Đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 45 - 51)

4.1. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của LSNG tại xã Cao Bồ

4.1.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ

4.1.1.1. Thống kê tài nguyên LSNG trên địa bàn xã Cao Bồ

Sự đa dạng và phong phú của thực vật rừng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để bảo tồn và phát triển những giá trị vốn có của rừng trong đó có tài nguyên LSNG. Mức độ đa dạng của thực vật cho LSNG được thể hiện qua số lượng các loài, họ, ngành.

Qua điều tra thực địa kết hợp với các phương pháp điều tra khảo sát khác, đề tài đã bước đầu xác định được thành phần các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu:

Bảng 4.1: Thống kê tài nguyên LSNG theo ngành, họ, loài tại xã Cao Bồ

STT Ngành Số họ Số loài Tỷ lệ theo loài (%) 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 9 10 3,79 2 Hạt trần (Gymnospermae) 4 6 2,27 3 Hạt kín (Magnoliphyta) 77 248 93,94 3.1 Lớp một lá mầm (Liliopsida) 12 46 17,42 3.2 Lớp hai lá mầm (Magnolioipsida) 65 202 76,52 Tổng 90 264 100

Qua bảng 4.1 cho thấy LSNG tại xã Cao Bồ thuộc 3 ngành, 90 họ, 264 lồi. Trong đó, ngành Hạt kín có số họ (77 họ) và số lồi lớn nhất (248 loài) chiếm 93,94 %, lớp hai lá mầm có 65 họ, 202 loài chiếm tỷ lệ 76,52% nhiều hơn so với lớp một lá mầm (46 loài chiếm 17,42%). Ngành Dương xỉ có 9 họ, 10 lồi

chiếm tỷ lệ 3,79%, ít nhất là ngành Hạt trần có 4 họ, 6 lồi chiếm 2,27%.

Do tài nguyên rừng của xã còn nhiều và một phần nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh nên mức độ đa dạng của các lồi thực vật nói chung và các lồi LSNG nói riêng cũng cao hơn so với các nơi khác.

Dương xỉ Hạt trần Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm 3,79% 2,27% 17,42% 76,52%

Biểu đồ 4.1: Hiện trạng LSNG theo ngành, họ, loài tại xã Cao Bồ

Như vậy, tài nguyên LSNG tại khu vực nghiên cứu là hết sức đa dạng. Đây chính là nguồn thức ăn, nguồn dược liệu cho nhu cầu của người dân, nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

4.1.1.2. Dạng sống của LSNG tại khu vực nghiên cứu

Bên cạnh sự đa dạng về thành phần lồi, họ, ngành, LSNG cịn cho thấy sự đa dạng về dạng sống khác nhau thể hiện sự thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu ở đây. Kết quả điều tra, phân loại dạng sống của LSNG tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.2:

Bảng 4.2: Phân loại LSNG theo dạng sống tại khu vực nghiên cứu STT Dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ % 1 Thân thảo 79 29,92 2 Gỗ lớn 46 17,42 3 Gỗ nhỏ 62 23,48 4 Cây bụi 36 13,64 5 Tre 8 3,03 6 Cau dừa 4 1,52 7 Dây leo 29 10,98 Tổng 264 100

Các loài LSNG tại xã Cao Bồ phân bố ở nhiều dạng sống khác nhau từ thân gỗ, Cây bụi đến Dây leo, Thân thảo, Cau dừa...Trong đó, nhiều nhất là Thân thảo có 79 lồi chiếm 29,92% chủ yếu là các lồi có giá trị như Thảo quả, Gừng, các loại rau, Cỏ...phục vụ cho nhu cầu và thu nhập của người dân, thức ăn cho gia súc.

Nhóm các lồi cây Gỗ lớn, Gỗ nhỏ lần lượt là 62 loài và 46 loài chiếm 23,48% và 17,42%, nhóm này chủ yếu là các lồi cây như Trám, Quế, Giổi, Nhội... cung cấp thức ăn, dược liệu, cây cảnh...

Nhóm ít nhất là thân Tre có 8 lồi chiếm 3,03% và Cau dừa có 4 lồi chiếm 1,52%, tuy nhiên giá trị sử dụng cũng khá lớn cung cấp măng ăn, vật liệu xây dựng, đan lát như Tre, Vầu, Trúc, Cọ...

Cịn lại nhóm Cây bụi và Dây leo chiếm tỷ lệ ở mức trung bình gồm có 36 lồi và 29 lồi chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,64% và 10,98% chủ yếu là các lồi cho dược liệu, ngun liệu cơng nghiệp, cây cảnh...như Hà Thủ Ơ, Khúc khắc, dây Máu Chó, Mây, Ngũ gia bì...đều là những lồi có giá trị được phân bố ở các trạng thái rừng khác nhau.

29,92% 1,52% 10,98% 3,03% 13,64% 17,42% 23,48% Thân thảo Gỗ lớn Gỗ nhỏ Cây bụi Tre Cau dừa Dây leo

Biểu đồ 4.2: Dạng sống của LSNG tại xã Cao Bồ

Tìm hiểu về dạng sống của thực vật cho LSNG giúp ta đánh giá được giá trị và thành phần loài theo dạng sống, biết được đặc tính sinh vật học của từng dạng sống, từ đó đề ra được biện pháp kỹ thuật lâm sinh để quản lý và phát triển chúng theo hướng tốt nhất phù hợp với nhu cầu của người dân cũng như sự cần thiết của thị trường LSNG.

4.1.1.3. Phân loại giá trị sử dụng của tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ

Việc phân loại LSNG được nhiều các tác giả quan tâm và đã đưa ra nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Tuy nhiên, để làm rõ được vai trò của LSNG đối với đời sống của cộng đồng dân cư của xã thì việc phân loại theo giá trị sử dụng là hợp lý và cần thiết.

Số lượng loại LSNG từ các loài ở xã Cao Bồ là khá đa dạng và phong phú, được thể hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.03:

Bảng 4.3: Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng tại xã Cao Bồ

STT Mục đích sử dụng Số lượng lồi Tỷ lệ %

1 Nhóm cho lương thực, thực phẩm 99 37,50

2 Nhóm cho dược liệu 237 89,77

3 Nhóm cho NLCN, thủ cơng mỹ nghệ, XD 106 40,15

4 Nhóm cho cây cảnh 20 7,58

5 Nhóm cho mục đích khác 53 20,08

(Tỷ lệ % được tính bằng số lồi theo nhóm giá trị sử dụng so với tổng số 264 lồi điều tra được)

89,77% 37,50% 40,15% 7,58% 20,08% Nhóm cho lương thực, thực phẩm Nhóm cho dược liệu Nhóm cho NLCN, thủ cơng mỹ nghệ, XD Nhóm cho cây cảnh Nhóm cho mục đích khác

Biểu đồ 4.3: Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng

Trong tổng số 264 lồi có đến 515 loại LSNG phân theo giá trị sử dụng, qua đó cho thấy một số lồi cho từ hai công dụng trở lên là tương đối nhiều. Chỉ có 71 lồi là có một cơng dụng.

Phần lớn LSNG được người dân sử dụng để làm thức ăn hàng ngày, để bán và làm dược liệu, vật liệu xây dựng...Chúng có vai trị to lớn trong đời sống của cộng đồng dân cư ở đây.

Các loài cho LSNG là dược liệu khá phong phú và dồi dào có tới 237 loại chiếm 89,77%, chủ yếu được sử dụng chữa các bệnh thông thường, bồi bổ cơ thể...như Khúc khắc, Bạc hà, Huyết đằng, Đảng sâm....nhiều lồi có giá trị về mặt kinh tế, chế tạo ra các loại dược phẩm quý giá như cây Đỏ ngọn, Hà Thủ Ơ...

Nhóm cho lương thực thực phẩm có 99 loại chiếm 37,50%, được người dân sử dụng khá nhiều như Rau dớn, Măng, Chuối rừng, Trám,...Một số được làm gia vị và có giá trị kinh tế cao như Thảo quả, Gừng, Riềng,...

Nhóm cho nguyên liệu công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng có 106 loại chiếm 40,15%, những loại được người dân địa phương thường dùng làm vật liệu để làm lán, cầu, dụng cụ như Tre, Mây, Cọ...các loại cây cho sợi như Hu đay,...cây cho thuốc màu nhuộm như Củ nâu, Sim...cung cấp nguyên liệu cơng nghiệp như Chè,...Một số cho hóa chất đa tác dụng cho sản phẩm LSNG như Trám trắng, Màng tang, Quế...Đây chính là nguồn nguyên liệu cần thiết cung cấp cho các ngành công nghiệp như chế biến, chế tạo mỹ phẩm, dược liệu, hóa học, làm gia vị hay được dùng thay cho dầu mỡ động vật…

Nhóm cho cây cảnh có 20 loại chiếm 7,58%, chủ yếu là các lồi cây cho bóng mát đường phố, cây cảnh như Móng bị, Phượng, Sữa, Đa, Ngũ Gia Bì... Đây là nguồn tài ngun có tiềm năng được người dân quan tâm và phát triển sẽ là nguồn thu lợi rất lớn.

Nhóm cho mục đích khác có 53 lồi chiếm 20,08%, bao gồm các lồi cây cho LSNG như lá gói thức ăn, cây duốc cá, thức ăn gia súc...Chủ yếu như lá Dong, lá Gừng, cây Duốc cá, các loại Cỏ...Đây cũng là những vật dụng mà người dân hay sử dụng khi lên rừng, chủ yếu được sử dụng gần gũi trong đời sống thường ngày và nó gắn liền với các tri thức bản địa, phương cách sinh hoạt của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)