Đánh giá chung về công tác quản lí lửa rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 61 - 63)

4.3.5.1. Những mặt đã làm được

Công tác quản lí cháy rừng của huyện Tĩnh Gia đã được quan tâm của các cấp chính quyền. Các cán bộ, các tổ chức cá nhân, đoàn thể được học tập, quán triệt nghiêm túc Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định và thường xuyên tổ chức huấn luyện, luyện tập các phương án sẵn sàng, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị. Nhìn chung trang thiết bị, dụng cụ và công trình PCCCR của huyện Tĩnh Gia khá đầy đủ về chủng loại.

Các địa phương có rừng, và chủ rừng đã chủ động thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Hằng năm đến mùa nắng nóng, khô hanh tổ chức tuyên truyền, luyện tập phương án tác chiến, diễn tập gắn sát với tình hình thực tế, nhận thức rõ được vai trò lợi ích của công tác PCCCR.

4.3.5.2. Tồn tại, hạn chế

Mặc dù việc tổ chức và bố trí lực lượng đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó công tác PCCCR tại địa phương vẫn đang còn một số vấn đề hạn chế như sau:

- Công tác tổ chức, xây dựng lực lượng PCCCR

Hiện lực lượng kiểm lâm của huyện còn thiếu (cả huyện có 2 trạm) và chưa có cán bộ chuyên môn làm công tác PCCCR. Lực lượng chữa cháy chủ yếu là các đơn vị đóng quân trên địa bàn và nhân dân nên việc phối hợp dập lửa khi xảy ra cháy khá là khó khăn.

- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật:

Với một địa bàn rộng lớn và có nhiều diện tích rừng dễ cháy nhưng thời lượng tuyên truyền ít và chưa hiệu quả, thực hiện chưa thật khoa học và thường xuyên, thiếu tính liên tục, chưa gắn công tác tuyên truyền với rút kinh nghiệm khen thưởng, biểu dương người tốt.Việc triển khai các văn bản chỉ đạo tới các cấp và các thôn bản còn hạn chế và chưa sâu sát tới hộ gia đình. Một số người dân còn chưa ý thức được công tác QLBVR- PCCCR, còn sử dụng lửa trong rừng một cách bừa bãi, xử lí thực bì không có sự kiểm soát nên dễ xảy ra cháy rừng.

- Mặc dù địa bàn huyện Tĩnh Gia đã được phân làm 4 khu vực trọng điểm cháy nhưng việc phân vùng này chỉ mang tính chất hành chính cho dễ quản lý chứ chưa mang tính định lượng, chưa xây dựng được bản đồ kỹ thuật số nên khó khăn trong việc cập nhật số liệu theo từng năm.

- Kinh phí, trang thiết bị dành cho công tác PCCCR, chính sách, chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa được quan tâm và còn thiếu,

nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia một cách tích cực và thường xuyên. Các trang thiết bị, dụng cụ, công trình phục vụ cho việc PCCCR còn ít và chất lượng đã xuống cấp nhiều nên không thể hiện được hết chức năng ban đầu của trang thiết bị. Khi trồng rừng có rất ít kinh phí cho việc PCCCR như: chăm sóc, làm giảm VLC, dự báo, thông tin và báo động phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra, gác rừng…

- Khi xảy ra cháy lực lượng tham gia vào công tác chữa cháy bao gồm: kiểm lâm, công an, quân đội, biên phòng, dân quân tự vệ, nhân dân. Mặc dù lục lượng khá là đông đảo song hiệu quả chữa cháy còn hạn chế vì trang thiết bị chữa cháy còn quá thô sơ, thiếu sức khỏe, kinh nghiệm và thiếu kiến thức chữa cháy, không thông thuộc địa hình, mất nhiều thờ gian với tiếp cận được với đám cháy, thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng nên gây ra tâm lí chán nản thiếu nhiệt tình.

Nhiều khu rừng có lớp thảm tươi, cây bụi và cây tái sinh phát triển mạnh, khối lượng vật liệu cháy cao, ở trạng thái rừng thông có dầu nhựa nên rất dễ xảy ra cháy, khi cháy sẽ tỏa nhiệt lượng cao và tốc độ chán lan cũng rất cao, điều này gây khó khăn cho hoạt động chữa cháy trựa tiếp. Ngoài ra vẫn còn hiện tượng xâm lấn đất, mâu thuẫn cá nhân dẫn đến đốt rừng để trả thù, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý lửa rừng tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)