Số liệu thống kê về tình hình cháy rừng của huyện tĩnh gia trong những năm vừa qua (2001-2013) được trình bày ở bảng 4.2.
Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy, trong 13 năm gần đây trên địa bàn huyện Tĩnh Gia xảy ra 27 vụ cháy, làm thiệt hại 112.93ha rừng trên địa bàn của 10/21 xã có rừng, diện tích cháy chủ yếu là rừng trồng. Số vụ cháy và diện tích cháy không thể hiện tính chu kì. Điều này cho thấy tình hình cháy rừng ở Tĩnh Gia là khá phức tạp và khó lượng đoán trước.
Bảng 4.2 Tình hình cháy rừng ở huyện Tĩnh Gia (2001-2013)
Năm Số vụ Tháng Ngày Địa điểm tích(ha) Diện Loại rừng Loài cây
2001 2 2 27 Hải Nhân 3.8 Rừng trồng Thông
5 16 Định Hải 1.5 Rừng trồng Thông
2002 2 7 24 Nguyên Bình 0,01 Rừng trồng Thông 7 28 Trúc Lâm 0.02 Rừng trồng Keo 2003 4
4 23 Nguyên Bình 0.7 Rừng trồng Thông
5 4 Hải Nhân 1.2 Rừng trồng Thông
5 15 Nguyên Bình 0.5 Rừng trồng Thông
5 21 Tân Dân 1.1 Rừng trồng Thông
2004 0 2005 2 4 3 Nguyên Bình 28.3 Rừng trồng Thông 6 22 Phú Sơn 7.1 KNTS Ic 2006 1 6 11 Định Hải 0.8 Rừng trồng Thông 2007 0 2008 4 5 16 Trúc Lâm 2,3 Rừng trồng Keo 7 2 Tùng Lâm 3,5 Rừng trồng Thông
7 11 Hải Thượng 4.1 Tự Nhiên Ic
7 23 Nguyên Bình 5.7 Rừng trồng Thông 2009 0
2010 12
5 10 Nguyên Bình 5.3 Rừng trồng Thông
5 14 Hải Nhân 4.2 Rừng trồng Thông
5 16 Nguyên Bình 6.5 Rừng trồng Thông
5 20 Xuân Lâm 7.6 Rừng trồng Keo
5 23 Định Hải 3.2 Rừng trồng Thông
5 28 Định Hải 4.4 Rừng trồng Thông
6 3 Trúc Lâm 2.5 Rừng trồng Keo
6 4 Nguyên Bình 1.9 Tự nhiên Ic
6 12 Định Hải 3.6 Rừng trồng Thông
6 17 Hải Nhân 3.7 Rừng trồng Thông
6 22 Mai Lâm 6.2 Rừng trồng Keo
6 28 Nguyên Bình 3.2 Rừng trồng Thông 2011 0
2012 0 2013 0
Tổng 27 112.93
Mặc dù trong 3 năm nay trên địa bàn không xảy ra vụ cháy nào nhưng vì diện tích rừng ở đây luôn biến động theo năm và khả năng xảy ra cháy là khá cao vì thế cần phải làm tốt hơn nữa công tác dự báo cháy, nâng cao trình độ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy để hạn chế tối đa thiệt hại mà lửa rừng có thể gây ra.
Số liệu về số vụ cháy theo các trạng thái rừng và thời gian trong năm được tổng hợp ở hình 4.3.
Hình 4.3. Số vụ cháy rừng theo các tháng của huyện Tĩnh Gia
Qua hình 4.3 cho thấy có tới 96% (26/27) vụ cháy rừng ở huyện Tĩnh Gia xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 04 đến tháng 07. Nguyên nhân chủ yếu là do vào thời điểm này hay xuất hiện gió phơn Tây Nam. Với đặc điểm gió khô và nóng đã làm giảm nhanh chóng độ ẩm của vật liệu cháy, vì vậy các trạng thái rừng đều trở nên dễ bắt lửa. Theo thống kê, đa phần số vụ cháy rừng ở Tĩnh Gia xảy ra trên địa bàn các xã Nguyên Bình, Trúc Lâm, Định Hải, Hải nhân...
Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy tình hình cháy rừng ở các trạng thái cũng khác nhau.
Bảng 4.3. Số vụ và diện tích cháy các trạng thái rừng tại huyện Tĩnh Gia (2001-2013)
TT Trạng thái rừng Số vụ cháy Diện tích rừng bị cháy (ha)
1 Ic 3 13.1
2 Thông 19 81.21
3 Keo 5 18.62
Tổng 27 112.93
Dựa vào bảng thống kê 4.3 chúng ta có thể thấy rằng rừng tự nhiên ở trạng thái IC và rừng Keo trồng số vụ cháy và diện tích cháy là tương đối ít, chỉ chiếm 28.08% trong tổng số diện tích rừng thiệt hại do cháy rừng gây nên. Phần lớn số vụ cháy và diện tích cháy diễn ra tại trạng thái rừng Thông nhựa.
Nguyên nhân cháy rừng tại khu vực huyện Tĩnh Gia được thể hiện ở hình 4.4.
Từ số liệu và những phân tích trên đề tài có một số nhận xét như sau: Các vụ cháy rừng trên địa bàn xảy ra đều do hoạt động của con người. Nguyên nhân chính gây ra cháy rừng tại Tĩnh Gia đó là đốt lấy ong và đốt trả thù, đốt do tranh chấp đất đai, xử lí thực bì, vệ sinh rừng (chiếm 85,2%). Một điều đặc biệt, cần quan tâm ở đây chính là nguyên nhân cố ý đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân chiếm tỷ lệ rất cao so với các địa phương khác (trên 40%).
Thời gian xảy ra cháy là vào các tháng mùa khô, khi độ ẩm của VLC cháy giảm mạnh, thời gian này cũng là lúc người dân lên rừng đi tận thu các nguồn lâm sản ngoài gỗ nhự nhựa thông, củi, quả sim, mật ong, các em nhỏ chăn thả gia xúc trong rừng vv…. Điều này là do kinh tế của khu vực nghiên cứu còn kém phát triển nên người thu nhập của nhiều hộ gia đình vẫn còn phụ thuộc vào rừng. Học vấn người dân đang còn hạn chế, những nhận thức về tác hại của việc sử dụng lửa không an toàn trong rừng, cũng như các biện pháp