tại khu vực nghiên cứu
Độ ẩm và khối lượng vật liệu cháy là hai nhân tố rất quan trọng quyết định đến khả năng bén lửa, mức độ lan tràn và quy mô của đám cháy khởi đầu [1], [22]... Hai yếu tố này lại phụ thuộc vào diễn biến thời tiết và kiểu trạng thái rừng.Vì vậy, đặc điểm trạng thái rừng là một nhóm thông tin quan trọng để nghiên cứu đánh giá nguy cơ cháy rừng. Điều đó được thể hiện thông qua đặc điểm cấu trúc lâm phần và đặc điểm vật liệu cháy ở các kiểu trạng thái rừng.
4.2.2.1. Đặc điểm tầng cây cao
Tầng cây cao là một trong những nhân tố quan trọng trong đặc điểm của lâm phần. Đây là thành phần quyết định việc hình thành kiểu rừng, các loại, thảm khô, thảm tươi và cây bụi dưới tán rừng, từ đó quyết định khả năng bén lửa và nguy cơ xảy ra cháy của rừng.
Trong khu vực điều tra chủ yếu là các trạng thái rừng trồng. Cụ thể là Keo 5 tuổi dao động từ khoảng 1360 cây/ha đến 1440 cây/ha, rừng Thông 10 tuổi từ khoảng 980 cây/ha đến 1580 cây/ha. Ngoài ra còn có trạng thái Bạch đàn có mật độ không cao, với 620 cây/ha.
Mật độ của các lâm phần dao động trong khoảng từ 620 cây/ha đến 1580 cây/ha. Các trạng thái rừng trồng Thông, Keo và Bạch đàn có mật độ cao và khác nhau giữa các cấp tuổi.
Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao có ảnh hưởng tới nguy cơ cháy như: độ tàn che, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán trong các OTC được tổng hợp ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng khu vực huyện Tĩnh Gia
OTC Trạng thái rừng Độ tàn che Hvn (m) Hdc (m) Dt (m)
1 Keo 5 tuổi 0.56 4.89 1.39 4.13 2 Keo 10 tuổi 0.68 5.62 1.84 5.21 3 Thông 5 tuổi 0.45 7.93 3.16 4.45 4 Thông 10 tuổi 0.52 11.28 6.61 6.54 5 Thông 15 tuổi 0.61 13.57 8.43 7.25 6 Bạch đàn 0.52 7.86 6.54 3.78
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng khác nhau. Chiều cao vút ngọn ở rừng Thông nhựa 15 tuổi là cao nhất (13.57m), thấp nhất là trạng thái rừng keo lai 5 tuổi (4.89m). Độ tàn che trung bình cao nhất ở các trạng thái rừng Keo 10 tuổi (0.68) và thấp nhất ở trạng thái Thông 5 tuổi (0.45).
Chiều cao dưới cành là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng phát triển của một đám cháy rừng. Chiều cao dưới cành càng thấp thì khả năng bén lửa từ dưới lên tầng cây cao càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các OTC thuộc trạng thái Thông 15 tuổi có chiều cao dưới cành cao nhất (8.43m), các trạng thái Keo 5 tuổi và Keo 10 tuổi có chiều cao dưới cành thấp nhấtnên nguy cơ bén lửa ở trạng thái rừng Keo là cao nhất.
4.2.2.2. Lớp thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh
Kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh ở các trạng thái rừng được tổng hợp tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh ở các đối tượng nghiên cứu
OT C Trạng thái rừng Htb (m) Độ che phủTB (%)
Sinh trưởng (%) Loài cây chủ yếu Tốt TB Xấu
1 Keo 1.2 86 16.2 48.5 35.3 Sim, mua, lấu, thành ngạnh...
2 Keo 1.1 89 15.4 53.6 31.0
Sim, mua, lá nến, thành ngạnh, ba soi, thẩu tấu,... 3 Thông 0.85 53 23.4 65.4 11.2 Lá nến, ba soi,
cộng sản,...
4 Thông 0.8 45 21.5 67.8 10.7
Lá nến, ràng ràng, thẩu tấu, cỏ lào, sim, dây chặng chìu, ba soi,...
5 Thông 0.7 56 18.9 56.5 24.6
Thông, ràng ràng, thẩu tấu, dung, sim, cỏ lào, ba soi,.. 6 Ic 1.9 81 38.2 56.3 5.5 Lá nến, lấu, thẩu tấu, cỏ lào, bọt ếch trơn, vừng dại,... 7 Bạch đàn 0.74 42 12.3 54.6 33.1 Sim, cỏ lào, thành ngạch, ràng ràng,
bời lời nhớt, … Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi cây tái sinh ở các trạng thái rừng có sự khác nhau rõ rệt.Trạng thái rừng Keo và Ic có độ che phủ trung bình của lớp cây bụi, thảm tươi cao nhất (81%- 89%), còn trạng thái bạch đàn có độ che phủ của lớp cây này thấp nhất (42%). Nhìn chung lớp cây bụi, thảm tươi ở các trạng thái rừng đều sinh trưởng và phát triển ở mức trung bình, riêng ở trạng thái Ic có tỷ lệ cây tốt là cao nhất (38.2%). Đặc biệt trạng thái rừng Thông và Bạch đàn có tỷ lệ cây xấu cao hơn cây tốt. Điều này có thể giải thích như sau: Do mật độ và độ tàn che của tầng cây cao có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lớp thảm tươi, cây bụi dưới tán rừng. Khi mật độ và độ tàn che cao sẽ hạn chế ánh sáng xuống phía dưới, đồng thời làm tăng độ ẩm dưới tán rừng, từ đó đã hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của lớp thảm tươi, cây bụi.
Ở các trạng thái rừng trồng, thành phần cây bụi, thảm tươi chủ yếu là những loài dễ cháy như: Ràng ràng, ba soi, cỏ lào, lá nến... Các trạng thái rừng có thành phần loài cây bụi, thảm tươi cháy càng nhiều thì mức độ xảy ra cháy rừng càng lớn, ngược lại các trạng thái có nhiều cây khó cháy trong thành phần cây bụi, thảm tươi thì mức độ xảy ra cháy rừng càng thấp.
Hình 4.6. Cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu
4.2.2.3. Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng
Vật liệu cháy ở rừng bao gồm cành khô, cành lá gãy rụng và các bộ phận của cây, lá, thân, cành, mùn, than bùn…Chúng được coi là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy. VLC càng nhiều nguy cơ cháy càng cao, cường độ đám cháy càng mạnh và mức độ thiệt hại càng nhiều.
Nhìn chung các sản phẩm hữu cơ trong rừng đều là nguồn VLC, tuy nhiên trong đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các dạng như: khối lượng thảm tươi, khối lượng thảm khô, khối lượng VLC, độ dày thảm khô và độ ẩm vậtliệu cháy.
Kết quả điều tra về đặc điểm VLC tại các trạng thái rừng đề tài nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Đặc điểm VLC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu OTC Trạng thái Mtt (tấn/ha) Mtk (tấn/ha) Mvl (tấn/ha) Dtk (cm) Wvl (%) 1 Keo 5 tuổi 12.53 11.04 13.57 5.1 31.42 2 Keo 10 tuổi 12.02 11.87 13.89 5.8 28.63 3 Thông 5 tuổi 10.83 12.06 12.89 7.4 24.64 4 Thông 10 tuổi 11.74 12.03 13.77 8.1 20.65 5 Thông 15 tuổi 11.83 12.05 13.88 8.6 15.31 6 Ic 11.25 11.12 12.37 5.2 34.52 7 Bạch đàn 12.26 11.24 13.50 6.1 22.18
Từ kết quả ở bảng 4.9 cho thấy các trạng thái rừng trồng ở khu vực điều tra đều có khối lượng VLC rất lớn, trong đó trạng thái rừng Thông dao động từ 12.89 đến 13.88 tấn/ha, còn khối lượng VLC trung bình có thấp hơn ở trạng thái Ic, đạt 12.37 tấn/ha. Ngoài ra, các trạng thái rừng trồng Keo và
Bạch đàn cũng có khối lượng VLC tương đối lớn, dao động từ 13.57 đến 13.89 tấn/ha.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, nếu rừng có nhiều thảm tươi khó cháy thường sẽ có nguy cơ cháy thấp hơn nhưng vào mùa cháy, với sự ảnh hưởng của gió Tây nam, phần lớn VLC ở khu vực nghiên cứu đều có khả năng cháy cao.Trong đó nguy hiểm nhất là Rừng thông đang khai thác nhựa, khi cháy khả năng dập lửa là rất khó. Độ ẩm của vật liệu cháy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bén lửa, điểm cháy và khả năng duy trì ngọn lửa. Độ ẩm trên 35% thì vật liệu ở dạng khó cháy. Sau khi đám cháy phát triển đến một chừng mực nào đó thì vật liệu sẽ được sấy khô nhờ nguồn nhiệt của đám cháy. Do vậy sự ảnh hưởng của độ ẩm được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh và phát triển của đám cháy.
Qua kết quả ở bảng 4.9, với các mẫu vật liệu lấy từ ngày 06/08 đến 12/08/2014 cho thấy độ ẩm VLC trung bình của các trạng thái rừng có sự biến động lớn. Thấp nhất là ở rừng Thông (15.31%), cao nhất ở trạng thái Ic (34.52%).
Qua điều tra, khảo sát thực địa cho thấy các trạng thái rừng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia tương đối đồng nhất về yếu tố địa hình, khí hậu và thủy văn. Vì vậy, để xác định nguy cơ cháy của các trạng thái rừng, đề tài tiến hành điều tra tầng cây cao và tầng cây bụi, thảm tươi và đặc điểm vật liệu cháy ở bốn trạng thái rừng tiêu biểu tại khu vực, kết hợp với số vụ cháy xảy ra ở các trạng thái rừng trong 13 năm gần đây.
4.2.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới cháy rừng ở khu vực nghiên cứu.
Các tác động của người dân tại địa phương vào rừng là rất lớn, bao gồm cả các tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động tiêu cực đã làm giảm sút diện tích rừng, phá vỡ cấu trúc rừng, các chu trình vật chất bị gián đoạn… Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Tĩnh Gia [19], trong 13 năm gần đây, tất cả các vụ cháy rừng trên địa bàn đều là do hoạt động của con người gây ra. Qua điều tra ở các trạng thái rừng cho thấy khối lượng VLC tương đối cao và rất dễ bắt lửa, vì vậy khi có điều kiện thuận lợi thì chỉ cần có nguồn lửa là sẽ xuất hiện đám cháy. Khoảng cách từ khu dân cư đến rừng cũng là một trong những nguyên nhân có thể là nguy cơ xuất hiện nguồn lửa gây cháy rừng. Thông thường những khu rừng gần khu dân cư tập trung sẽ dễ xảy ra cháy hơn. Kết quả nghiên cứu về khu vực nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.8.
Qua hình 4.8 có thể nhận thấy rằng hầu hết các trạng thái rừng mà đề tài nghiên cứu đều có khoảng cách rất gần khu dân cư. Riêng đối với trạng thái Ic hiện nay là phức tạp nhất do người dân thường xuyên tìm cách đốt phá lấy đất canh tác. Một số bộ phận nhân dân đời sống kinh tế đang còn phụ thuộc vào rừng các hoạt động sản xuất như chăn thả gia súc, lấy củi, đốt ong và các hoạt động phục vụ cuộc sống khác khi đi vào rừng thường mang theo các nguồn lửa. Đối với các trạng thái rừng trồng như thông nhựa có thành phần nhựa và tinh dầu cao nên rất dễ bắt lửa và có nguy cơ cháy cao.
Hình 4.8. Khoảng cách từ khu dân cư tập trung đến các trạng thái rừng 4.3. Thực trạng công tác quản lý lửa rừng ở huyện Tĩnh Gia
4.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ PCCC
Nhận thấy được sự quan trọng của việc lãnh đạo điều hành trong công tác PCCCR, chính quyền huyện Tĩnh Gia đã đưa ra các giải pháp tổ chức chỉ đạo từ huyện đến các địa phương.
- Ở cấp huyện: Hằng năm, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện kiện toàn Ban chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Ban chỉ huy có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ vụ thể cho từng thành viên. Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác PCCCR, ban hành các văn bản chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc hoạt động công tác PCCCR ở cơ sở. Ban chỉ huy do phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, phó ban thường trực là Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện. Các ủy viên là lãnh đạo các cơ quan như Công an, Ban chỉ huy quân sự, Đồn biên phòng, lãnh đạo 25 xã và Ban quản lý rừng phòng hộ Huyện Tĩnh Gia.
- Ở cấp xã: Có 25 xã và 1 chủ rừng nhà nước (BQL rừng phòng hộ huyện Tĩnh Gia) xây dựng phương án PCCCR. Thành lập ban chỉ đạo kèm theo quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hàng năm
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện PCCCR. Củng cố 148 tổ đội BVR và PCCCR gồm có 1.1248 người tham gia, 10 xã có cán bộ hợp đồng PCCCR trong 6 tháng mùa khô.
- Ở từng thôn: dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn, đã tổ chức thành lập các tổ đội xung kích PCCCR và BVR.
4.3.2. Công tác tuyên truyền giáo dục về PCCCR và dự báo cháy rừng
Các Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đài truyền thanh và truyền hình huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm vào tháng 3 hằng năm trước mùa cháy tổ chức tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật phòng cháy chữa cháy, Nghị định 09/2006/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật bằng các hình thức băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, phát thanh truyền hình và đưa tin đến tận cộng đồng dân cư, tổ chức cho thanh thiếu niên học tập, hội thi sân khấu hóa, lồng ghép chương trình văn nghệ hát về rừng, các cuộc thi đua về tìm hiểu công tác PCCCR giữa các trường 35 trường tiểu học và trường trung học cơ sở cùng với 8 trường THPT trên địa bàn huyện. Tổ chức ký cam kết thực hiện công tác PCCCR giữa Chủ tịch UBND huyện với 21 Chủ tịch các xã có rừng và giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia; ký cam kết giữa Chủ tịch xã với xóm trưởng và hiệu trưởng trường học, các chủ rừng, các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức gần liền rừng…
4.3.3. Công tác dự báo cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy
Nhìn chung trong những năm gần đây công tác dự báo cháy rừng của huyện Tĩnh Gia được thực hiện khá tốt, cụ thể là vào những ngày nắng nóng kéo dài, hoặc khô hanh có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao (cấp IV trở lên). Khi xuất hiện thông tin về cấp dự báo cháy rừng được phát trên Đài phát thanh - Đài truyền hình Thanh Hóa, Chủ tịch huyện sẽ ban hành công
điện khẩn đến các đơn vị thường trực, BCH -PCCCR các xã, các chủ rừng tăng cường thanh, kiểm tra, tuần tra, gác rừng.
Căn cứ vào điều kiện địa hình, về tình hình cháy rừng các năm, loại rừng, vật liệu cháy tinh, vậy liệu cháy thô, và các yếu tố thời tiết, ban chỉ đạo về kế họach bảo vệ và phát triển rừng huyện Tĩnh Gia chia làm 4 khu vực như sau:
+ Khu vực 1: Tổng diện tích 647,57(ha), gồm các xã : Hải Thượng, Nghi Sơn, Hải Hà, Mai Lâm và Trường Lâm, quản lí các tiểu khu 670;671và 672.
+ Khu vực 2: Tổng diện tích 922,5(ha), gồm các xã: Tân Trường, Phú Lâm, Phú Sơn, Tùng Lâm, Trúc Lâm, quản lí tại các tiểu khu 667;668;664 và 665.
+ Khu vực 3: Tổng diện tích 1267,4(ha)gồm các xã Xuân Lâm, Nguyên Bình, Hải Nhân, Định Hải và Ninh Hải, quản lí các tiểu khu 666; 663;662 và 661. + Khu vực 4: Tổng diện tích 634 (ha), gồm các xã: Hải Lĩnh, Tân Dân, Hải An, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn và Các Sơn, quản lí các tiểu khu 658;659 và 660.
+ Về đầu tư cho công tác PCCCR: Kinh phí phục vụ cho công tác BVR và PCCCR: Hỗ trợ kinh phí hội họp, hoạt động tuyên truyền, kiểm tra chỉ đạo, hỗ trợ chỉ đạo các xã để tổ chức diễn tập thực binh cứu chữa cháy rừng, một số xã đã huy động lao động công ích tham gia phòng cháy chữa cháy rừng và đầu tư công cụ mua sắm công cụ chữa cháy rừng.
4.3.4. Các công trình PCCCR và dụng cụ, phương tiện được tỉnh hỗ trợ xây dựng xây dựng
Các công trìnhvà dụng cụ, phương tiện phòng cháy có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác PCCCR. Số liệu điều tra về các công trình và dụng cụ, phương tiện được trình bày ở bảng 4.10 và bảng 4.11.
Bảng 4.10. Thống kê các công trình phòng cháy ở huyện Tĩnh Gia