Những giải pháp về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 90)

- Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển LSNG

Phát huy những thế mạnh và tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại, trì trệ trong phát triển LSNG là rất quan trọng. Ngoài ra, việc tìm ra những loài cây có chất lượng và mang lại thu nhập cho người dân cũng như các mối quan tâm khác cũng rất cần thiết đối với cộng đồng dân cư trong xã. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất LSNG, tìm ra được hướng đi mới để tăng thu nhập cho người dân. Những lĩnh vực có thể tập trung tiếp cận nghiên cứu đó là:

Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển tài nguyên LSNG trên địa bàn xã, để phân bổ không gian hợp lý, xây dựng vùng nguyên liệu LSNG bền vững cho người dân.

Nghiên cứu lựa chọn, duy trì và phát triển các nguồn LSNG cần thiết và có giá trị đối với đời sống của cộng đồng dân cư.

Nghiên cứu về xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, trồng rừng theo đa dạng hóa lâm sinh, phát triển cây LSNG dưới tán rừng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình trồng cây bản địa có hiệu quả...

Nghiên cứu về thị trường LSNG, khả năng thương mại hóa LSNG trên địa bàn, nghiên cứu chế biến LSNG thành hàng hóa chất lượng cao, cải tiến mẫu mã sản phẩm...

- Chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ nhận thức của các hộ gia đình về quản lý và phát triển LSNG

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và ngành lâm nghiệp của xã thì lĩnh vực phát triển LSNG cần phải được thực hiện tốt. Ngoài việc quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên LSNG thì việc chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ cho người dân là thực sự cần thiết.

Thông qua mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức nhất định để nâng cao trình độ tư duy, kỹ năng của mỗi người dân để họ có thể làm chủ tiến bộ kỹ thuật trong phát triển LSNG.

Xây dựng các mô hình rừng trồng có hiệu quả dựa trên các loài cho LSNG thì người nông dân họ phải nắm bắt được cách trồng, chăm sóc, thông tin về giống, thu hoạch, năng xuất của các loại giống mới đó.

Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình trình diễn trên địa bàn xã để người dân có thể tiếp cận và lựa chọn cho phù hợp với mình. Một số mô hình có thể được xây dựng như:

Trồng các loài cây LSNG dưới tán rừng như Thảo Quả, Gừng, Dược liệu...

Chuyển hóa rừng phục hồi kém chất lượng thành rừng đa dạng các loài cây bản địa, cây LSNG như trồng Quế xen rừng phục hồi, trồng Cọ, trồng Trám....

LSNG hợp lý dựa trên điều kiện tự nhiên của xã như trồng Thông, Sa mộc... Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp cho nhiều sản phẩm khác nhau như trồng cây lâm nghiệp, cây LSNG, chăn nuôi, cây lương thực, rau ăn..

Để xây dựng các mô hình thành công và bền vững, sau khi chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn thì việc phát triển thị trường hàng hóa từ những sản phẩm mà người dân làm được cũng cần được quan tâm.

- Khai thác tận dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương vào quản lý và phát triển LSNG

Kiến thức truyền thống, hay còn gọi là tri thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nét đặc thù của cuộc sống gần rừng và sống dựa vào rừng giúp các cộng đồng dân tộc có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú trong việc bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và tài nguyên LSNG.

Dựa vào kiến thức của người dân về lịch thu hái LSNG, có thể sắp xếp thời gian chăm sóc rừng trồng hợp lý, kết hợp thu hái dược liệu từ rừng trồng.

Những loài gắn bó với người dân có thể được phát huy nhiều hơn, tìm hiểu công dụng và cách sử dụng chúng để tìm ra những ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt là kinh nghiệm chữa bệnh và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân cư trong xã.

Tìm hiểu và tận dụng những kiến thức về chế biến, bảo quản các loại LSNG của họ để giữ các sản phẩm được tốt hơn, không bị ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã rút ra được những kết luận sau:

* Hiện trạng và tiềm năng phát triển LSNG tại xã Cao Bồ

- Tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ rất đa dạng và phong phú. Tổng cộng có 264 loài cho LSNG thuộc 3 ngành, 90 họ. Căn cứ vào dạng sống đã phân loại chúng thành 7 nhóm:

Thân thảo có 79 loài chiếm 29,92% Gỗ lớn có 62 loài chiếm 23,48% Gỗ nhỏ có 46 loài chiếm 17,42% Cây bụi có 36 loài chiếm 13,64% Dây leo có 29 loài chiếm 10,98% Thân Tre có 8 loài chiếm 3,03% Cau dừa có 4 loài chiếm 1,52%

Căn cứ theo giá trị sử dụng đã phân loaii thành 5 nhóm với 515 loại LSNG:

Nhóm cho dược liệu có tới 237 loại chiếm 89,77%

Nhóm cho lương thực thực phẩm có 99 loài chiếm 37,50%

Nhóm cho nguyên liệu công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng có 106 loại chiếm 40,15%

Nhóm cho cây cảnh có 20 loại chiếm 7,58%

Nhóm cho mục đích khác có 53 loài chiếm 20,08%

- Công tác quản lý rừng được các ban ngành và cộng đồng quan tâm, người dân đã ý thức được việc quản lý bảo vệ rừng là quan trọng và LSNG là rất cần thiết đối với đời sống của họ. Tuy nhiên, việc quản lý rừng còn chồng chéo, năng lực của cán bộ còn có hạn, do đó chưa thực sự có hiệu quả.

cộng đồng, người dân khai thác chủ yếu phục vụ cho chính nhu cầu cuộc sống của họ, khai thác không theo một quy trình kỹ thuật nào, không có kế hoạch định trước ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển LSNG.

- Thị trường LSNG tại xã thì bấp bênh, giá cả không ổn định, sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau, người dân thường bị ép giá.

- Trên địa bàn xã có nhiều tiềm năng phát triển LSNG như LSNG dưới các trạng thái rừng rất phong phú và đa dạng, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho trồng một số loài LSNG có giá trị như Thảo quả, Quế, Gừng, Thông ba lá...

* Vai trò của LSNG đối với đời sồng cộng đồng dân cư tại xã Cao Bồ

- Người dân có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong quản lý và sử dụng LSNG trong cộng đồng như nắm rõ lịch thời vụ khai thác và sử dụng một số loại LSNG chủ yếu, biết cách sơ chế và bảo quản các loại LSNG. Các sản phẩm LSNG được sử dụng trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như làm các vật dụng, làm hàng rào, cầu, lán...

- Có 8 loại LSNG rất cần thiết và được người dân sử dụng nhiều đó là Thảo quả, Rau dớn, Gừng, Vầu đắng, Cọ, Mây, lá Dong, Chuối rừng...

- LSNG có vai trò quan trọng đối với các nhóm kinh tế hộ. Thu nhập bình quân từ LSNG khá cao 28.431.199 đồng, trong đó chủ yếu là thu nhập từ Thảo quả 26.647.863 đồng.

* Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý và phát triển tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ

Có nhiều cơ hội và thuận lợi để phát huy những tiềm năng phát triển LSNG của xã như LSNG đa dạng và phong phú, có nguồn lao động dồi dào, các chương trình đầu tư phát triển LSNG đang được quan tâm...Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn và thách thức trọng quản lý, nhân rộng các mô hình trồng rừng LSNG, phát triển thị trường trên địa bàn xã. Đây thực sự là một rào cản và khó khăn lớn để triển khai các dự án phát triển LSNG.

* Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên LSNG trên địa bàn xã Cao Bồ

- Giải pháp về quy hoạch: Đề ra phương hướng phát triển tài nguyên LSNG của xã đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất phát triển LSNG; quy hoạch các biện pháp kinh doanh phát triển tài nguyên LSNG.

- Những giải pháp về kinh tế xã hội: Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình, hỗ trợ hình thành thị trường LSNG, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, làng nghề sản xuất LSNG, xây dựng các hương ước cộng đồng về quản lý và phát triển tài nguyên LSNG.

- Những giải pháp về khoa học và công nghệ như: Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển LSNG, chuyển giao, bồi dưỡng kiến thức về LSNG cho người dân địa phương, khai thác tận dụng kiến thức bản địa vào quản lý sử dụng LSNG.

2. Tồn tại

Trong quá trình điều tra cho thấy tình hình gây trồng, khai thác sử dụng LSNG ở đây còn gặp nhiều khó khăn: Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, phương tiện khai thác, chế biến rất thô sơ. Ngoài ra thị trường chưa phát triển mạnh, khả năng tiếp cận của người dân còn hạn chế.

LSNG tại xã rất đa dạng và phong phú, đề tài mới điều tra được 264 loài cho LSNG, còn rất nhiều loài khác mà vẫn chưa biết đến công dụng. Không đánh giá được trữ lượng mà chỉ đánh giá được thành phần loài LSNG tại địa phương. Vai trò của LSNG đối với cộng đồng mới chỉ đề cập đến giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nó.

Đề tài chỉ dừng ở mức xác định các loại LSNG được người dân khai thác, sử dụng và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng LSNG của họ từ đó đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình.

3. Khuyến nghị

- Cần có thêm đề tài nghiên cứu về đặc điểm sinh thái loài, đánh giá mức độ thích hợp, phân hạng đất và đưa ra một số kỹ thuật nhân giống, chế biến các loài trong địa phương để nâng cao năng suất.

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu về LSNG, đề cập đến các thành phần khác như động vật, các sản phẩm từ động vật, dịch vụ du lịch...các khía cạnh tác động qua lại của LSNG và cộng đồng dân cư.

- Tìm hiểu về thị trường phát triển LSNG, thương mại hóa LSNG, tổ chức sản xuất chế biến, sơ chế LSNG trên địa bàn xã.

- Tổ chức chính quyền, các ban quản lý ở khu vực cần phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình trong việc đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân gắn liền với bảo tồn và phát triển nguồn LSNG trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đa dạng sinh học (2009), Đánh giá nhanh các loài quan trọng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang.

2. Trần Văn Bình (2005), Nghiên cứu vai trò của lâm sản ngoài gỗ, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bền vững tại vùng đệm vườn quốc gia Cát Tiên, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, trường Đại Học Lâm Nghiệp.

3. Bộ khoa học và công nghệ môi trường (1999), Sách đỏ Việt Nam (tập II- phần thực vật), NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

4. Bộ nông nghiệp và PTNT (2006), Chiến lược bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 - 2020.

5. Bộ nông nghiệp và PTNT (2007), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2007 - 2010.

6. Trần Văn Con (2008), Hướng tới một nền Lâm nghiệp bền vững, đa chức năng, nhìn về tương lai từ quan điểm lâm học, NXB lao động - xã hội, Hà Nội.

7. Cục lâm nghiệp & REFAS (2006), Cẩm Nang ngành lâm nghiệp (Chương: Lâm sản ngoài gỗ), Hà Nội.

8. Cục lâm nghiệp & REFAS (2006), Cẩm Nang ngành lâm nghiệp (Chương: Quản lý rừng bền vững), Hà Nội.

9. Phạm Văn Điển và cộng sự (2005), Bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Tô Hiện Đệ (2006), Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các loại LSNG tại vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp.

11. D.A. Gilmuor và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUCN - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, Cục Kiểm lâm

12. Trần Ngọc Hải (2002), Báo cáo kết quả một số thử nghiệm cây LSNG ở Hòa Bình, Đại Học Lâm Nghiệp.

13. Nguyễn Thị Hạnh (2000), Nghiên cứu các loại cây thuốc của dân tộc hái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, luận án Tiến sỹ Sinh học trường Đại Học Vinh.

14. Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1994), Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1 - 4. Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Hội thảo quốc gia (2005), thị trường LSNG theo hướng bền vững ở Việt Nam, những cơ hội rủi ro về kinh tế - xã hội và sinh thái, Hà Nội. 16. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học,

Hà Nội 2004

17. Nguyễn Bá Ngãi (2002), Nghiên cứu khả năng thu hái của các cộng đồng địa phương vào quản lý và sử dụng đất Lâm Nghiệp tại khu phục hồi sinh thái VQG Ba Vì. Trường ĐHLN

18. Tô Vương Phúc (1996), Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc Thái xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An,

luận văn thạc sỹ sinh học trường đại học Vinh.

19. Tài liệu tập huấn vườn quốc gia Tam Đảo (2000), Phương pháp điều tra lâm sản ngoài gỗ. Tam Đảo 11 - 15/12/2000.

20. Phạm Công Trí (2002), Phân tích vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số Êđê tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, trường Đại Học Lâm Nghiệp.

21. Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (1998), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

TIẾNG ANH

22. Albert Ahenkan and Emmanuel Boon (2011), Non-Timber Forest

Products (NTFPs): Clearing the Confusion in Semantics. Human Ecology Department, Vrije Universiteit Brussel, Belgium

23. Ambrose-Oji (2004), The contribution of NTFPs to the livelihoods of the

‘forest poor’: evidence from the tropical forest zone of south-west Cameroon. Centre for Arid Zone Studies, University of Wales, Bangor, Gwynedd, LL57 2UW, UK

24. Charles Menzies (2007). Among the Trees; Knowledge and Management

of Non-Timber Forest Products. Susie Dain-Owens, RMES 500Q.

25. Marshall, K. Schreckenberg, A.C. Newton (2006). Commercialization of

non-timber forest products, Factors influencing success. UNEP World Conservation, United Kingdom

26. Ram Prasad (1999). Joint forest management in India and the impact of state control over non-wood forest products; Case studies suggest that state NWFP monopolies may have disadvantages for the collectors and for the forests. Germany.

27. Rebecca J. McLain and Eric T. Jones (2005), Non - Timber Forest Products management on national forests in the United States. United States Department of Agriculture.

28. Roderick P.Neumann and Eric Hirsch (2000), Commercialisation of Non - Timber Forest Products: Review and Analysis of research. CIFOR Bogor, Indonesia.

TRANG WEB

29.www.mekonginfo.org; www.ntfp.org.vn; www.mard.gov.vn;

www.thiennhien.net; www.khuyennongvn.gov.vn; www.iucn.org;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)