II Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7.040,2 9,
a Xây dựng và ổn định các loại rừng trên đị bàn
Theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng và Quyết định số 482/QĐ- UBND. NN ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tân Kỳ từ năm 2009 - 2020 là:
+ Bảo vệ và phát triển vốn rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phịng hộ, an ninh mơi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Phân định rõ ranh giới ba loại rừng trên thực địa, theo quyết định số 482/QĐ-UBND.NN ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát qui hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng của huyện giai đoạn 2009-2018.
Về phân cấp quản lý rừng theo quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp:
Đối với cấp huyện: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi của huyện. Chỉ đạo UBND các xã thực hiện quyết định 245/TTg của Thủ tướng chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của UBND các xã trong huyện và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng theo quy định hiện hành. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND các xã, cũng như các đối tượng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Đối với cấp xã: Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trình UBND huyện phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng trên địa bàn xã, của hộ dân và cá nhân nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh doanh.
+ Về xã hội hoá nghề rừng: Tập trung xã hội hoá nghề rừng sâu rộng ở các mặt, chú trọng xã hội hố cơng tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhân rộng các mơ hình sản xuất nơng- lâm kết hợp.