- Hoạt động du lịch Dịch vụ
e. Chính sách bảo hộ sản xuất nguyên liệu giấy và bao tiêu sản phẩm
UBND tỉnh cùng các ngành chức năng cần có cơ chế chính sách bảo hộ cho người trồng rừng nằm trong diện tích quy hoạch một cách rõ ràng, có chính sách, bao tiêu sản phẩm theo tiến độ, đồng thời có biện pháp điều chỉnh giá cả kịp thời theo từng thời điểm thị trường cụ thể:
Sản phẩm nguyên liệu khai thác ra phải thu mua kịp thời, thanh tốn đầy đủ và khơng bị ép giá bán nguyên liệu giấy của người trồng rừng. Trong trường hợp gặp rủi ro do thiên tai, dịch sâu bệnh, cháy rừng … làm giảm sản lượng , cần có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người trồng rừng để tạo điều kiện cho họ tiếp tục sản xuất.
Về cơ chế hưởng lợi cũng như các chính sách ưu đãi, chính sách thuế tài nguyên, thuế đất …
- Thành lập các hợp tác xã sản xuất lâm nghiệp hoặc các tổ vận tải chuyên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Gắn kết quan hệ với các nhà máy chế biến nguyên liệu giấy, mây tre đan hiện có trên địa bàn tỉnh. - Thu hoạch sản phẩm tuỳ theo nhu cầu sử dụng của thị trường nhưng phải đảm bảo thành thục công nghệ nhất là rừng nguyên liệu giấy.
- Tăng cường cơng tác đối ngoại, tìm kiếm thị trường tiềm năng nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, nhất là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, nhằm đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nguyên liệu giấy, nhà máy ván gỗ. Thành lập, khôi phục và phát triển làng nghệ truyền thống sản xuất các sản phẩm từ rừng … tại địa bàn huyện.
- Thu hoạch đến đâu trồng lại rừng đến đấy, đầu tư thâm canh đúng quy trình kỹ thuật.
3.4 ước tính vốn đầu tư và hiệu quả3.4.1 Ước tính vốn đầu tư : 3.4.1 Ước tính vốn đầu tư :
- Căn cứ vào định suất đầu tư theo chương trình 661 và tham khảo định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ- BNN ngày 6/7/2005 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn.
- Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng là
+ Vốn đầu tư trồng 1 ha rừng phịng hộ (trồng, chăm sóc ba năm) : 5.500.000 đồng / ha
+ Vốn đầu tư trồng rừng sản xuất (NLG) lồi cây keo (trồng, chăm sóc 3 năm đầu): 9.642.939 đồng/ha
Suất đầu tư cho khoanh nuôi rừng : 100.000 đồng/ha Suất đầu tư cho bảo vệ rừng Phòng hộ : 100.000 đồng/ha
Suất đầu tư bảo vệ rừng sản xuất mới trồng : 400.000 đồng/ha/4 năm (chi tiết phụ biểu : 03, 04, 05, 06 )
Với suất đầu tư như trên tổng nhu cầu vốn đầu tư là :140.164.250.457đồng Phát triển rừng phịng hộ dự kiến nguồn kinh phí là : 22.651.820.000đồng
Bảo vệ rừng : 6.942.960.000 đồng
Khoanh nuôi rừng : 1.174.560.000 đồng
Trồng rừng : 10.570.400.000 đồng
Chăm sóc rừng : 3.963.900.000 đồng
(chi tiết xem phụ biểu 08)
Phát triển rừng sản xuất dự kiến kinh phí là 117.512.430.457đồng
Trồng rừng : 53.152.716.154 đồng
chăm sóc : 39.923.814.303 đồng
Bảo vệ rừng : 20.677.980.000đồng
Khoanh nuôi : 3.757.920.000 đồng
- Phân theo nguồn vốn đầu tư
+ Nguồn vốn đối với phát triển rừng phịng hộ có vốn ngân sách
+ Nguồn vốn đối với phát triển rừng sản xuất : Vốn ngân sách và vốn vay, vốn tự có của tổ chức, hộ gia đình, vốn liên doanh liên kết.
Vốn ngân sách trong phát triển rừng sản xuất đó là nhà nước hỗ trợ theo quyết định 147/CP là đầu tư cho 1 ha rừng sản xuất 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tuỳ theo từng hu vực cụ thể.
Vốn vay: Thực hiện theo chính sách vay với lãi suất ưu đãi theo quy định của nhà nước tại các ngân hàng chính sách và ngân hàng nơng nghiệp.
Vốn tự có, vốn liên doanh liên kết: Vốn tự có của các hộ gia đình và liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân khác cùng tham gia đầu tư phát triển sản xuất.
Biểu 3.15 : Phân khai nguồn vốn
Đơn vị tính : đồng
Nguồn vốn Tổng Rừng phịng hộ Rừng sản xuất
Vốn ngân sách 37.130.270.000 22.651.820.000 14.478.450.000
Vốn khác 103.033.980.457 103.033.980.457
Tổng 140.164.250.457 22.651.820.000 117.512.430.457
(Vốn khác : vốn vay, vốn tự có, vốn liên doanh…)
3.4.2 Hiệu quả đầu tư
3.4.2.1 Hiệu quả kinh tế
Cung cấp nguồn nguyên liệu lâm sản phong phú nhằm phục vụ cho nhu cầu chế biến, tiêu dùng, xây dựng và tham gia xuất khẩu tăng thu nhập cho toàn dân và xã hội.
Trong đó : Thu nhập bình quân/ha từ rừng tự nhiên là khoảng 0,85 triệu đồng/ha/năm
Thu nhập bình quân/ha từ rừng trồng nguyên liệu giấy là khoảng 8.0 triệu đồng/ha/năm