Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 51 - 58)

4.1. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của LSNG tại xã Cao Bồ

4.1.2. Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên LSNG

4.1.2.1. Thực trạng quản lý rừng và LSNG trên địa bàn nghiên cứu

Vấn đề quản lý rừng nói chung và quản lý nguồn tài nguyên LSNG nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Với thời kỳ biến đổi khí hậu như hiện nay thì trách nhiệm của mỗi người dân lại càng phải cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, xã Cao Bồ có một phần diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cơn Lĩnh nên việc quản lý và bảo vệ rừng lại càng trở nên quan trọng. Nhu cầu phát triển kinh tế gia đình địi hỏi phải vào rừng thường xun, một minh chứng đó chính là người dân trồng Thảo Quả trong các khu rừng. Giữa bảo tồn rừng và phát triển kinh tế của các hộ một mặt có mâu thuẫn nhưng ngược lại đây cũng là một phương thức phát triển bền vững cho hiện tại và tương lai. Do người dân có thể nhận thức được rằng bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ lợi ích kinh tế của họ và khơng phải ở đâu cũng có thể nhân trồng được Thảo Quả.

Đã có nhiều chính sách quản lý của nhà nước được thực hiện như chương trình 327, chương trình giao đất, giao rừng, các chương trình phát triển lâm nghiệp, chương trình 661,...

Việc rà sốt các diện tích rừng giao cho các hộ dân và diện tích trồng các lồi cây LSNG được UBND xã Cao Bồ tiến hành thường xuyên. Trong đó, gần đây là thực hiện tổng điều tra tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, nhằm nắm bắt được diện tích đất nơng nghiệp, đất rừng, các loài cây trồng của hộ dân trong từng thôn.

Các cơ quan quản lý rừng cũng thường xuyên kiểm tra, gần gũi nhất có ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, hạt kiểm lâm huyện Vị Xuyên. Tuy nhiên, việc phát triển trồng rừng nói chung và trồng rừng LSNG nói riêng tại xã Cao Bồ vẫn chưa thực sự có hiệu quả.

tất yếu. Kết hợp việc trồng rừng LSNG để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo các khu rừng phục hồi kém chất lượng, quản lý bảo vệ rừng đặc dụng. Mặt khác, phát triển bền vững giữa lợi ích kinh tế của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu là mục tiêu hướng tới ở hiện tại và tương lai.

4.1.2.2. Thực trạng khai thác LSNG

LSNG ở các trạng thái rừng có vai trị quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương do vậy việc khai thác LSNG thường xuyên diễn ra. Mỗi ngày đều có người vào rừng, thu hái dược liệu, thức ăn, chăm sóc Thảo quả...tần suất vào rừng của người dân là rất lớn.

Việc khai thác các sản phẩm LSNG của người dân khơng theo một quy trình hướng dẫn nào, theo kinh nghiệm họ chỉ lấy những bộ phận cần thiết. Tuy nhiên, nếu có thơng tin về những lồi có giá trị kinh tế và có người thu mua thì người dân sẽ đi vào rừng, tìm kiếm khai thác. Đây là mối quan tâm lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

Đa số người dân vào rừng, khi gặp những sản phẩm LSNG cần thiết họ đều thu hái để sử dụng cho bữa ăn, làm thuốc và bán. Tuy nhiên, khơng phải lồi nào cũng có thể lấy, có lồi với số lượng lớn, có lồi thì ít. Mỗi lần đi tùy theo người tìm được nhiều hay ít, thơng thường lấy ra khoảng 10 - 35 kg. Mặt khác, những loài này phải đi vào rừng tự nhiên, khe suối... đoạn đường vận chuyển cũng khá xa, do đó người dân cũng chỉ lấy đủ để có thể vận chuyển được. Cùng một lúc có thể thu hái nhiều loại LSNG khác nhau như các loại rau ăn, Song Mây, Măng...

Đối với những diện tích người dân trồng Thảo quả thì được bảo vệ rất tốt vì họ đã ý thức được bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ lợi ích kinh tế của chính mình. Đến mùa khai thác thì tập trung ăn ở trên rừng và sấy Thảo quả xong xi sau đó đem về bán cho thương nhân, vừa giảm được công lại thuận tiện

cho công việc vận chuyển. Thông thường cứ 10 kg Thảo quả tươi người dân sấy được từ 2 - 2,5 kg quả khô, như vậy đã giảm đi được 1/4 công vận chuyển.

Qua điều tra, phỏng vấn hộ gia đình trong xã Cao Bồ đã nắm bắt được một số loài LSNG chủ yếu mà người dân thường hay khai thác. Đa số các LSNG đều có thể khai thác từ nhiều bộ phận khác nhau tùy từng loại, nhiều lồi có thể tái sinh sau khai thác, nhưng cũng có nhiều lồi thì khơng cịn khả năng tái sinh như Khúc khắc, Hà thủ ơ,...Một số thì phải trồng mới như Gừng, Nghệ...

Bảng 4.4: Thực trạng khai thác, sử dụng một số loài LSNG chủ yếu tại xã Cao Bồ

TT Loài LSNG

Số lượng

(hộ/năm) Hình thức khai thác khai thác Bộ phận Khả năng tái sinh Hình thức sử dụng

1 Thảo

quả 150 (kg) Cắt lấy quả Quả Tốt

Sử dụng, bán 2 Rau dớn 44 (kg) Hái lá, ngọn Lá, ngọn Tốt Sử dụng 3 Gừng 4 (kg) Đào củ Củ, lá Trồng mới Sử dụng, bán 4 Cọ 174 (lá) Chặt lá, hái quả Lá, quả thường Bình Sử dụng 5 Măng 32 (kg) Lấy mầm Mầm non Tốt Sử dụng, bán 6 Chuối

rừng 11 (bắp) Hái hoa, quả Hoa, quả

Bình

thường Sử dụng 7 Mây 14 (sợi) Cắt thân Thân Kém Sử dụng 8 Lá Dong 9 (bó) Cắt lá Lá Tốt Sử dụng, bán 9 Trám 8 (kg) Hái quả,

chích nhựa Quả, nhựa Tốt Sử dụng, bán 10 Lá Đắng 12 (kg) Hái lá Lá thường Bình Sử dụng 11 Khúc khắc 7 (kg) Đào củ Củ Không còn khả năng tái sinh Sử dụng, bán 12 Dây máu chó 5 (kg) Chặt thân Thân Kém Sử dụng, bán

Thực tế cho thấy, tập quán canh tác và sinh hoạt của người dân có tác động rất lớn đến bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng các loài thực vật cho LSNG đã giảm dần, một mặt do người dân khai thác không hợp lý, mặt khác do chưa có nhiều các sản phẩm thay thế và nhân trồng rộng rãi trong cộng đồng. Do đó, cần phải có biện pháp hợp lý trong việc quản lý và phát triển tài nguyên LSNG, khuyến khích người dân nhân trồng các loại LSNG để giảm áp lực lên rừng.

4.1.2.3. Thực trạng thị trường LSNG

* Thông tin về thị trường của một số loại LSNG quan trọng

- Thị trường tiêu thụ của các LSNG là rất bấp bênh: Do đường giao thơng đi lại khó khăn nên một số loại LSNG thông thường được người dân khai thác để sử dụng, chỉ những LSNG có hàng hóa lớn như Thảo quả, Gừng, Quế, Măng...là được đem ra bán. Ngoài ra, người dân còn khai thác những loại LSNG mà thương nhân đặt trước, tuy nhiên do sản lượng khai thác không ổn định ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ, thị trường do tư nhân chi phối nặng tính tự phát.

- Một số thơn người dân đã có thu nhập chính từ LSNG: Trong 11 thơn của xã thì có tới 6 thơn là gây trồng Thảo quả trên rừng tự nhiên, hàng năm cho thu nhập ổn định, do vậy việc khai thác các sản phẩm LSNG khác chỉ phục vụ cho sinh hoạt, việc khai thác bán là ít hơn.

- Tỷ lệ hưởng lợi của người dân cịn thấp: Do hàng hóa LSNG qua các kênh lưu thơng khác nhau nên người dân sản xuất ra thường có tỷ lệ hưởng lợi thấp, thương nhân thường hay ép giá do người dân khơng có thơng tin về thị trường, trong khi đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng lại khá cao.

- Giá cả một số loại LSNG chủ yếu:

Để tìm hiểu giá cả của một số loại LSNG chủ yếu đề tài đã thu thập thông tin từ các hộ gia đình, chợ xã, thương nhân và chợ lớn đầu mối tại thành phố Hà Giang. Kết quả thu thập được thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5: Giá cả một số loại LSNG chủ yếu

TT Loại LSNG Giá cả

1 Thảo quả 140000 - 180000 (đồng/kg khô)

2 Quế 10000 (đ/kg tươi), 50000 (đ/kg khô)

3 Trám 30000 (đ/kg nhựa), 25000 (đ/kg quả) 4 Cọ 7000 (đ/kg hạt), 2500 - 4000 (đ/lá) 5 Măng Vầu 8000 - 12000 (đồng/kg) 6 lá Dong 20000 - 30000 đồng/bó(100 lá) 7 Gừng 25000 - 35000 (đồng/kg) 8 Riềng 10000 - 15000 (đồng/kg) 9 Rau dớn 8000 (đồng/kg)

10 Chuối rừng 35000 - 45000 (đ/kg quả khô)

11 Dây máu chó 3500 (đồng/kg)

12 Chít 8000 (đồng/kg)

Qua đó cho thấy, giá cả của một số LSNG chủ yếu là rất lớn, nếu thuận tiện giao thơng thì người dân có thể chủ động mang bán các loại sản phẩm thu thường xuyên như Măng, Rau, lá Dong...Một số loại cần sơ chế như Thảo quả, Chuối rừng, Cọ...

Như vậy, để phát triển một mặt hàng thì tìm hiểu thị trường là rất quan trọng, trong đó biết được giá cả của các loại LSNG chủ yếu trên địa bàn xã và thị trường lân cận giúp cho người nông dân chủ động trong việc trao đổi và mua bán. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể tính tốn thu nhập của các hộ gia đình từ khai thác LSNG. Định hướng và khuyến khích họ trồng các lồi LSNG có giá trị kinh tế cao, vừa phục vụ cho nhu cầu gia đình lại có thể trao đổi mua, bán giúp nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

* Chuỗi hành trình sản phẩm của một số LSNG chủ yếu

Để tìm hiểu q trình thương mại hóa và thị trường tiêu thụ của LSNG, chúng ta phải biết được chuỗi hành trình của một số các sản phẩm LSNG chủ yếu và có vai trị quan trọng đối với người dân. Đề tài đã lựa chọn hai sản

phẩm LSNG để phân tích, đó là sản phẩm LSNG do người dân trồng trong rừng tự nhiên (Sơ đồ 4.1 - Thảo quả) và sản phẩm LSNG do người dân khai thác từ rừng (Sơ đồ 4.2 - Măng vầu).

Theo chuỗi hành trình sản phẩm Thảo quả cho thấy sản phẩm qua nhiều kênh thị trường khác nhau, chuỗi hành trình phức tạp, nhiều mắt xích khác nhau cho nên giá đến tay người tiêu dùng là khá cao so với giá ban đầu. Người dân trồng Thảo quả có thể bán cho thương nhân, cơ sở thu mua và người tiêu dùng nhưng chủ yếu là thương nhân với giá từ 120000 - 130000 đồng/kg quả khơ.

Thương nhân có thể nhập hàng cho cơ sở thu mua chế biến, bán cho các quầy bán lẻ ở chợ, người thu mua các tỉnh, bán cho người tiêu dùng với giá dao động từ 142000 - 180000 đồng/kg. Cuối cùng là các cơ sở chế biến, thương nhân các tỉnh có thể bán cho người tiêu dùng hoặc làm thành các mặt hàng xuất khẩu cho giá cao hơn.

Sơ đồ 4.1: Chuỗi hành trình sản phẩm Thảo Quả

Người dân trồng, khai thác thảo quả (120000 - 130000 đ/kg) Gia đình sử dụng Thảo quả Thương nhân (142000 đ/kg)

Cơ sở thu mua, chế biến (158000 đ/kg)

Người thu mua các tỉnh khác (170000 -

180000 đ/kg) Chợ huyện, TP

Hà Giang (165000 đ/kg)

Đối với chuỗi hành trình sản phẩm Măng vầu thì đơn giản hơn, tuy nhiên qua các kênh thị trường thì giá cả từ người khai thác bán đến tay người tiêu dùng cũng được đẩy lên gấp đôi.

Măng Vầu được người dân khai thác bán cho người mua lẻ, người tiêu dùng, bán ở chợ, các quán ăn với giá 6000 đồng/kg. Sau đó người mua lẻ, thương nhân có thể bán ở các chợ lớn như chợ huyện, chợ thành phố với giá từ 9000 - 12000 đồng/kg. Người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm với giá khác nhau từ người dân trong xã, từ chợ địa phương, chợ lớn, từ thương nhân.

Sơ đồ 4.2: Chuỗi hành trình sản phẩm Măng Vầu

Như vậy, qua hai chuỗi hành trình sản phẩm cho thấy các kênh thị trường rất đa dạng, tuy nhiên thu nhập của người dân là quá thấp vì họ là người trực tiếp làm ra các sản phẩm, bỏ chi phí, cơng sức cũng khá lớn. Do giá cả biến động lớn nên người tiêu dùng có thể lựa chọn mua theo nhiều

Người mua lẻ; thương nhân (9000 đ/kg) Bán ở chợ xã, Quán ăn (7500 - 8500 đ/kg)

Măng vầu Người dân khai thác Măng (6000 đ/kg) Chợ huyện, chợ lớn TP Hà giang (10000 - 12000 đ/kg) Sử dụng trong gia đình Người tiêu dùng

kênh khác nhau, trong đó mua rẻ nhất họ thường mua trực tiếp từ người dân thông qua người quen hoặc tiện đi làm. Đây cũng là nhu cầu tất yếu của mỗi người trong thời kỳ giá cả tăng như hiện nay. Chuỗi hành trình càng phức tạp, càng nhiều kênh thị trường và qua nhiều mắt xích thì giá cả càng cao so với giá thu mua ban đầu. Do vậy, nắm được thông tin thị trường người dân sẽ có nhiều sự lựa chọn để bán sản phẩm của mình làm ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)