Xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 77)

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên LSNG LSNG

4.4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển tài nguyên LSNG

4.4.1.1. Phương hướng quy hoạch phát triển tài nguyên LSNG ở xã Cao Bồ

- Đến năm 2020, LSNG trở thành một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp của xã Cao Bồ, giá trị sản xuất LSNG chiếm trên 20% trong giá trị sản xuất lâm nghiệp thu hút nhiều lao động nông thôn vào việc thu hái, sản xuất, kinh doanh LSNG; thu nhập từ LSNG chiếm 20 - 25% trong kinh tế hộ gia đình góp phần cải thiện đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội của xã.

- Bảo tồn và phát triển sản xuất một số lồi LSNG có tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao như Thảo quả,...... Khai thác hợp lý và bền vững các loài LSNG trong rừng tự nhiên của phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh dựa trên áp dụng nghiêm ngặt các hướng dẫn, quy trình, quy phạm khai thác LSNG.

- Trồng rừng LSNG trong rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các lồi LSNG có giá trị kinh tế. Hình thành các vùng ngun liệu LSNG với quy mơ hợp lý gắn với cơ sở chế biến lâm sản, nâng cao chất lượng và mẫu mã phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến LSNG vừa và nhỏ, làng nghề thủ cơng truyền thống có sử dụng ngun liệu LSNG; mở rộng thị trường tiêu

thụ trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xác định mặt hàng chủ lực làm cơ sở định hướng phát triển vùng nguyên liệu LSNG.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực phát triển LSNG của xã.

4.4.1.2. Quy hoạch sử dụng đất để phát triển LSNG

Từ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã Cao Bồ cho thấy diện tích rừng đặc dụng là khá nhiều, do diện tích đất này thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, bao gồm cả phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Việc trồng và khai thác LSNG được thực hiện tại khu phục hồi sinh thái, trong đó người dân có trồng khoảng 386 ha Thảo quả gần bản Lùng Tao và Tham Vè. Công tác quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng được ban quản lý rừng đặc dụng, UBND xã và người dân rất quan tâm.

Đối với diện tích rừng phịng hộ và rừng sản xuất phân bố trên diện tích đất của xã thì cơng tác trồng, khai thác LSNG được người dân thường xuyên thực hiện. Trong diện tích trồng rừng của xã ngồi các lồi cây gỗ khác cịn có trồng các lồi cho LSNG như Thơng ba lá, Quế, Cọ, Tre, Mai...Một số loài cây dưới tán khác như Thảo quả, Gừng, Riềng, Nghệ, Dong riềng...

Xuất phát từ thực tiễn sử dụng đất và nhu cầu phát triển kinh tế của người dân, kết hợp với các mục tiêu phát triển bền vững trong tương tai, chúng tôi tiến hành quy hoạch phân bổ diện tích đất lâm nghiệp cho kinh doanh và phát triển LSNG trên địa bàn xã như sau:

Bảng 4.17: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất để kinh doanh phát triển LSNG giai đoạn 2011 - 2020 tại xã Cao Bồ

Loại đất

Hiện Trạng Qui hoạch kinh doanh phát triển LSNG

Diện tích ( Ha) Diện tích đất sử dụng cho LSNG Tổng diện tích ( Ha) Đất rừng khoanh nuôi Đất trồng rừng LSNG Đất trồng LSNG dưới tán Tổng diện tích tự nhiên 11.016,00 I. Đất Lâm nghiệp 8.987,70 953,00 4.047,40 2.182,40 794,00 1.103,00 1.1. Rừng đặc dụng 4.864,90 386,00 386,00 386,00 a. Rừng tự nhiên 4.392,10 386 386,00 386,00 b. Rừng trồng 275,10 c. ĐT cây bụi (Ib) 105,30 d. ĐT cây rải rác (Ic) 92,40

1.2. Rừng phòng hộ 1.329,60 377,00 1.329,60 690,60 190,00 481,00

a. Rừng tự nhiên 1.139,60 267 1.139,60 690,60 481,00

b. Rừng trồng 110,00 110 110,00 110,00

c. ĐT cây rải rác (Ic) 80,00 80,00 80

1.3. Rừng sản xuất 2.793,20 190,00 2.331,80 1.491,80 604,00 236,00

a. Rừng tự nhiên 1.727,80 16 1.727,80 1.491,80 236,00

b. Rừng trồng 498,80 143 143,00 143,00

c. ĐT cây bụi (Ib) 303,20 31 261,00 261,00 d. ĐT cây rải rác (Ic) 263,40 200,00 200,00

II. Các loại đất khác 2.028,30

(Nguồn hiện trạng: Theo số liệu thống kê đất đai của xã Cao Bồ năm 2010)

Trong đó:

Đất khoanh ni bảo vệ rừng được quy hoạch từ đất rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất, bao gồm các trạng thái rừng IIb, IIa kết

hợp trồng các lồi cây dưới tán rừng. Diện tích đất khoanh ni là 2182,4 ha. Đất trồng rừng LSNG bao gồm các diện tích đất chưa có rừng, bao gồm các trạng thái Ic, Ib được gây trồng các lồi cây như Thơng ba lá, Quế, Cọ, Tre, Nghệ,...và các loài cho LSNG khác. Diện tích đất trồng rừng LSNG là 794 ha tăng 494 ha so với trước quy hoạch.

Đất trồng rừng LSNG dưới tán rừng bao gồm các diện tích rừng IIIa1 thuộc phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (giữ nguyên 386 ha rừng Thảo quả). Trồng thêm Thảo quả, Gừng ở diện tích rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất bao gồm các trạng thái rừng IIIA1 và trạng thái rừng IIA, IIB cịn lại. Tổng diện tích cho kỳ quy hoạch là 1103 ha, tăng 434 ha so với trước quy hoạch.

4.4.1.3. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh phát triển LSNG

a. Biện pháp khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng

* Mục đích khoanh ni bảo vệ phục hồi rừng

Rừng có thành phần và cấu trúc phức tạp, ngồi các lồi cây gỗ thì dưới tán rừng có rất nhiều các lồi LSNG với nhiều công dụng và dạng sống khác nhau. LSNG dưới các tán rừng rất phong phú và đa dạng nó có vai trị quan trọng đối với cộng đồng dân cư địa phương. Khoanh nuôi bảo vệ rừng không những bảo vệ và phát triển các lồi cây gỗ, duy trì chức năng to lớn của rừng mà cịn duy trì khả năng cung cấp LSNG thường xuyên cho người dân.

Phục hồi rừng bằng con đường khoanh nuôi bảo vệ là một giải pháp phù hợp với quy luật tự nhiên, với khả năng tự duy trì và phục hồi của hệ sinh thái rừng. Để duy trì và phát triển được vốn rừng có hiệu quả trong khi vốn đầu tư ít, bảo tồn phát triển được các lồi cây bản địa có giá trị nói chung và các lồi LSNG nói riêng. Có hai biện pháp thường được sử dụng đó chính là khoanh ni tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh trồng bổ sung.

Những diện tích có rừng tự nhiên và diện tích đất rừng phục hồi trạng thái rừng IIb và IIa do các hộ dân và cộng đồng dân cư quản lý. Tổng diện tích khoanh nuôi, bảo vệ là 2182,4 ha.

* Nội dung kỹ thuật

Kết hợp cùng với lực lượng tuần tra bảo vệ của ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh, cán bộ kiểm lâm, cán bộ xã, thôn tuần tra, phát hiện, ngăn ngừa sự phá hoại của người và gia súc. Cảnh báo nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh hại rừng để có biện pháp ngăn chặn.

Những diện tích rừng được giao cho người dân nằm trong diện tích phục hồi rừng thì do các hộ gia đình quản lý, bảo vệ theo các quy định và hướng dẫn cụ thể của cán bộ khuyến nông lâm.

Việc khai thác LSNG trong các diện tích rừng khoanh ni phải đảm bảo được các nguyên tắc như: Lượng khai thác hợp lý, khơng lãng phí, hủy hoại, khơng làm ảnh hưởng đến các thành phần khác của rừng, tùy các loại LSNG mà thu hái theo các bộ phận khác nhau, dọn vệ sinh khu vực khai thác...Nhìn chung, phải khai thác một cách bền vững, có sự kiểm sốt, tạo điều kiện tốt để phục hồi và phát triển rừng.

Tiến hành trồng bổ sung ở những nơi cây tái sinh mục đích khơng đủ, thưa thớt, chất lượng cây tái sinh kém, nhiều cây phi mục đích. Lựa chọn các loài cây trồng là những cây bản địa, cây cho LSNG như Quế, Cọ, Trám...Kết hợp trồng các loài cây dưới tán rừng như Gừng, Riềng, Nghệ...vừa cho thu nhập thường xuyên, lại có thể chăm sóc và bảo vệ rừng, xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng.

b. Biện pháp trồng rừng LSNG

* Đối tượng rừng: Trồng rừng LSNG trên diện tích đất trống gồm trạng thái Ic, Ib do các hộ gia đình và cộng đồng quản lý.

cây ấy", theo đó dựa vào điều kiện lập địa của xã thì việc trồng cây Thơng ba lá và cây Quế là phù hợp.

* Diện tích trồng: Tổng diện tích trồng là 494 ha trong đó trồng Thơng ba lá là 271 ha, trồng Quế là 162 ha, cịn lại diện tích 61 ha trồng các loài cây khác như Trám, Cọ, Tre, Dong, Nghệ...

* Nội dung kỹ thuật

- Trồng Thông ba lá

+ Chuẩn bị cây giống:

Xử lý hạt và gieo hạt: Hạt Thơng giống được xử lý trong thuốc tím, sau đó ngâm ở nước 3 sơi 2 lạnh khoảng 6 tiếng. Vớt ra đem ủ đến khi nứt nanh thì đem gieo trên luống hoặc trên bầu nilon kích thước 5x12cm, đất gieo phải đảm bảo tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng.

Chăm sóc: Chăm sóc cây con trong vườn ươm đến khi đem trồng bao gồm: tưới nước, giữ ẩm cho đất hàng ngày, làm cỏ, bón phân, phịng trừ sâu bệnh hại cho cây.

Tiêu chuẩn cây đem trồng: Cây khỏe mạnh, không cụt ngọn cong queo, sâu bệnh. Tuổi cây đem trồng từ 1 - 1,5 năm, cây cao 70 - 120 cm, đường kính cổ rễ 6 - 8 mm.

+ Mật độ trồng: 2000 - 2500 cây/ha.

+ Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân và vụ thu + Làm đất, phát dọn thực bì, trồng cây:

Phát dọn thực bì: Đối với cây Thơng thì cần phát tồn diện để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng.

Đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm, đào hố trước khi trồng 1 tháng, sau đó tiến hành bón phân, lấp hố sau đó khi nào trời mưa, mát trời thì trồng.

Tiến hành xé vỏ bầu, đặt cây giữa hố, cây phải đảm bảo thẳng không bị nghiêng, lấp đất và dậm chặt đất xung quanh gốc.

+ Chăm sóc và bảo vệ rừng: Sau khi tiến hành trồng rừng cần phải chăm sóc trong 3 năm đầu nội dung chính là phát cỏ, dây leo, bụi rậm xâm lấn, xới đất vòng xung quanh gốc 0,5 - 0,8 m để giữ ẩm cho cây. Kiểm tra diện tích trồng cây xem có chết khơng để tiến hành trồng dặm. Bảo vệ rừng khỏi bị gia súc phá hoại, tăng cường cơng tác, phịng chống cháy rừng, phịng trừ sâu bệnh hại rừng, tỉa bớt cành nhánh phía dưới tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển. Chặt tỉa thưa tạo không gian dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, tăng sản lượng nhựa.

- Trồng Quế

+ Chuẩn bị cây giống:

Xử lý hạt: Hạt Quế sau khi rửa chua xử lý bằng dung dịch boocdo 1% trong 3 - 5 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi đem gieo

Gieo hạt: Đem gieo trên luống, đất gieo phải đảm bảo tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng, sau khi gieo phủ một lớp rơm rạ lên trên. Tiến hành chăm sóc, tưới nước, làm cỏ phá váng cho cây, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Khi cây này mầm hết thì rỡ bỏ rơm rạ, chăm sóc đến khi cây 1 - 2 lá thì có thể mang cấy vào bầu nilon 7x14 cm.

Chăm sóc: Đối với cây Quế con cần làm các dàn che bóng phù hợp để cây sinh trưởng tốt. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, làm cỏ phá váng, bón phân, phịng trừ sâu bệnh đến lúc mang đi trồng.

Tiêu chuẩn cây đem trồng: Cây khỏe mạnh, không cụt ngọn cong queo, sâu bệnh, tuổi cây được 1 - 1,5 năm, cây cao 50 - 70 cm, đường kính cổ rễ 4 - 5 mm.

+ Mật độ trồng: Cây Quế: 4000 - 5000 cây/ha + Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân và vụ thu + Làm đất, phát dọn thực bì, trồng cây:

bóng giai đoạn đầu.

Đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm, đào hố trước khi trồng 1 tháng, sau đó tiến hành bỏ phân, lấp hố sau đó khi nào trời mưa, mát trời thì trồng.

Tiến hành đặt cây giữa hố, vun đất và dậm chặt xung quanh gốc cây. + Chăm sóc và bảo vệ rừng: Sau khi tiến hành trồng rừng cần phải chăm sóc rừng cho đến khi khép tán (sau 4 - 5 năm), nội dung chính là phát cỏ, dây leo, bụi rậm xâm lấn, xới đất vòng xung quanh gốc 0,5 - 0,8 m để giữ ẩm cho cây. Kiểm tra diện tích trồng cây xem có chết không để tiến hành trồng dặm. Tăng cường cơng tác, phịng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, tỉa bớt cành nhánh phía dưới tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển. Chặt tỉa thưa để cây sinh trưởng tốt hơn, tăng sinh khối, tăng sản lượng vỏ Quế.

c. Biện pháp trồng cây LSNG dưới tán rừng

* Đối tượng trồng rừng: Diện tích rừng tự nhiên, rừng phịng hộ, rừng sản xuất do hộ gia đình và xã quản lý; diện tích rừng tự nhiên trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh thuộc địa bàn xã. Diện tích gây trồng thêm trong kỳ quy hoạch là 434 ha gồm 214 ha Thảo quả, 220 ha Gừng.

* Loài cây trồng

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng và trạng thái thực bì ...Những nơi rừng có độ tàn che cao như phân khu phục hồi sinh thái, rừng phịng hộ, sản xuất có độ tàn che cao như trạng thái rừng IIIA1, có độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp, có sương thì tiến hành trồng Thảo quả. Những nơi có rừng phục hồi trạng thái IIA, IIB thì trồng Gừng

* Nội dung kỹ thuật

- Trồng Thảo quả

Trồng Thảo quả bằng thân ngầm (củ): Chọn cây 1 - 2 tuổi, cây trưởng thành từ các bụi cây đã ra hoa quả. Đào lấy thân ngầm dài từ 7 - 10 cm, có đường kính 2,5 - 5 cm, thân ngầm phải có từ 2 - 3 mắt cịn tươi. Phần khí sinh chặt bớt chỉ để lại 35 - 45 cm.

Trồng Thảo quả bằng cây con gieo ươm từ hạt: Chọn gốc sai quả, quả to, đã chín thành thục, tách lấy hạt, hong cho hạt khô cho vào cát bảo quản hạt. Khi đem gieo hạt cần ngâm hạt ở nước 3 sôi 2 lạnh khoảng 8 giờ sau đó vớt ra đem ủ đến nứt nanh rồi đem gieo vào luống. Luống gieo rộng 1 m, tùy địa hình, đất được làm tơi xốp, bón phân hữu cơ hoai mục. Luống gieo phải được che bóng với độ tàn che 0,7 - 0,9 hàng ngày tưới đủ ẩm, chăm sóc đến khi cây được 1 - 1,5 năm, cây cao 60 - 80 cm, không bị sâu bệnh là đem đi trồng được. Người dân địa phương thường gieo ươm cây con ngay tại rừng để hạn chế công vận chuyển.

- Mật độ trồng: Thảo quả mật độ trồng 2000 - 3000 cây/ha.

- Thời vụ trồng: Trồng Thảo quả bằng thân ngầm thì vào tháng 4 khi cây mẹ chưa ra hoa, còn trồng bằng cây con thì từ tháng 4 - 9 vào những ngày râm mát.

- Trồng rừng:

Đào hố với kích thước 40 x 40 x 40 cm, đào hố 1 tháng trước khi trồng, rẫy xung quanh miệng hố 80 cm để lấy lớp mùn và hạn chế cỏ dại trong mấy tháng đầu sau khi trồng.

Trồng cây thân ngầm cần đặt cây giữa hố và nghiêng một góc 750. Sau đó lấp đất đầy hố, lấy chân dậm chặt, lấp đất cao hơn miệng hố 5 cm để cây không bị úng.

Đối với trồng cây con thì đặt vào giữa hố, lấp đất đầy hố và lấy chân dậm chặt xung quanh gốc, vun đất cao hơn miệng hố 0,5 cm.

Sau khi trồng vài tháng thì thực bì mọc nhiều, cần thiết phải làm cỏ kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)