Trong đó đề cập cơng tác quy hoạch sử dụng đất đai có 11 nội dung (1- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch; 2 - Đánh giá hiện trạng và sử dụng đất; 3- đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng của đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hội,…).
Quy hoạch đất đai là việc hoạch định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, là sự tính tốn, phân bổ sử dụng đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí khơng gian.
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý đối với toàn bộ đất đai, đảm bảo cho đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại đất, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, gắn quyền sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai theo
hướng sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, đồng thời dự tính được nguồn thu từ ngân sách Nhà nước.
Luật đất đai năm 2003 đã quy định khá cụ thể và chặt chẽ về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung sử dụng đất tại các điều 21, 22, 23