Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 35 - 38)

3.2.1. Hiện trạng dân số, lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, công tác y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.1.1. Dân số, lao động, việc làm

Cao Bồ là một xã miền núi có dân số tương đối thấp với tổng dân số năm 2010 là 3902 người, mật độ dân số trung bình là 33 người/km2, có 11 thơn bản với 693 hộ dân. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 2034 người chiếm 55,31% tổng dân số. Dân số trong xã phân bố không đồng đều giữa các thôn. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 2%.

Thu nhập bình quân năm 2010 là 4,3 triệu đồng/người/năm, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 693 thì có 7 hộ giầu chiếm 1,01%; 71 hộ khá chiếm 10,2%; 177 hộ trung bình chiếm 25,5%; 112 hộ cận nghèo chiếm 16,1%; 326 hộ nghèo chiếm 47%.

Xã Cao Bồ có ba dân tộc anh em cùng sinh sống: Dao, Tày, Mơng. Trong đó dân tộc Dao chiếm 94,85%, Tày chiếm 5%, Mông chiếm 0,15%.

Như vậy, ta thấy dân số trong xã Cao Bồ chủ yếu là dân tộc thiểu số ít người. Đây là đặc điểm chung của dân số ở nhiều huyện miền núi nói chung và xã Cao Bồ nói riêng.

Về trình độ chun mơn: Dân số xã Cao Bồ phần lớn là dân tộc thiểu số, trình độ chun mơn cịn thấp. Người dân sản xuất nơng - lâm nghiệp chủ yếu là thủ công, dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bản địa nên năng suất lao động cịn thấp. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán và phương thức lao động riêng đã làm cho việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nơng - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế nhất là trong việc nhân rộng các mô hình nơng - lâm kết hợp. Dân số xã có 98,12% làm nơng nghiệp và do đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ của ngành nơng nghiệp nên vào những ngày nơng nhàn thì phần lớn lực lượng lao động khơng có việc làm. Vì vậy, việc tổ chức

và mở mang thêm các ngành nghề ở xã hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết để giải quyết công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân.

3.2.1.2. Y tế - văn hóa - giáo dục

* Về y tế

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và của cơ quan y tế huyện Vị Xuyên, công tác y tế xã Cao Bồ luôn được nâng cao, chất lượng khám chữa bệnh, các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, tiêm chủng mở rộng được thực hiện khá tốt. Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh được thực hiện đều đặn và rộng khắp.

* Về văn hóa

Ban văn hóa xã đã có chỉ đạo thực hiện sâu rộng phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tất cả 10/11 thơn bản của xã đã có nhà

văn hóa thơn, thuận tiện cho việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời và sâu rộng. Các hộ cũng đã dần có điện thoại để tiện cho liên lạc với nhau, giao lưu thông tin hàng hóa, bn bán và cơng việc. Ngồi ra, đã có 45% số hộ trong xã có tivi đảm bảo nhu cầu tin tức cập nhật và giải trí sau những ngày đi làm về.

* Về giáo dục

- Bậc mầm non: Tổng số có 15 nhóm lớp, với 240 cháu. Trong đó: nhóm trẻ có 3 nhóm = 50 cháu. Mẫu giáo 12 lớp = 190 học sinh. Huy động trẻ ra lớp: trẻ từ 0 - 2 tuổi 190/198 cháu đạt 96%, trẻ từ 3 - 5 tuổi 154/174 cháu đạt 92%.

Giáo viên: Có 20 người, trong đó ban giám hiệu 2; y tế học đường 1; giáo viên đứng lớp 17 người.

Về cơ sở vật chất: Phòng học kiên cố 8 phịng tại trường chính, 2 phịng học cấp IV tại thơn Bản Dâng. Nhà gỗ có 3 phịng; học nhờ, học tạm 6 phịng tại các thơn bản.

- Bậc tiểu học: 22 lớp = 271 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học học sinh giỏi đạt 3,34%, tỷ lệ học học sinh khá đạt 19,33%, tỷ lệ học học sinh yếu đạt 9,7%, tỷ lệ chuyển lớp đạt 90,33%, học sinh chuyển cấp đạt 100%, duy trì sỹ số học sinh đạt 100%.

- Bậc trung học cơ sở có: 10 lớp = 274 học sinh. Tỷ lệ học học sinh khá đạt 2,3%, tỷ lệ học học sinh yếu đạt 24,17%, tỷ lệ huy động thanh thiếu niên vào học lớp 6 đạt 98%, tỷ lệ chuyển lớp đạt 78,82%, học sinh chuyển cấp đạt 92,5%, duy trì sỹ số học sinh đạt 98,7%.

3.2.1.3. Giao thông - thủy lợi - Điện

* Giao thông

Xã Cao Bồ là một xã vùng cao của huyện, nằm cách trung tâm huyện 18 km. Hiện có hai con đường ơ tơ đi vào đến trung tâm xã, một đường đi vào từ km 3 thị xã Hà Giang, đường còn lại đi vào từ km 16 Vị Xuyên. Hai con đường này đều giải cấp phối hiện đã xuống cấp, 3 thơn có đường ơ tơ đi qua trung tâm xã, 8/11 thơn bản cịn lại có đường xe máy đi đến trung tâm thôn. Xây dựng được 2 cầu treo với tổng số vốn hơn bảy trăm triệu đồng. UBND xã luôn chú trọng tu sửa các tuyến đường trục chính và liên thơn bản, mở thêm các đường dân sinh, tu sửa các cống đã bị sập.

* Thủy lợi

Các cơng trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, cấp nước sinh hoạt, điện lưới quốc gia được đầu tư xây dựng. Hiện xã đang thi công 5 đập và kênh mương tại thôn Tham vè, Thác tăng, Thác tậu, Khuổi lng, Chất tiền. Trong đó: đập và kênh mương tại thôn Tham vè đã bàn giao đưa vào sử dụng. Đang thi cơng 2 cơng trình nước sạch tại thơn Chất tiền, Tham Cịn.

* Điện

Công tác đưa điện thắp sáng và sử dụng đến các thôn bản được xã chú trọng. Do điều kiện địa hình đến các xã khó khăn nên hiện nay xã Cao Bồ có

7/11 thơn có điện lưới quốc gia. Các thôn khác đã chủ động sử dụng máy phát điện nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình.

Có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo của các cấp, các ban ngành và tồn thể nhân dân trong xã. Bên cạnh đó cịn có sự giúp đỡ và đầu tư của Nhà nước, tỉnh, huyện và các tổ chức khác, đặc biệt là chương trình 135 của Chính Phủ. Tuy nhiên, địa hình có nhiều đồi núi dốc, bị chia cắt đã gây nhiều khó khăn cho việc giao lưu hàng hóa giữa các thơn, các xã trong huyện, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)