- Tài liệu ngoại nghiệp sau khi thu thập được tiến hành xử lý và tính toán trên máy vi tính với phần mềm Excel và phần mềm SPSS.
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế - xã hội tại khu vực. - Thống kê về hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên rừng.
- Tình hình cháy và thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng từ năm 2001 đến năm 2013.
- Đặc điểm khí tượng, thủy văn vủa khu vực.
- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình của Hvn, Hdc, Dt, D1.3 và các chỉ tiêu về cấu trúc, tổng số loài, mật độ (N/ha) cho từng trạng thái rừng.
+ Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng được thu thập qua bản đồ của hạt Kiểm lâm huyện Tĩnh Gia [19].
+ Thông tin về điều kiện địa hình ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua kế thừa tài liệu nghiên cứu ở địa phương và phân tích bản đồ khu vực.
+ Thông tin về nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa và tốc độ gió ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua kế thừa số liệu của các trạm quan trắc khí tượng Nhà nước và những quan trắc bổ sung của đề tài.
- Phân cấp vùng trọng điểm cháy rừng theo phương pháp canh tác cải tiến Ect có trọng số
Lập bảng thống kê các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng cháy của các trạng thái rừng, sau đó dùng phần mềm SPSS để xác định hệ số xác định giữa các biến. Tiến hành chuẩn hoá số liệu theo phương pháp đối lập [16], [17].
Với yếu tố mà giá trị của nó càng cao, càng làm tăng khả năng cháy rừng thì áp dụng công thức:
max X
Xij
fij . Với các yếu tố mà giá trị của nó càng nhỏ càng làm tăng nguy cơ cháy rừng sử dụng công thức sau:
max 1
X Xij
fij . Trong đó, Xij là giá trị của yếu tố thứ j của trạng thái thứ i, Xmax là giá trị cực đại của yếu tố thứ j.
- Xác định giá trị Ect cho từng trạng thái và tiến hành tính điểm cho các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng và phân cấp mức độ nguy hiểm cho các trạng thái rừng theo các cấp nguy hiểm khác nhau.
- Để xây dựng bản đồ có nguy cơ cháy rừng, đề tài sử dụng phần mềm Mapinfo để phân vùng và tô màu các trạng thái theo nguy cơ cháy khác nhau.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU