương pháp mục trắc.

- Điều tra đặc điểm vật liệu cháy

+ Xác định khối lượng vật liệu cháy: được điều tra bằng cách cân toàn bộ vật liệu cháy thu được từ 5 ô dạng bản có diện tích 1m2 phân bố ngẫu nhiên, cách đều trong ÔTC.

+ Xác định bề dày vật liệu cháy ở các ÔTC

+ Độ ẩm vật liệu cháy tuyệt đối (W) được tính theo công thức sau:

Trong đó: M1: là khối lượng vật liệu cháy chưa sấy (g)

M0: khối lượng vật liệu cháy sau khi sấy khô kiệt (g)

Mẫu vật liệu được thu thập vào thời điểm 13h-14h hàng ngày trong 7 ngày liên tục không có mưa. Mẫu được đựng trong túi nilon hai lớp và chuyển về phòng phân tích để xác định độ ẩm bằng phương pháp cân sấy.

Số liệu thu thập trên ÔTC được ghi vào các mẫu biểu 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4.

Mẫu biểu 2.1. Điều tra tầng cây cao

Số hiệu OTC: Trạng thái: Ngày điều tra: Độ dốc: Hướng dốc: Người điều tra: Độ cao:...

Chủ rừng:... TT Loài cây D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) Mật độ

(cây/ha) Tàn che (%) Ghi chú

Mẫu biểu 2.2: Điều tra cây tái sinh

Số hiệu ô tiêu chuẩn: Ngày điều tra TT Loài

cây

H (cm) Nguồn gốc Chất lượng Ghi

chú

<50 50-100 >100 Chồi Hạt Tốt TB Xấu

Mẫu biểu 2.3: Điều tra sinh trưởng lớp thảm tươi, cây bụi Số hiệu ô tiêu chuẩn: Ngày điều tra TT Loài cây Tình hình sinh trưởng H(m) Che phủ

(%) Ghi chú

Tốt TB Xấu

Mẫu biểu 2.4: Biểu điều tra vật liệu cháy

Số hiệu OTC: Trạng thái rừng

TT ODB

Khối lượng vật liệu cháy (g)

Bề dày VLC (cm) Độ ẩm VLC(%) Ghi chú VLC khô VLC tươi dễ cháy Tổng số Khô tươi dễ cháy

+ Độ cao trung bình của các trạng thái rừng được xác định bằng máy định vị GPS kết hợp phần mềm MAPINFOR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)