Giải pháp kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 74 - 75)

- Nâng cao dân trí cho nhân dân về bảo vệ rừng

Xã hội hóa công tác PCCCR. Bằng nhiều hình thức, làm cho cộng đồng hiểu biết, nắm được kiến thức khoa học và văn bản pháp luật của nhà nước về bảo vệ rừng, các nội quy, quy ước, cột mốc, biển báo… Đào tạo cán bộ tại chỗ, và các nội dung liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đều xoay quanh phương châm: Dân biết, dân làm, dân kiểm tra để tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân phải đặt lên hàng đầu, phải làm cho nhân dân hiểu vai trò của rừng trong việc giữ nước, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín, chu chuyển nước của thiên nhiên cho sự sống con người và gần nhất là bảo vệ làng, xã, bảo vệ các hộ gia đình những người dân sinh sống ở cạnh rừng tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất…Từ đó nhân dân sẽ nhận thức được trách nhiệm bảo vệ rừng.

Nguyên nhân gián tiếp làm xảy ra cháy rừng ở huyện Tĩnh Gia là do khối lượng VLC dưới tán rừng tương đối lớn, do đó việc tuyên truyền để nhân dân thấy được nguy hại của việc không áp dụng các biện pháp giảm VLC

dưới tán rừng trồng, rừng khoanh nuôi, từ đó họ ý thức được vấn đề là nên áp dụng biện pháp nào để giảm VLC dưới tán rừng, đặc biệt là dưới tán rừng trồng ngay từ khi bắt đầu trồng rừng.

- Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên cho người dân sống gần rừng. Nhà nước, chính quyền các cấp từ huyện đến xã cần có các chính khách ưu tiên để người dân sống bằng nghề rừng và gần rừng có thu nhập ổn định, từ đó họ không vào rừng kiếm củi, làm các hoạt động sơ ý dẫn đến cháy rừng. Thực hiện tốt công tác giao đất, khoán rừng, có chính sách ưu tiên những gia đình sống gần rừng và cạnh rừng được nhận đất khoán rừng lâu dài, giải quyết tốt vấn đề tranh chấp đất đai trong giao khoán, có chế độ đãi ngộ hợp lí với cán bộ công chức lao động và các hộ gia đình giữ cho kinh tế vườn rừng, cụ thể quyền hưởng lợi từ khi giao khoán và có thảo luận bổ sung hàng năm. Đầu tư xây dựng dự án khuyến nông, khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nhàn giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Hướng dẫn cụ thể các quy trình trồng, chăm sóc và kinh doanh rừng đồng thời mở rộng thị trường lâm sản, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, chế biến sản phẩm trên địa bàn để nâng cao hiệu quả nguồn nguyên liệu rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)