Đánh giá tiềm năng của tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 58 - 65)

4.1. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của LSNG tại xã Cao Bồ

4.1.3. Đánh giá tiềm năng của tài nguyên LSNG tại xã Cao Bồ

4.1.3.1. LSNG dưới các trạng thái rừng

Kết quả điều tra LSNG theo các tuyến đi qua các trạng thái rừng khác nhau cho thấy giữa các trạng thái rừng khác nhau có sự kế thừa các lồi cho LSNG. Trong đó trạng thái rừng phục hồi (208 lồi) lại có các lồi cho LNSG nhiều hơn so với trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình (164 lồi), trạng thái đất trống cây bụi (116 loài) là cho các lồi ít nhất. Do trạng thái rừng phục hồi có sự kế thừa của cả hai trạng thái rừng nghèo và đất trống cây bụi. Tuy nhiên, ở trạng thái rừng phục hồi tần suất xuất hiện của các lồi ít hơn và những lồi có giá trị cũng ít hơn so với trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình như Thảo quả, Khúc khắc, Huyết đằng, Mây...

Bảng 4.6: Số lượng loài cho LSNG ở các trạng thái rừng tại xã Cao Bồ

STT Trạng thái rừng Số loài cho LSNG Tỷ lệ %

1 Rừng nghèo, TB (IIIa1, IIIa2) 164 62,12

2 Rừng phục hồi (IIa, IIb) 208 78,79

3 Đất trống cây bụi (Ib, Ic) 116 43,94

(Tỷ lệ % được tính bằng số lồi theo từng trạng thái rừng so với tổng số 264 loài điều tra được)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rừng nghèo, TB (IIIa1, IIIa2) Rừng phục hồi (IIa, IIb)

Đất trống cây bụi (Ib, Ic) Tỷ lệ % so với 264 loài Trạng thái rừng Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.4: Số loài ở các trạng thái rừng khác nhau

Để tính được ưu thế các lồi LSNG ở các trạng thái rừng, dùng trị số F% thuyết minh cho tần xuất xuất hiện của từng loài LSNG ở các trạng thái rừng cho thấy F% > 2% có thể xem như là lồi ưu thế. Kết quả tính tốn F% cho các trạng thái rừng được thể hiện ở các bảng 4.7, 4.8, 4.9 và các biểu đồ 4.05, 4.06, 4.07 dưới đây:

Bảng 4.7: Tần xuất xuất hiện F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng IIIa1, IIIa2

STT Tên LSNG Tên quốc tế F F%

1 Thảo quả Amomum aromaticum Roxb 56 5,67

2

Lá dong

Phrynium placentarium (Lour.) Merr. (P.

parviflorum Roxb.) 36 3,65

3 Sẹ Alpinia globosa (Lour.) Horan 33 3,34

4 Trầu rừng Piper chaudocanum C. D 28 2,84

5 Cẩu tích Cibotium barometz (L.)J.E. Sm 26 2,63 6 Huyết đằng Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd.et Wils 25 2,53 7 Vầu đắng Indosasa angustata (Mechua) 24 2,43 8 Khúc khắc Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim 23 2,33 9 Dương xỉ thường Cyclosorus parasiticus (L.) Farw 22 2,23

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 T hảo quả lá dong Sẹ T rầu rừng Cẩu t ích Huyết đằng Vầu đắng Khúc khắc Dương xỉ t hường Mây F% Tần xuất xuất hiên F% LSNG

Biểu đồ 4.5: F% các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng IIIa1, IIIa2

Các loài LSNG ở trạng thái rừng này đều có giá trị kinh tế cao và rất cần thiết đối với người dân địa phương, đặc biệt Thảo quả là nguồn thu chính từ LSNG của 6 thơn trong xã. Các lồi cây mà người dân thường xuyên thu hái lám thức ăn như Vầu đắng, làm dược liệu quý như Khúc Khắc, Huyết đằng...Vật liệu như Mây và cho hàng hóa bán như lá Dong, Sẹ...Đây cũng là nguồn thu nhập thường xuyên của người dân trong những ngày nông nhàn. Qua đó phản ánh được vai trị to lớn mà LSNG mang lại cho người dân nơi đây.

Bảng 4.8: Tần xuất xuất hiện F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng IIa, IIb

STT Tên LSNG Tên quốc tế F F%

1 Cây Cọ Rhapis Excelsa (Lady Palm) 28 3,01

2 Quế Cinnamomum cassia Presl 24 2,58

3 Rau dớn Diplazium esculentum (Retz.)Sw 22 2,37 4

Lá Dong

Phrynium placentarium (Lour.) Merr. (P.

parviflorum Roxb.) 21 2,26

5 Sẹ Alpinia globosa (Lour.) Horan 20 2,15

6 Vầu đắng Indosasa angustata (Mechua) 20 2,15 7 Cây Đỏ ngọn Cratoxylum pruniflorum Kurtz 20 2,15

8 Chuối rừng Musa acuminata Colla 19 2,05

9 Gừng Zinziber Officinale Rosc 19 2,05

0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 Cọ Quế Rau dớn Lá Dong Sẹ Vầu đắng Cây Đỏ ngọn Chuối rừng Gừng Ba soi F% Tần xuất xuất hiện (F%) LSNG

Biểu đồ 4.6: F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng IIa, IIb

Đối với trạng thái IIa, IIb chúng ta bắt gặp nhiều loại LSNG nhưng tần xuất khơng lớn, các lồi này đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dân, một số có vai trị khá quan trọng như Quế, Gừng...làm thức ăn hàng ngày như Rau dớn, Vầu đắng, Chuối rừng...Đặc biệt, Lá Cọ được người dân trồng để lợp nhà, làm vật liệu xây dựng khác, một số loại LSNG khác làm dược liệu, hàng hóa như cây Đỏ ngọn, lá Dong,...Như vậy, ở trạng thái rừng này có thể kết hợp phát triển, nhân trồng các lồi LSNG có giá trị vừa mang lại thu nhập cho người dân, vừa bảo vệ và phục hồi rừng. Các loài được lựa chọn nhân trồng như Quế, Cọ, Gừng, Riềng...

Cịn lại trạng thái đất trống thì LSNG là ít nhất trong ba trạng thái, các lồi xuất hiện ở đây có giá trị khơng cao, chủ yếu là làm thức ăn như Rau dớn, Chuối, Măng, Giang...một số loài cho dược liệu chữa các bệnh thông thường như cỏ Cứt lợn, Rau Tàu bay...một số người dân lấy bán như Chít, lá Dong...Nhìn chung, các lồi cho LSNG ở trạng thái này đều khơng cho hàng hóa lớn, chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân. Do đó, để cải thiện và nâng cao thu nhập người dân thì việc trồng các lồi cây LSNG có giá trị, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã là cần thiết.

Bảng 4.9: Tần xuất xuất hiện F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng Ib, Ic

STT Tên LSNG Tên quốc tế F F%

1 Guột Dicranopteris dichotoma (Thunb.) Bernh 31 4,62 2 Rau dớn Diplazium esculentum (Retz.)Sw 25 3,73 3 Chít Microstegtum vagans (Nees ex Steud.) A. camus 22 3,28

4 Chuối rừng Musa acuminata Colla 20 2,98

5 Cỏ Tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv 20 2,98 6 Bòng bong Lygodium microphyllum (Cav.) R. Br 19 2,83 7 Tàu bay Crassocephalum crepidioides (Benth.) S.Moore 18 2,68

8 Mua Melastoma candium D.Don. 17 2,53

9 Bướm bạc Mussaenda pubescens Ait.f 16 2,38 10 Giang Maclurochloa vietnamensia Sp.nov 15 2,24 11 Cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Press 15 2,24 12

Lá Dong

Phrynium placentarium (Lour.) Merr. (P.

parviflorum Roxb.) 14 2,09

13 Mâm xôi Rubus alceaefolius Poir 14 2,09

14 Cỏ Cứt lợn Ageratum conyzoides L. 14 2,09 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 Guột Rau dớn Chít Chuối rừng Cỏ Tranh Bịng bong Tàu bay Mua Bướm bạc Giang Cỏ gà Lá Dong Mâm xơi Cỏ Cứt lợn F% Tần xuất xuất hiện (F%) LSNG

Biểu đồ 4.7: F% của các loài LSNG ưu thế ở trạng thái rừng Ib,Ic

Tóm lại, LSNG ở các trạng thái rừng khác nhau của xã Cao Bồ phản ánh được sự đa dạng và phong phú về thành phần lồi, cơng dụng, dạng sống.

Chúng gắn bó với đời sống nhân dân ở đây, với mỗi một trạng thái chúng ta thấy xuất hiện các lồi LSNG có giá trị khác nhau. Do đó, biết được LSNG dưới các trạng thái rừng và những loài nào cần thiết đối với người dân chúng ta có thể tác động các giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển chúng một cách phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cho người dân.

4.1.3.2. Khả năng gây trồng, phát triển một số loài LSNG quan trọng

Để có thể sử dụng nguồn tài nguyên LSNG được lâu dài, cung cấp đủ cho hiện tại mà khơng làm tổn hại trong tương lai thì kế hoạch nhân trồng các lồi có giá trị kinh tế cao là một hướng đi đúng đắn. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, do đó cần phải xây dựng các mơ hình đem lại hiệu quả cao, bền vững vừa tăng thu nhập cho người dân lại bảo vệ được rừng và môi trường.

Do xã cịn diện tích rừng tự nhiên khá lớn, độ che phủ cao nên việc phát triển trồng các loài cây dưới tán rừng là khả quan, trong đó phát triển trồng cây Thảo quả trong rừng tự nhiên mang lại thu nhập cao cho người dân, kết hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng rất tốt. Hiện tại các hộ gia đình trong toàn xã đã trồng được 621 ha Thảo Quả, chủ yếu được trồng trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cơn Lĩnh và diện tích rừng tự nhiên của xã.

Những trạng thái rừng phục hồi được người dân trồng Cọ làm vật liệu xây dựng, trồng cây Quế lấy vỏ, trồng Chè, trồng Gừng. Đây là một trong những tiềm năng để phát triển LSNG trong tương lai nếu được quy hoạch và phát triển một cách hợp lý, giúp cho người dân có thu nhập ổn định. Do vậy, cần phải có biện pháp khoanh ni phục hồi rừng, kết hợp với trồng bổ sung các loài cây LSNG làm giàu rừng để bảo vệ và phát triển rừng tốt nhất.

Trạng thái đất trống có thể kết hợp trồng cỏ chăn ni, trồng các lồi cây LSNG đặc sản, vừa gây rừng, lại cho thu nhập trong tương lai. Để lựa

chọn được các loài cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai thì tập đồn cây bản địa là có ưu thế hơn cả. Hiện tại người dân đang gây trồng nhiều loài LSNG khác nhau, bước đầu đã cho những thành công đáng kể như Thông ba lá, Quế, Trám,…

Bảng 4.10: Một số loài cho LSNG được gây trồng tại xã Cao Bồ

TT Loại LSNG Diện tích gây trồng (ha)

1 Thảo quả 621 2 Quế 28 3 Thông 150 4 Gừng 32 5 Cọ 54 6 Tre, mai 17 7 Cỏ chăn nuôi 15 8 Các loại LSNG khác 36 Tổng 953

Do người dân ý thức được cần phải bảo vệ rừng thì mới có thể trồng được Thảo quả và các lồi cây LSNG khác nên việc quản lý rừng gặp nhiều thuận lợi. Qua đó, việc lựa chọn các lồi cây LSNG có giá trị để nhân trồng trong cộng đồng là rất cần thiết.

Như vậy, tiềm năng để có thể phát triển một số loài LSNG quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân cư là rất lớn. Do đó, cần phải quan tâm đưa các mơ hình phát triển LSNG có hiệu quả kinh tế, thơng tin đến người dân để tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật để yên tâm sản xuất và đầu tư trồng rừng LSNG.

Hình 1: Mơ hình trồng Thảo Quả Hình 2: Mơ hình trồng Quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)