Tân Kỳ là khá lớn 12.783,9 ha, những diện tích rừng sản xuất này sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy chế biến gỗ và bột giấy trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đây cũng là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia và sản xuất kinh doanh rừng.
- Trồng rừng sản xuất
Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu rừng trồng đang là vấn đề thời sự không chỉ ở Việt Nam, khu vực châu á mà còn đòi hỏi lớn của các nước đang phát triển. Đặc biệt nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp sản xuất giấy đang thiếu trầm trọng, nhiều nhà máy giấy, chế biến gỗ nhân tạo trong nước đang thiếu hụt nguyên liệu từ 30%-40%. Huyện Tân Kỳ là một trong tám huyện của tỉnh Nghệ An nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy bột giấy ANTEXCO cơng suất 130 nghìn tấn/năm theo quyết định số 2591/QĐ-UBND.ĐT ngày 18/7/2006, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh. Mặt khác với nhu cầu và thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu
đang thuận lợi nên trong các năm gần đây việc phát triển trồng rừng nguyên liệu đang được mọi người dân quan tâm. Ngồi phát triển ngun liệu giấy thì cần trồng thêm các loài cây khác trên đất rừng sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao như : Cây mét, cây cao su.
*Đối tượng trồng rừng sản xuất :
Tồn bộ diện tích có các trạng thái IA, IB, IC
+ Trồng rừng nguyên liệu giấy: Dự kiến diện tích trồng 9.652,3 ha * Kỹ thuật trồng
+ Nguyên tắc xác định loài cây trồng
- Lồi cây có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng, có khả năng thích ứng với biên độ sinh thái rộng
- Hiệu quả đầu tư cao
- Có giống tốt, chủ động về nguồn giống và phương thức nhân giống hàng loạt - Có khả năng đề kháng cao với các loại sâu bệnh hại.
- Thích hợp với quy trình cơng nghệ, có thị trường tiệu thụ sản phẩm ổn định. - Có tác dụng cải thiện mơi trường
+ Kỹ thuật trồng: Kỹ thuật trồng phải được tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh, Việc thực hiện nhất định phải qua các bước sau: - Thiết kế trồng rừng: Thiết kế trồng rừng phải dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất theo tiến độ trồng rừng hàng năm, hồ sơ thủ tục và quy trình thiết kế trồng rừng tn theo quy trình, quy phạm của Bộ Nơng nghiệp và PTNT ban hành. Hồ sơ thiết kế phải được cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt trước thời vụ từ 3-5 tháng.
- Xử lý thực bì trước khi trồng: Chuẩn bị hiện trường trước khi tuỳ thuộc vào đối tượng trồng, kiểu trạng thái thực bì, địa hình để có biện pháp xử lý thực bì phù hợp (tồn diện, theo băng, cục bộ) với loài cây trồng khác nhau. Biện pháp xử lý thực bì khác nhau để có thể chống xói mịn và giữ ẩm cho cây con phát triển.
- Làm đất trồng rừng: Căn cứ điều kiện lập địa, kiểu địa hình và độ dốc có biện pháp làm đất trồng rừng phù hợp. Những nơi có địa hình dốc từ 300 trở lên có thể làm đất theo phương thức cục bộ. Hố đào với kích thước 40cm x 40cm x 40 cm. Những nơi có điều kiện địa hình thuận lợi, điều kiện kinh tế cho phép nên áp dụng biện pháp làm đất tồn diện để canh tác nơng - lâm kết hợp để giảm chi phí làm cỏ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nếu không đổi mới phương pháp làm đất cục bộ như hiện nay, thì dù hố trồng có kích thước lớn nhưng năng suất rừng trồng cũng bị hạn chế. - Mật độ trồng rừng: Mật độ trồng rừng nguyên liệu quy định cho rừng keo là 1600cây/ha. Thời vụ trồng là vụ xuân và vụ thu. Với đặc điểm về thời tiết và khí hậu vùng Bắc Trung Bộ thì thời vụ trồng chính là vụ xuân, điều kiện thời tiết phù hợp để cây con sinh trưởng phát triển và tỷ lệ cây sống cao từ tháng 2 đến tháng 3 là tốt nhất. Vụ thu thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 10 đây là thời điểm độ ẩm cao thích hợp cho cây sinh trưởng.
- Phương thức trồng: Tuỳ thuộc và địa hình, độ dốc, độ cao để bố trí phương thức trồng rừng phù hợp. Đối Keo độ dốc dưới 200 bố trí trồng rừng thuần lồi, những nơi có độ dốc ≥200 bố trí trồng hỗn giao với các loài khác như Keo lai + Keo lá tràm, Keo tai tượng + Keo lai
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 89/2005/QĐ - BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT.
+Đề xuất tập đoàn cây trồng trên rừng sản xuất
Bảng 3.13 Tập đoàn cây trồng trên rừng sản xuất
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mục đích
1 Keo tai tượng Acacia mangium Sản xuất
2 Keo lai A.mangium + A.auriculiformis Sản xuất
- Chăm sóc rừng
Đây là cơng việc rất quan trọng, vì giai đoạn này cây con chưa thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh và phải chống chịu với nhiều loại sâu bệnh hại. Nội dung chăm sóc rừng trồng được tiến hành trong 3 năm đầu đối với rừng nguyên liệu giấy, mỗi năm chăm sóc 2 lần kết hợp với trồng dặm đảm bảo mật độ cây sống.
Biện pháp kỹ thuật cụ thể tuân thủ theo hướng dẫn lập sổ hồ sơ thiết kế và dự tốn các cơng trình lâm sinh thuộc dự án 661 và các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi – hạng mục chăm sóc rừng trồng 661 của sở NN & PTNT Nghệ An ban hành trên cơ sở các quy trình, quy phạm và thơng tư hướng dẫn thực hiện của Bộ NN & PTNT.
Đối tượng rừng chăm sóc là tồn bộ diện tích rừng trồng trong vịng 3 năm. Tổng diện tích dự kiến đưa vào chăm sóc trong giai đoạn 2009-2018 là : 28.956,9 lượt ha.
Dự kiến vốn đầu tư : 39.923.814.303đồng
(chi tiết xem phụ biểu 08)
- Bảo vệ rừng sản xuất
Đối tượng bảo vệ là tồn diện tích rừng tự nhiên hiện có và rừng trồng trồng sau 3 năm chăm sóc
Biện pháp kỹ thuật: Ngăn chặn chặt phá rừng, tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống cháy. Đối với rừng trồng sau 3 năm chăm sóc tiến hành đưa vào bảo vệ
Diện tích bảo vệ dự kiến giai đoạn 2008-2018 rừng trồng sau chăm sóc: 206.779,8 ha. Định mức bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng sau giai đoạn chăm sóc: 100.000 đồng/ha
Dự kiến tổng vốn đầu tư : 20.677.980.000 đồng