Những giải pháp về kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 87 - 90)

- Tiếp tục hoàn thiện, rà soát diện tích đất đai theo chính sách giao đất, giao rừng.

Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho người dân là một chính sách lớn nhằm khuyến khích các hộ nông dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua đó bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm. Do đó, việc nắm bắt được diện tích rừng hiện tại của hộ gia đình có biến động không về chủ sử dụng, hiện trạng rừng là rất quan trọng.

Rà soát toàn bộ những diện tích đất rừng đã giao đến từng chủ sử dụng đất, trong đó rừng cộng đồng còn lại bao nhiêu.

Kiểm tra lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng. Phân loại các đối tượng rừng, trạng thái rừng được giao đến các hộ, để có định hướng lựa chọn các loài cây trồng cho LSNG

Thu hồi và chuyển quyền sử dụng đất khi cần thiết, tuân thủ các quy định về quy hoạch đất đai.

- Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình

Để có thể gây trồng, quản lý và phát triển LSNG trên toàn xã thì vấn đề về đầu tư vốn là rất quan trọng. Do đó, cần phải đảm bảo huy động được vốn từ nhiều nguồn khác nhau để cho các hộ có đủ điều kiện tham gia các hoạt

động sản xuất, phát triển LSNG.

Các nguồn vốn có thể huy động là nguồn vốn từ ngân sách như các chương trình bảo tồn, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư... để đầu tư cho các hộ gia đình trồng bổ sung hoặc tái tạo LSNG từ rừng tự nhiên hoặc trồng mới rừng phòng hộ có xen cây LSNG.

Thu hút các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã vào đầu tư sản xuất, chế biến, thu mua của các hộ gia đình, ứng trước tiền để cho người dân có thể đầu tư sản xuất như ứng tiền để trồng Thảo Quả cho đến lúc thu hoạch.

Các hạng mục trồng rừng LSNG cũng cần phải nâng mức đầu tư lên để các hộ thực hiện một cách hiệu quả, khích lệ người dân tham gia sản xuất và gắn với nghề rừng.

Thành lập các quỹ tín dụng để phát triển nông lâm nghiệp nói chung và LSNG nói riêng, hỗ trợ cho các hộ gia đình vay vốn để gây trồng LSNG với lãi xuất thấp. Dành một phần kinh phí từ khuyến lâm hàng năm của xã cho xây dựng mô hình, đào tạo, chuyển giao kiến thức gây trồng và chế biến tới hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Hỗ trợ một phần rủi ro trong sản xuất để người dân yên tâm trồng và phát triển LSNG.

- Hỗ trợ hình thành và phát triển thị trường LSNG

Để phát triển LSNG thì việc phát triển thị trường là tất yếu, xuất phát từ điều kiện sản xuất của xã thì trước hết muốn hình thành được thị trường phải quy hoạch vùng phát triển nhân trồng cây LSNG có quy mô, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm từ đó sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ xây dựng các cơ sở chế biến, sơ chế LSNG trên địa bàn để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm, hình thành nên thị trường ổn định, giúp người dân yên tâm sản xuất và phát triển. Một số sản phẩm LSNG trên địa bàn xã được ưu tiên như Thảo Quả, Gừng, Măng khô, Mành cọ...

thông từ trung tâm xã đến Thành phố Hà Giang, thị trấn Vị Xuyên và đến các thôn bản, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa,....góp phần thúc đẩy thị trường phát triển.

Cung cấp các thông tin về thị trường cập nhật kịp thời, hỗ trợ các kỹ thuật, các dự báo để cho người dân chủ động ứng phó, giảm bớt sự rủi ro. Để làm tốt việc này thì đài truyền thanh của xã phải làm việc có chương trình cụ thể, lịch phát thanh đến các thôn để người dân nắm được.

Xây dựng các mối quan hệ, quảng bá sản phẩm ra trong và ngoài tỉnh, rút ngắn các kênh tiêu thụ sẩn phẩm để người dân được hưởng lợi nhiều nhất có thể.

- Hỗ trợ, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, làng nghề tại địa phương

Phát triển LSNG ở nông thôn miền núi là chiến lược phát triển lâu dài, vừa kết hợp bảo tồn, phát triển rừng vừa nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông lâm nghiệp đầu tư và mở rộng sản xuất. Để thu hút các nhà đầu tư thì cần phải có chế độ ưu đãi trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm LSNG cho họ. Do đó cần thiết phải:

Tạo điều kiện về mặt bằng để cho các hợp tác xã xây dựng các xưởng chế biến, sơ chế LSNG trên địa bàn xã.

Hỗ trợ về các thủ tục hành chính trên địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự để họ yên tâm sản xuất.

Liên kết nhà đầu tư với người nông dân đảm bảo cung cấp các nguyên liệu đầu vào một cách bền vững.

Ngoài ra, khuyến khích các thôn đăng ký thành lập các làng nghề trên cơ sở có thị trường đầu ra, nhằm tận dụng thời gian rỗi và những lực lượng lao động tại chỗ tăng thu nhập cho người dân. Một số ngành như sản xuất chiếu Cọ, Mây Tre đan, ...

- Xây dựng và áp dụng các hương ước cộng đồng về quản lý, khai thác và kinh doanh LSNG

Phát triển rừng dựa vào cộng đồng là một hướng đi đúng đắn và bền vững trong đó có phát triển LSNG. Xuất phát từ việc cộng đồng dân cư địa phương và rừng có mối quan hệ trực tiếp và có tác động qua lại. Tham gia các quy định trong hương ước cộng đồng sẽ giúp cho việc quản lý và phát triển LSNG.

Xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản, phát triển LSNG. Đề ra các quy định về trồng, chăm sóc và khai thác LSNG, đảm bảo các hộ gia đình có trách nhiệm tham gia và thực hiện các quy ước đó với cộng đồng.

Hình thành các nhóm sở thích về cây trồng LSNG, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho các nhóm để cùng nhau phát triển. Xây dựng các giải pháp hành chính thực thi cứng rắn đối với những người vi phạm trái phép đối với việc khai thác, sử dụng LSNG và các tài nguyên khác.

Xây dựng các hương ước cộng đồng phải dựa trên việc các thành viên cùng nhau tham gia, đề ra các giải pháp để phát huy các nguồn lực của địa phương và giúp cho việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên LSNG nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)