1.2.3.1. Xu hƣớng phát triển dịch vụ Intetnet banking
Xu hƣớng phát triển ngân hàng số
Theo thống kê, so với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Indonesia, Philippines, Malaysia…, tỉ lệ sử dụng ngân hàng số (mobile, internet banking) của ngƣời dân Việt Nam ở mức khá cao, chiếm khoảng 40% ngƣời sử dụng dịch vụ ngân hàng. Xu thế phát triển internet banking, mobile banking và các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng đã đƣợc chú trọng nghiên cứu và nâng cấp các dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng. Theo các chuyên gia tài chính, đến năm 2018, các mảng kinh doanh có sử dụng CNTT có thể đóng góp tới hơn 40% doanh thu cho các ngân hàng. Cùng với đó là chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang thúc đẩy tiềm năng tăng trƣởng cho
mảng ngân hàng bán lẻ, nhất là khi giới trẻ - khách hàng tiềm năng tiếp cận với công nghệ từ rất sớm. Với sự phát triển của ngành viễn thông, sự phổ cập của các thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại và các ứng dụng hỗ trợ, ngƣời dân đang có xu hƣớng dịch chuyển từ dịch vụ ngân hàng truyền thống sang dịch vụ Internet banking.
Hiện nay, hoạt động ngân hàng số đang ngày càng phát triển, xuất phát từ xu hƣớng sau: (1) Phát triển và ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng; (2) Khách hàng ngày càng sử dụng các dịch vụ điện tử của ngân hàng qua mạng internet, điện thoại di động,… ngày càng phổ biến; (3) Khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng vì không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất mát, tiền giả, nhầm lẫn trong quá trình kiểm đếm; (4) Phát triển ngân hàng số chính là xu hƣớng phát triển của các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay.
Phát triển ngân hàng số đƣợc các NHTM trong và ngoài nƣớc rất quan tâm và đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và nhu cầu của ngƣời dân ngày càng cao. Việc kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng và các giải pháp trên nền tảng viễn thông, di động đã và đang trở thành xu hƣớng tất yếu, đòi hỏi các ngân hàng tại Việt Nam cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để thích nghi với yêu cầu mới. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay đang hình thành ngân hàng số, mang đến những cơ hội mới cho các NHTM nhƣng cũng đặt ra những thách thức cần phải vƣợt qua cho các nhà quản lý.
Xu hƣớng hoạt động cạnh tranh của NHTM dựa vào đầu tƣ ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT là yếu tố hàng đầu giúp các ngân hàng tăng tốc độ xử lý giao dịch, hạn chế rủi ro, an toàn, bảo mật. Những ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng. Nhờ đó, các ngân hàng tiết kiệm đƣợc chi phí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tƣơng tác. Và các giải pháp công nghệ thông minh nhằm giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cũng nhƣ tăng hiệu quả hoạt động đã đƣợc các ngân hàng tìm
đến. Sự cạnh tranh về chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ những tiện ích với tốc độ xử lý nhanh hơn, tốt hơn trở nên rất gắt gao giữa các ngân hàng.
Cùng với đó, việc các ngân hàng nƣớc ngoài lớn nhƣ: Standard Chartered, ANZ,... với uy tín, kinh nghiệm cùng những nền tàng công nghệ hiện đại khiến cho các ngân hàng nội địa không thể “ung dung” nhƣ trƣớc. Mặc dù nguồn lực dành cho nghiên cứu, cũng nhƣ đầu tƣ phát triển giải pháp CNTT đã đƣợc quan tâm hơn, tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng đề ra đƣợc mục tiêu tổng thể phát triển và đƣa ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ.
Xu hƣớng đầu tƣ cập nhật ứng dụng công nghệ cao vào các sản phẩm, dịch vụ và bảo mật thông tin, an toàn trong giao dich tại ngân hàng
Khách hàng trẻ là nguồn tiềm năng lớn cho các ngân hàng chào bán các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống CNTT hiện đại sẽ hỗ trợ đắc lực cho ngân hàng trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh dịch vụ Internet banking, là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM hiện nay. Phát triển CNTT tại NHTM là việc nhà quản trị ngân hàng nắm bắt xu hƣớng phát triển của CNTT để đầu tƣ, phát triển, và ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh doanh và quản trị của ngân hàng, nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của NHTM phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
1.2.3.2. Công nghệ thông tin ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng các hình thức bảo mật website của mình bằng cách sử dụng công nghệ bảo mật liên kết. Thông thƣờng sẽ sử dụng một liên kết trung gian giữa máy chủ web ngân hàng với trình duyệt. Nhờ liên kết này mà sự trao đổi dữ liệu luôn đƣợc bảo đảm an toàn so với những website không sử dụng. Giao dịch chuyển tiền qua Internet Banking luôn đƣợc bảo đảm ở mức tối đa.
Bảo mật thông tin ngân hàng phải đảm bảo những nguyên tắc sau: đó là, hệ thống Internet Banking phải tuân thủ theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng; tính toàn vẹn dữ liệu giao dịch khách hàng và mọi giao dịch tài chính của khách hàng phải đƣợc xác thực tối thiểu hai yếu tố. Đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống Internet Banking để cung cấp dịch vụ một cách
liên tục. Thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh, bảo mật hệ thống Internet Banking theo định kỳ hàng năm. Xác định rủi ro, có biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro trong cung cấp dịch vụ Internet Banking.
Các trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ Internet Banking phải có bản quyền, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; trƣờng hợp không còn hỗ trợ của nhà sản xuất, không có khả năng nâng cấp để cài đặt phần mềm phiên bản mới đơn vị phải có kế hoạch nâng cấp, thay thế theo thông báo của nhà sản xuất.
Về xác thực khách hàng truy cập dịch vụ Internet Banking, khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ Internet Banking phải đƣợc xác thực tối thiểu bằng tên đăng nhập và mã khóa bí mật đáp ứng các yêu cầu: (1) Tên đăng nhập phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự; không đƣợc sử dụng toàn bộ ký tự trùng nhau hoặc liên tục theo thứ tự trong bảng chữ cái, chữ số. (2) Mã khóa bí mật phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự, bao gồm các ký tự chữ và số, có chứa chữ hoa và chữ thƣờng hoặc các ký tự đặc biệt; thời gian hiệu lực của mã khóa bí mật tối đa 12 tháng.
Bên cạnh đó, phần mềm ứng dụng Internet Banking phải có tính năng bắt buộc khách hàng thay đổi mã khóa bí mật ngay lần đăng nhập đầu tiên; khóa tài khoản truy cập trong trƣờng hợp khách hàng nhập sai mã khóa bí mật liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, nhƣng không đƣợc quá năm lần. Chỉ mở khóa tài khoản khi khách hàng yêu cầu mở tại quầy giao dịch...
Ngoài ra, đơn vị cung cấp phải chỉ rõ đƣờng dẫn trên website hoặc kho ứng dụng để khách hàng tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động. Phần mềm ứng dụng phải đƣợc áp dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế dịch ngƣợc. Phần mềm ứng dụng phải xác thực ngƣời dùng khi truy cập. Trƣờng hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, nhƣng không đƣợc quá năm lần, phần mềm ứng dụng phải tự động khoá tạm thời không cho khách hàng tiếp tục sử dụng.