Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 44 - 49)

4.2.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý:19,6 độ vĩ Bắc; 105,6 độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. - Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

Vị trí của khu vực nghiên cứu khá là đặc biệt, với 42 km bờ biển phía đông và rừng tập trung chủ yếu ở phía tây. Kinh độ, vĩ độ và độ cao của địa phương là các nhân tố quan trọng gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng trong toàn huyện.

4.2.1.2. Điều kiện khí tượng

Nguy cơ cháy ở Tĩnh Gia có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm của điều kiện khí tượng, các nhân tố khí tượng đặc trưng là: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, lượng mưa, tốc độ gió luôn có những tác động đến thành phần, tính chất của vật liệu cháy, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và lan tràn của đám cháy. Đặc điểm của một số nhân tố khí hậu có ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng của khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình ở Tĩnh Gia (2001-2013)

Tháng Nhiệt độ(0C) Độ ẩm(%) Lượng mưa(mm)

1 14.5 70 2.5 2 13.9 71 1.7 3 22.2 70 43 4 27.8 67 132.7 5 29.4 66 134.7 6 29.0 65 123.6 7 30.6 66 158.9 8 24.3 69 331.5 9 25.8 67 412.7 10 24.3 75 289.9 11 21.7 70 98.7 12 18.6 72 32.7

Trung bình 23.5 69 1762.6

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tĩnh Gia)

Theo số liệu trên ta thấy, sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong năm tương đối lớn. Độ ẩm không khí ở mức trung bình và xuống thấp từ tháng 4 đến tháng 9. Nguyên nhân chủ yếu là do khối không khí từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió có đặc điểm khô và nóng.

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của vật liệu cháy, làm cho vật liệu cháy nhanh khô, và đạt tới trạng thái dễ bén lửa hơn, góp phần làm tăng cường độ và sự lan tràn của đám cháy. Lượng mưa trung bình tại khu vực nghiên cứu là tương đối lớn, đặc biệt trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9 (412.7mm), và thấp nhất là tháng 2 (1.7mm). Có thể thấy khu vực Tĩnh Gia có tổng lượng mưa trung bình khá cao (1762,6mm) nhưng phân bố không đều trong năm. Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khu vực có lượng mưa trung bình ở mức thấp (1,7mm 98,7mm), còn từ tháng 4 đến tháng 10 có lượng mưa tương đối cao (123,6mm - 412,7mm).

Theo quy luật chung, những tháng có lượng mưa ít sẽ có nguy cơ cháy rừng cao nhưng do khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam vào mùa hè nên lượng mưa cao nhưng lượng bốc hơi nước cũng cao, nắng nóng gay gắt kéo dài làm cho vật liệu cháy có độ ẩm thường rất thấp. Do vậy cần phải có các biện pháp xử lí vật liệu cháy và phương án phòng cháy chữa cháy rừng hợp lí.

4.2.1.3. Đặc điểm địa hình

Địa hình là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và phát triển của đám cháy rừng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến công tác

PCCCR.Do thời gian và điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ nghiên cứu hai nhân tố là độ cao và độ dốc.

- Độ cao: Tĩnh Gia có địa hình dạng đồi bát úp. Độ cao trung bình so

với mực nước biển từ 150m đến 250m. Tổng hợp diện tích các trạng thái rừng ở Tĩnh Gia phân bố theo độ cao được thể hiện cơ bản ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tổng hợp hiện trạng rừng theo độ cao tại huyện Tĩnh Gia Diện tích (ha) Trạng thái rừng Độ cao (m) 0 - 150 150 - 300 300 - 450 450- 652 Tổng (ha) IIa 318.7 851.34 512.67 249.42 1932.13 IIb 465.71 1328.63 628.36 287.55 2710.25 Keo 5 tuổi 462.35 375.01 211.29 117.14 1165.79 Keo 10 tuổi 587.18 403.15 255.54 140.07 1385.94 Thông 5 tuổi 752.34 882.69 652.87 196.41 2484.31 Thông 10 tuổi 817.44 1095.56 642.93 113.62 2669.55 Thông 15 tuổi 749.82 935.67 389.56 109.08 2184.13 Bạch đàn 375.84 305.62 104.25 17.59 803.3 Ia, Ib 365.41 181.34 142.3 99.19 788.24 Ic 154.16 92.36 69.18 36.17 351.87 Đất khác trong

trong lâm nghiệp 432 432

Tổng 5480.95 6451.37 3608.95 1366.24 16907.51

Qua số liệu ở bảng 4.5 có thể nhận thấy các trạng thái rừng trồng ở huyện Tĩnh Gia được phân bố từ độ cao 0 - 450 m. Ở độ cao trên 450 m, rừng trồng cũng được phân bố với một diện tích tương đối lớn, chủ yếu là Thông

thuần loài, tập trung ở các xã như như: Nguyên Bình, Trúc Lâm, Hải Nhân, Phú Sơn và Hải Thượng.

Trạng thái Ic phân bố nhiều nhất ở độ cao từ trên 200 m trở lên, tập trung chủ yếu ở các xã Nguyên Bình, Phú Sơn, Phú Lâm và Hải Thượng.

- Độ dốc:

Độ dốc ở Tĩnh Gia phụ thuộc vào độ cao của các dãy núi, núi càng cao thì độ dốc càng lớn. Kết quả điều tra về diện tích của các trạng thái rừng và đất rừng theo độ dốc ở Tĩnh Gia được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tổng hợp hiện trạng rừng theo độ dốc ở huyện Tĩnh Gia Diện tích (ha) Trạng thái rừng Độ dốc (độ) 0 – 7 7 – 15 15 - 25 >25 Tổng (ha) IIa 216.28 149.25 639.46 927.14 1932.13 IIb 328.45 419.32 935.72 1026.76 2710.25 Ia 365.41 182.34 142.3 98.19 788.24 Ic 154.16 92.36 69.18 36.17 351.87 Đất khác 207 24 57 144 432 Keo 5 tuổi 462.35 357.18 211.29 134.97 1165.79 Keo 10 tuổi 587.18 403.15 225.54 170.07 1385.94 Thông 5 tuổi 782.34 582.69 302.87 816.41 2484.31 Thông 10 tuổi 1154.64 875.93 241.16 397.82 2669.55 Thông 15 tuổi 1149.82 635.67 180.18 218.46 2184.13 Bạch đàn 375.84 305.62 104.25 17.59 803.30 Tổng 5783.47 4027.51 3108.95 3987.58 16907.51

Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy sự phân bố của các trạng thái rừng ở Tĩnh Gia như sau: Các trạng thái rừng đều phân bố ở các cấp độ dốc. Tuy nhiên các trạng thái tập trung nhiều hơn ở khoảng độ dốc < 15 độ. Đặc biệt trạng thái

rừng Thông phân bố nhiều nhất ở độ dốc < 7 độ, rừng tự nhiên IIa, IIb phân bố ở độ dốc >15 độ và trạng thái rừng bạch đàn phân bố ít nhất ở độ dốc >15 độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)