Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 65 - 70)

4.4.3.1. Điều chỉnh cấu trúc tổ thành loài cây

Trong các trạng thái rừng phổ biến ở huyện Tĩnh Gia, trạng thái Ic có mật độ cây tái sinh lớn, cần thực hiện biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ rừng một cách chặt chẽ hơn, trồng dặm thêm các loài cây đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng cháy và kinh tế mà phù hợp với điều kiện lập địa tại địa phương. Còn những nơi có mật độ rừng trồng thấp (dưới 500 cây/ha), cây tái sinh trưởng kém cần tiến hành trồng thêm các loài cây như: Vối Thuốc, các loài Giổi,...ở xã Trúc Lâm, Nguyên Bình vì các xã có diện tích rừng gần các hộ dân.

Đối với trạng thái rừng trồng là trạng thái có diệc tích lớn, dễ bắt lửa, nguy cơ xảy ra cháy cao cần áp dụng biện pháp trồng rừng hỗn loài như: Vối thuốc răng cưa, Ngát, Dứa bà,... nhằm giảm khả năng lan tràn khi xảy ra cháy và khả năng bắt lửa của VLC.

4.4.3.2. Các biện pháp cụ thể tác động vào tầng cây bụi thảm tươi, thảm khô

Mục đích của việc làm này là giảm VLC trong mùa khô. Hàng năm trước mùa khô (vào khoảng thời gian cuối tháng 4 đến tháng 9), ở các trạng thái rừng dễ cháy như rừng Thông, rừng Keo thuần loài cần phải tỉa cành, thi gom cành khô, lên kế hoạch đốt trước ở một số khu vực có thể đảm bảo an toàn. Cần có kế hoạch thực hiện cụ thể như: tiến hành tỉa cành thực hiện theo tháng định kỳ, đốt trước phải xin phép. Đồng thời điều chỉnh tầng thảm tươi,

cây bụi sao cho giảm bớt nguồn VLC nguy hiểm như: vệ sinh rừng, xử lý thực bì và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhưng vẫn duy trì được lớp thảm thực vật để chống xói mòn.

4.4.3.3. Xử lí thực bì

Trước khi trồng rừng, chủ rừng cần tiến hành xử lí thực bì theo nhiều phương pháp như: Phát dọn thực bì, phơi khô vun thành dải rộng 1.0-2.0 m. dải nọ cách dải kia 5.0 - 6.0m. Băng sát bìa rừng phải cách xa rừng tối thiểu 6.0 - 8.0m, đốt lúc buổi sáng, gió nhẹ hoặc chiều tối, đốt lần lượt từng dải. Khi đốt, cứ 10.0 - 15.0m bố trí một người canh gác trên băng, chú ý các tàn lửa bị cuốn đi.Trước khi đốt phải thông báo cho lực lượng bảo vệ rừng tại địa bàn. Đốt xong vãi tro đều trên mặt đất sau đó đào hố trên mặt đất phẳng nhằm bổ sung thêm hàm lượng chất khoáng vào đất cung cấp cho cây sinh trưởng. Làm như vậy sẽ giảm được một lượng VLC đáng kể ngay từ khi bắt đầu trồng rừng.

4.4.3.4. Chăm sóc rừng

Khi rừng chưa khép tán thường có nguy cơ cháy cao do phần lớn thực bì bị khô về mùa nắng nóng, nếu có cháy xảy ra, mức độ thiệt hại sẽ rất lớn, do đó cần lưu ý phòng cháy bằng cách hướng dẫn hộ gia đình làm giảm VLC theo các biện pháp kỹ thuật lâm sinh từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 (phát dọn thực bì theo định kì hằng năm, vun xới gốc..). Từ năm thứ 4 trở đi khi rừng bắt đầu khép tán nên tiến hành các biện pháp tỉa cành, duy trì khoảng cách cần thiết giữa tán cây và lớp VLC dưới đất, giảm thiểu tối đa khả năng cháy lan từ dưới đất lên tán rừng khi xảy ra cháy rừng. Chặt tỉa thưa theo thời kỳ để tạo điều kiện cho rừng trông phát triển nhanh, duy trì độ che phủ, từ đó hạn chế sự phát triển của thảm tươi cây bụi.

4.4.3.5. Nâng cao khả năng chống chịu lửa của rừng trồng hiện có

Tĩnh Gia là một huyện có diện tích rừng thông lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Đây là trạng thái rừng rất dễ xảy ra cháy vì thế cần phải thiết kế trồng

rừng xây dựng, xây dựng các băng trắng và băng xanh cản lửa. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng cần thiết xây dựng băng cản lửa để tạo nên các lâm phần khó cháy như thiết kế rừng trồng hỗn giao với các loài cây như Ngát, Dứa Bà, Vối Thuốc... các loài cây này phù hợp với điều kiện lập địa, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ sống

4.4.3.6. Xây dựng đường băng cản lửa

Theo số liệu thống kê thì thông qua các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng, trong những năm qua Tĩnh Gia đã xây dựng được 12.88 km đường băng xanh cản lửa cho khu vực rừng Thông thuần loài (tập trung chủ yếu tại xã Nguyên Bình, Hải Lĩnh). Hệ thống băng xanh đã và đang tiếp tục phát huy có hiệu quả trong công tác phòng chống cháy rừng. Ngoài ra các cấp lãnh đạo chủ động giành nguồn kinh phí tiết kiệm từ hoạt động sản xuất khai thác trích dưỡng nhựa thông kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa (đóng góp ngày công lao động của các hộ nhận khoán) xây dựng được 9 km đường băng trắng cản lửa kết hợp đường tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, vận xuất, vận chuyển nội vùng, đã phát huy có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng của đơn vị. Tuy nhiên, qua thời gian hầu hết các tuyến đường băng nêu trên đã xuống cấp, thực bì phát triển mạnh làm cho khả năng ngăn chặn cháy lan trên mặt đất bị hạn chế, hết sức khó khăn trong việc việc tổ chức huy động bố trí lực lượng và các phương tiện tiếp cận kịp thời để dập tắt đám cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Vì vậy, cần nâng cấp, sữa chữa, phát dọn để phát huy có hiệu quả hệ thống đường băng cản lửa. Ngoài ra, cần phải làm mới thêm một số hệ thống đường băng cản lửa trên địa bàn 17 xã: Thanh Sơn, Hùng Sơn, Ngọc Lĩnh, Định Hải, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Nhân, Nguyên Bình,

Xuân Lâm, Phú Lâm, Trúc Lâm, Tùng Lâm, Trường Lâm, Mai Lâm và Tĩnh Hải. Gồm 10 tiểu khu: 658, 659, 661, 662, 662a, 663, 666, 667, 668, 670.

Sửa chữa, nâng cấp 9 km đường băng trắng kết hợp đường tuần tra đi lại bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng hiện có của đơn vị để đảm bảo kích thước đường băng rộng từ 10 m đến 16 m. Làm mới 53,2 km đường băng trắng cản lửa kết hợp tuần tra bảo vệ rừng.phòng cháy chữa cháy rừng trên diện tích rừng thuộc quản lý của đơn vị với kích thước đường băng rộng từ 10m - 16m.

Xây dựng hệ thống đường băng làm chia cắt rừng thành các khoảnh, lô, nhằm hạn chế và làm suy yếu đám cháy, không để đám cháy xảy ra trên diện rộng khi có cháy rừng xảy ra, đồng thời kết hợp sử dụng làm đường tuần tra bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Đường băng cản lửa xây dựng phải đảm bảo yêu cầu chia tách các khu rừng trồng Thông liền vùng, liền khoảnh có diện tích lớn thành các vùng rừng có diện tích nhỏ hơn, đáp ứng việc ngăn chặn nguồn lửa cháy lan từ bên ngoài vào rừng và cháy lan qua đường băng khi có cháy rừng xảy ra.

- Khi xây dựng đường băng cản lửa phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy; Đối với địa hình phức tạp dốc trên 15o, đường băng bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường đồng mức. Việc Bố trí đường băng đúng hướng sẽ góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn ngừa lửa đạt hiệu quả cao nhất.

+ Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến rừng, môi trường rừng; cần kết hợp với đường mòn, đường giao thông hiện có để làm đường băng cản lửa…

4.4.3.7. Xây dựng bổ sung các công trình phòng cháy, dụng cụ chữa cháy - Chòi canh lửa: Hiện tại toàn huyện chỉ có 5 chòi canh lửa tạm thời và duy nhất một chòi canh lửa cố định, được đặt tại xã Nguyên Bình nhưng tình

trạng đã xuống cấp mà chưa được tu dưỡng, tầm nhìn của trạm này cũng khá là hạn chế. Đề tài đề xuất cần tu sữa, nâng cao chòi canh hiện tại, di chuyển chòi đến nơi có tầm nhìn rộng hơn, xây xựng thêm 5 chòi canh lửa cố định mới, tại địa bàn các xã Tân Trường, Phú Sơn, Tân Dân, Trúc Lâm, Định Hải.Thiết lập 7 chòi canh lửa tạm thời tại các xã Tùng Lâm, Trường Lâm, Nghi Sơn, Hải Thượng, Mai Lâm, Các Sơn, Ngọc Lĩnh.

- Bể nước chứa để phục vụ PCCCR: Trên địa bàn nghiên cứu đã có 2 bể nước để phục vụ PCCCR nhưng nhìn chung các bể nước này đã xuống cấp, không được đầu tư cải tạo, tu sữa hằng năm vì vậy nếu có cháy xảy ra cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của công tác CCR. Vì vậy đề tài đề xuất đầu tư cải tạo lại các bể nước đã có. Xây dựng mới 2 bể nước đặt tại các xã Nguyên Bình, Phú Sơn, Tân Dân. Vị trí đặt bể có thể cơ động cho việc CCR khi có cháy xảy ra nhưng cũng có thể gắn liền với các hoạt động sản xuất nhắm tránh lãng phí, nâng cao thời gian sử dụng của công trình.

- Bảng tin - Biển Báo: Cả khu vực nghiên cứu hiện có 33 bảng tin, bảng tuyên truyền và 30 biển báo cấm sử dụng lửa nhưng hầu hết các nội dung tuyên truyền đều đã cũ, chữ viết đã mờ, một số biển báo còn bị biến dạng sai quy cách vì vậy nên thống kê, ra soát tu bổ lại, thay đổi nội dung trên bảng tin - biển báo sao cho phù hợp và rõ ràng. Với địa bàn trên 20 xã có rừng thì số lượng bảng tin và biển báo như vậy là rất là hạn chế. Đề tài đề xuất xây dựng và trang bị thêm mỗi xã có rừng cơ bản là 2 bảng tin, bảng tuyên truyền và 2 biển báo cấm sử dụng lửa. Tại những địa bàn trọng điểm cháy nên đặt biến cấm sử dụng lửa ở các lối ra vào rừng.

-Trang thiết bị: Mặc dù đã được trang bị đầy đủ về chủng loại nhưng số lượng và chất lượng đang còn rất là hạn chế, tính ứng dụng chưa cao. Cần phải có kế hoạch sữa chữa, bổ sung như: tăng số lượng máy bơm nước lên 5 cái, ống nhòm cần thêm 2 cái BCH- PCCCR giao lại cho đơn vị thường trực

PCCCR quản lý và sử dụng. Cải tiến về chất lượng, khối lượng nhằm tăng khả năng cơ động khi chữa cháy rừng của các thiết bị dao phát, vĩ dập lửa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)