Huyện Tĩnh Gia nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích tự nhiên là 45.828,7 ha. Diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp là 16.907,51ha, chiếm 36.9% diện tích của cả huyện. Số liệu cụ thể về diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tĩnh Gia được trình bày tại bảng 4.1 và bản đồ hình 4.1.
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Tĩnh Gia
Loại đất, Loại rừng Diện Tích (Ha) Tỷ trọng (%)
Diện tích phân theo chức năng (ha) Phòng hộ Sản xuất Diện tích tự nhiên 45.828,7 A. Đất có rừng 15.223,4 33,21 15.150,9 9.208,6 I. Rừng tự nhiên 4.642,38 10,13 1.092,67 3.573,6 II. Rừng trồng 10.581,1 23,08 4.849,64 5.635 1. Rừng trồng có trữ lượng 4.786,78 10,44 1.428,62 3.009 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 5.794,01 12,64 29,067 2.626,1 B. Đất chưa có rừng 1.832,9 3,99 570,91 1.230,7 1.Trạng thái Ia, Ib 788,24 1,89 218,31 583,85 2. Trạng thái Ic 351,87 0,96 26,78 279,83
3. Đất khác trong lâm nghiệp 432 1,14 294,53 137,47 C. Đất khác (nông nghiệp, thổ cư…) 28.772,3 62,8
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng của huyện Tĩnh Gia
Từ số liệu ở các phụ biểu, bảng 4.1 và bản đồ hình 4.1 có thể thấy, diện tích đất có rừng thuộc huyện Tĩnh Gia chiếm tỷ trọng không lớn (33,2%) so với tổng diện tích tự nhiên. Trong diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chỉ chiếm 4642.38 ha (30.49%), còn lại là rừng trồng (69.51%). Rừng trồng hiện đã có trữ lượng với 4.786.78. Hàng năm nguy cơ cháy rừng trồng, đă ̣c biê ̣t là rừ ng Thông nhựa luôn ở mức báo đô ̣ng. Trong thực tế, rừng trồng Thông nhựa, Ba ̣ch đàn, tra ̣ng thái Ic luôn được coi là đối tượng được quan tâm trong công tác quản lý lửa rừng hàng năm của huyê ̣n Tĩnh Gia.
Qua điều tra thực địa kết hợp với tham khảo tài liệu về hiện trạng khu vực nghiên cứu cho thấy những đặc điểm cơ bản của các trạng thái rừng chủ yếu trên địa bàn huyện Tĩnh Gia như sau:
- Rừng tự nhiên:
Diện tích rừng tự nhiên của huyện Tĩnh Gia có 4.642.38 ha, bao gồm các trạng thái rừng gỗ nghèo (144.98ha), rừng phục hồi (3.959.3ha), rừng hỗn giao tre nứa - trong đó gỗ là chính (538.1 ha).Mặc dù là rừng tự nhiên nhưng phần lớn được quy hoạch thành rừng sản xuất (3591.8ha). Các trạng thái rừng tự nhiên với những loài cây chủ yếu như các loài cây dẻ, ba soi, muồng… được phân bố ở các xã Phú Sơn, Cát Sơn, Phú Lâm, Xuân Lâm. Theo số liệu thống kê trong mười ba năm trở lại đây không xảy ra cháy ở trạng thái này.
-Rừng trồng
Rừng trồng ở Tĩnh Gia phân bố chủ yếu ở độ cao từ 200m trở xuốngRừng trồng với các loài cây chủ yếu là Thông nhựa (Pinus merkusii), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) ở nhiều cấp tuổi và Bạch đàn (Eucalyptus tereticornis).
Hầu hết các lâm phần rừng trồng ở Tĩnh Gia sau khi trồng ít được chăm sóc nên cây bụi thảm tươi phát triển khá mạnh làm khối lượng vật liệu cháy ở trạng thái này tương đối cao. Việc xây dựng các đường băng cản lửa còn chưa được chú trọng. Những trạng thái rừng trồng phân bố tập trung ở các xã Trường Lâm, Mai Lâm, Hải Hà, Nghi Sơn, Phú Lâm, Trúc Lâm, Tùng Lâm, Nguyên Bình, Hải Nhân, Xuân Lâm, Định Hải, Ninh Hải, Hải Lĩnh, Tân Dân Hải An, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn và Các Sơn. Trên thực tế rừng Thông nhựa là đối tượng thường xảy ra cháy nhất ở Tĩnh Gia trong những năm gần đây.
- Trạng thái Ia,Ib Ic:
Phân bố chủ yếu ở độ cao từ 200m trở lên, tập trung ở một số xã như: Hải Thượng, Phú Lâm, Phú Sơn, Nguyên Bình và Các Sơn. Những trạng thái này được hình thành do quá trình khai thác gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy từ nhiều năm trước đấy nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép trồng mới vì vậy đang áp dụng mô hình khoanh nuôi tái sinh. Các loài cây chủ yếu là Thau lĩnh, Mạy tèo, trảng cỏ.. Thực tế thấy rằng khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng cho kết quả không cao vì điều kiện thổ nhưỡng, khí tượng thủy văn tại Tĩnh Gia không thuận lợi, bên cạnh đó việc người dân vào rừng khoanh nuôi chặt cây tái sinh làm củi đã làm giảm sức sinh trưởng của rừng tự nhiên. Hoạt động này cũng đã để lại một lượng lớn cành cây, lá cây khô làm tăng khối lượng vật liệu cháy tại hiện trạng này một cách đáng kể.