Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 32 - 35)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Xã Cao Bồ có tổng diện 11.016 ha chiếm 7,45% diện tích đất tự nhiên của tồn huyện. Tình hình sử dụng đất ở xã Cao Bồ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Cao Bồ năm 2010

Đơn vị tính: Ha STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (Ha) Cơ cấu % Tổng diện tích tự nhiên 11016,00 100 1 Đất nông nghiệp NNP 10626,25 96,46

1.1 Đất lúa nước(gồm đất chuyên trồng

lúa nước và đất lúa nước còn lại) DLN 231 2,10

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0 0

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 424,35 3,85

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 977,9 8,88

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 1329,6 12,07 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 4864,9 44,16 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 2793,2 25,36 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5,3 0,05 1.9 Đất làm muối LMU 0 0 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 71,32 0,65

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng

trình sự nghiệp CTS 1,3 0,01

2.2 Đất quốc phòng CQP 0 0

2.3 Đất an ninh CAN 0 0

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0 0

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng,

gốm sứ SKX 0 0

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 0

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 0 0

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0 0

2.10 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 0 0

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,5 0,005 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0 0

2.13 Đất sông, suối SON 24,52 0,22

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 45 0,41

2.15 Đât phi nông nghiệp khác PNK 0 0

3 Đất chưa sử dụng CSD 294,63 2,67

4 Đất đô thị DTD 0 0

5 Đất khu du lịch DDL 0 0

6 Đất khu dân cư nông thôn DNT 23,8 0,22

(Nguồn: UBND xã Cao Bồ năm 2010)

Qua bảng trên ta thấy rằng xã Cao Bồ sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu, đất dành cho cơng nghiệp hầu như khơng có. Nhìn chung tình hình sử dụng đất cho sản xuất nơng lâm nghiệp có sự chênh lệch nhau là khơng đáng kể. Tuy nhiên, phần lớn đất ở đây là những vùng đất đồi, núi cao, có nơi là núi đá khơng có rừng đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân địa phương. Do đó, cần phải có những chính sách để có thể tận dụng hết nguồn tài ngun đất của địa phương mình. Trong đó, chiến lược phát triển LSNG phải được quan tâm để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.

3.1.4.2. Tài nguyên rừng

Là một xã vùng núi cao, đồi núi chiếm 3/4 diện tích, mơi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh chủ yếu của xã và cịn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Cao Bồ khá phong phú và được

coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủng loại: như Pơ mu, Giổi, Trai, Nghiến,… Trong tổng số 8987,7 ha đất lâm nghiệp thì diện tích rừng hiện có là 8.143,40 ha, chiếm 72,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cơn Lĩnh, rừng phịng hộ và rừng sản xuất của xã. Đây chính là tiềm năng để phát triển LSNG hiện tại và tương lai.

3.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất, các nhà khoa học đã dự báo rằng xã Cao Bồ là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khai thác khống sản như Sắt, Chì, Thiếc và Vàng nhưng trữ lượng khơng lớn. Ở khu vực phía Nam của xã Cao Bồ giáp với xã Việt Lâm có nhiều mạch quặng đa kim - vàng.

Đặc biệt với những thăm dò, nghiên cứu mới đây nhất của các nhà địa chất đã cho biết ở xã Cao Bồ vừa phát hiện một mỏ sắt nằm ở phía Đơng của xã, giáp với xã Đạo Đức, trữ lượng chưa có báo cáo cụ thể nhưng nằm trong khu vực với tổng diện tích hơn 70 ha. Hiện nay các nhà địa chất, nhà khoa học đang tiếp tục thăm dị để có những dự báo cụ thể để lập kế hoạch khai thác nguồn khoáng sản này.

3.1.4.4. Tài nguyên nước

Do trên địa bàn có nhiều diện tích rừng và trong đó diện tích rừng tự nhiên khá lớn nên lượng nước cung cấp cho các suối là khá dồi dào. Về mùa khơ vẫn duy trì nước tưới cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nước cũng khá cao, suối trong, hệ thống các lưu vực chảy về đa số là từ trên cao xuống. Tài nguyên nước của xã ngồi sử dụng cho sinh hoạt, triển ni trồng thủy sản cịn có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy điện vừa và nhỏ, đảm bảo các hộ gia đình trong xã đều được sử dụng điện lưới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)