- Phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng NLG
3.5.2 Kế hoạch thực hiện
- Kế hoạch xây dựng phát triển rừng rừng phòng hộ
Bảng 3.18: Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ
Năm Trồng rừng Hạng mục
(ha) Chăm sóc rừng
(lượt ha) Bảo vệ rừng
(lượt ha) Khoanh nuôi
(lượt ha) 2009 300,0 4.885,8 978,8 2010 300,0 300,0 4.885,8 978,8 2011 300,0 600,0 4.885,8 978,8 2012 300,0 900,0 4.885,8 978,8 2013 300,0 900,0 5.185,8 978,8 2014-2018 1.142,6 5.287,8 44.700,6 6.851,6 Tổng cộng 2.642,6 7.987,8 69.429,6 11.745,6
- Kế hoạch phát triển rừng sản xuất
Bảng 3.19: Kế hoạch phát triển rừng sản xuất
Năm Trồng rừng Hạng mục
(ha) Chăm sóc rừng
(lượt ha) Khoanh nuôi
(lượt ha) Bảo vệ rừng
(lượt ha) 2009 1.500 3.131,6 16.572,9 2010 1.500 1.500 3.131,6 15.572,9 2011 1.500 3.000 3.131,6 14.572,9 2012 1.500 4.500 3.131,6 13.572,9 2013 1.500 4.500 3.131,6 14.572,9 2014-2018 2.152,3 15.456,9 21.921,2 131.915,3 Tổng cộng 9.652,3 28.956,9 37.579,2 206.779,8
Chương 4
Kết luận, tồn tại và kiến nghị 4.1 Kết luận
Trong thời gian qua, việc quản lý sử dụng đất rừng của huyện Tân Kỳ còn nhiều bất cập, đất lâm nghiệp đã được giao nhưng không thực hiện việc sử dụng đất đúng theo các quy định của Nhà nước, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng đất rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng vẫn còn xẩy ra, quy hoạch rừng chưa sát với thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhân dân không yên tâm đầu tư sản xuất… Với những lý do trên, việc quy hoạch lại rừng huyện Tân Kỳ là hết sức cần thiết, nhằm quản lý sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên rừng quý báu của huyện.
Qua thời gian thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản của quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2018” đã đặt ra mục tiêu và hoàn thành các nội dung đề ra phù hợp với điều kiện thực tế cụ thể:
+ Phân tích kỹ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, quá trình quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất của huyện Tân Kỳ giai đoạn 2005 - 2010, từ đó đánh giá những bất cập, tồn tại để đề xuất các nội dung quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Kỳ giai đoạn 2009 - 2018.
+ Việc đề xuất quy hoạch 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất làm cơ sở cho việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện kết hợp việc thi hành luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, một cách nghiêm túc.
+ Đề tài đã đề xuất tập đoàn loài cây trồng phù hợp cho vấn đề trồng rừng phịng hộ, rừng sản xuất. Ngồi ra, việc củng cố lại tổ chức quản lý cũng được đặt ra hợp lý, giúp cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn, Thực hiện các giải pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng nêu trên góp phần phát triển kinh tế và làm phong phú tài nguyên thiên
nhiên rừng của huyện, đáp ứng nhu cầu về phịng hộ, mơi trường trong những năm tới.
+ Các kết quả nghiên cứu ở trên, là cơ sở ứng dụng có hiệu quả trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên rừng của huyện. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất chất lượng cây trồng để tính tốn hiệu quả kinh tế, mơi trường và xã hội một cách chính xác. Cơng việc này sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.
4.2 Tồn tại
Với điều kiện thời gian, nhân lực, và kinh phí hạn hẹp nên đề tài chỉ mới đề cập tới những nội dung cơ bản của quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Kỳ- tỉnh Nghệ An. Đề tài còn một số hạn chế nhất định:
+ Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất, chất lượng cây trồng để tính tốn hiệu quả kinh tế một cách chính xác
+ Hiệu quả mơi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở định tính + Chưa đưa ra được phương thức khai thác cho rừng phịng hộ
Cơng việc này sẽ được các cơ quan chuyên môn và địa phương quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới.
4.3 Kiến nghị
Để thực hiện các nội dung quy hoạch, chúng tôi xin đề nghị:
+ UBND tỉnh chỉ đạo sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên & Môi trường và các ngành có liên quan phối hợp cùng với UBND huyện khẩn trương tiến hành xác định, tiến hành đóng mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng trên địa bàn huyện.
+ UBND huyện trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã có rừng cho hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của Luật đất đai năm 2003, chỉ
đạo thực hiện phòng chống cháy rừng, lập dự án trồng rừng mới để thực hiện công tác phát triển vốn rừng giai đoạn năm 2009 - 2018 của huyện có hiệu quả.
+ Việc quy hoạch lại rừng huyện Tân Kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý bảo vệ và phát triển tài ngun rừng. Vì vậy ngồi các chính sách của trung ương, đề nghị tỉnh và các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển dân sinh kinh tế miền núi, chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc thù của huyện, tạo công ăn việc làm mới để giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn.