Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ PCCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 56 - 58)

Nhận thấy được sự quan trọng của việc lãnh đạo điều hành trong công tác PCCCR, chính quyền huyện Tĩnh Gia đã đưa ra các giải pháp tổ chức chỉ đạo từ huyện đến các địa phương.

- Ở cấp huyện: Hằng năm, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện kiện toàn Ban chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Ban chỉ huy có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ vụ thể cho từng thành viên. Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác PCCCR, ban hành các văn bản chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc hoạt động công tác PCCCR ở cơ sở. Ban chỉ huy do phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, phó ban thường trực là Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện. Các ủy viên là lãnh đạo các cơ quan như Công an, Ban chỉ huy quân sự, Đồn biên phòng, lãnh đạo 25 xã và Ban quản lý rừng phòng hộ Huyện Tĩnh Gia.

- Ở cấp xã: Có 25 xã và 1 chủ rừng nhà nước (BQL rừng phòng hộ huyện Tĩnh Gia) xây dựng phương án PCCCR. Thành lập ban chỉ đạo kèm theo quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hàng năm

xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện PCCCR. Củng cố 148 tổ đội BVR và PCCCR gồm có 1.1248 người tham gia, 10 xã có cán bộ hợp đồng PCCCR trong 6 tháng mùa khô.

- Ở từng thôn: dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn, đã tổ chức thành lập các tổ đội xung kích PCCCR và BVR.

4.3.2. Công tác tuyên truyền giáo dục về PCCCR và dự báo cháy rừng

Các Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đài truyền thanh và truyền hình huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm vào tháng 3 hằng năm trước mùa cháy tổ chức tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng cháy chữa cháy, Nghị định 09/2006/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật bằng các hình thức băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, phát thanh truyền hình và đưa tin đến tận cộng đồng dân cư, tổ chức cho thanh thiếu niên học tập, hội thi sân khấu hóa, lồng ghép chương trình văn nghệ hát về rừng, các cuộc thi đua về tìm hiểu công tác PCCCR giữa các trường 35 trường tiểu học và trường trung học cơ sở cùng với 8 trường THPT trên địa bàn huyện. Tổ chức ký cam kết thực hiện công tác PCCCR giữa Chủ tịch UBND huyện với 21 Chủ tịch các xã có rừng và giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia; ký cam kết giữa Chủ tịch xã với xóm trưởng và hiệu trưởng trường học, các chủ rừng, các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức gần liền rừng…

4.3.3. Công tác dự báo cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy

Nhìn chung trong những năm gần đây công tác dự báo cháy rừng của huyện Tĩnh Gia được thực hiện khá tốt, cụ thể là vào những ngày nắng nóng kéo dài, hoặc khô hanh có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao (cấp IV trở lên). Khi xuất hiện thông tin về cấp dự báo cháy rừng được phát trên Đài phát thanh - Đài truyền hình Thanh Hóa, Chủ tịch huyện sẽ ban hành công

điện khẩn đến các đơn vị thường trực, BCH -PCCCR các xã, các chủ rừng tăng cường thanh, kiểm tra, tuần tra, gác rừng.

Căn cứ vào điều kiện địa hình, về tình hình cháy rừng các năm, loại rừng, vật liệu cháy tinh, vậy liệu cháy thô, và các yếu tố thời tiết, ban chỉ đạo về kế họach bảo vệ và phát triển rừng huyện Tĩnh Gia chia làm 4 khu vực như sau:

+ Khu vực 1: Tổng diện tích 647,57(ha), gồm các xã : Hải Thượng, Nghi Sơn, Hải Hà, Mai Lâm và Trường Lâm, quản lí các tiểu khu 670;671và 672.

+ Khu vực 2: Tổng diện tích 922,5(ha), gồm các xã: Tân Trường, Phú Lâm, Phú Sơn, Tùng Lâm, Trúc Lâm, quản lí tại các tiểu khu 667;668;664 và 665.

+ Khu vực 3: Tổng diện tích 1267,4(ha)gồm các xã Xuân Lâm, Nguyên Bình, Hải Nhân, Định Hải và Ninh Hải, quản lí các tiểu khu 666; 663;662 và 661. + Khu vực 4: Tổng diện tích 634 (ha), gồm các xã: Hải Lĩnh, Tân Dân, Hải An, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn và Các Sơn, quản lí các tiểu khu 658;659 và 660.

+ Về đầu tư cho công tác PCCCR: Kinh phí phục vụ cho công tác BVR và PCCCR: Hỗ trợ kinh phí hội họp, hoạt động tuyên truyền, kiểm tra chỉ đạo, hỗ trợ chỉ đạo các xã để tổ chức diễn tập thực binh cứu chữa cháy rừng, một số xã đã huy động lao động công ích tham gia phòng cháy chữa cháy rừng và đầu tư công cụ mua sắm công cụ chữa cháy rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)