Giá trị kinh tế của một số LSNG quan trọng trong đời sống cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 70 - 75)

4.2. Phân tích vai trị của LSNG đối với đời sống cộng đồng dân cư tại xã

4.2.3. Giá trị kinh tế của một số LSNG quan trọng trong đời sống cộng

đồng xã Cao Bồ

4.2.3.1. Phân loại kinh tế hộ có sự tham gia

Qua kết quả điều tra phỏng vấn các hộ gia đình, phân loại kinh tế hộ có sự tham gia, tập hợp kết quả cho thấy một sự so sánh tương đối về thu nhập và tài sản của các nhóm hộ. Đề tài đã phân ra làm 3 nhóm hộ: nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ nghèo. Bảng 4.13: Số hộ theo nhóm kinh tế Nhóm kinh tế hộ Số hộ Tỷ lệ % I - Nhóm hộ khá 13 14,44 II - Nhóm hộ trung bình 45 50,00 III - Nhóm hộ nghèo 32 35,56 Tổng 90 100 Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo 14,44% 50% 35,56%

Qua đó cho chúng ta thấy số hộ khá ở địa phương chỉ chiếm 14,44%, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao đến 35,56%. Như vậy, đã phản ảnh cuộc sống của người dân ở đây cịn rất khó khăn, xuất phát từ nhiều ngun nhân khác nhau. Cuộc sống của người dân phụ thuộc vào rừng nhiều. Những hộ khá đã tận dụng được điều kiện đất đai, trồng nhiều Thảo Quả và các lồi cây khác, biết cách chăn ni và bn bán. Tuy nhiên, ngồi thu nhập chính từ trồng lúa, chăn ni thì LSNG cũng đóng một vài trị quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo.

4.2.3.2. Phân tích thu nhập của các nhóm kinh tế hộ từ LSNG

Để thấy rõ hơn sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên rừng và vai trị của các lồi LSNG đối với việc phát triển kinh tế của các hộ gia đình, chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân trên 6 thôn của xã. Qua đó, có thể nắm bắt sơ bộ được tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên LSNG trong cộng đồng dân cư.

Kết quả tại bảng 4.14 đã xác định được tình hình thu hoạch và sử dụng 8 loại LSNG chính.

Bảng 4.14: Sự phụ thuộc của cộng đồng đối với LSNG

STT Loại LSNG Số hộ lấy Số hộ có bán 1 Thảo quả 62 62 2 Rau dớn 90 12 3 Gừng 55 21 4 Vầu đắng 89 23 5 Chuối rừng 39 2 6 Cọ 84 14 7 Mây 64 8 8 Lá Dong 83 19

Qua bảng cho ta thấy hầu hết các hộ đều tham gia thu hái LSNG trên rừng, số lượng lấy theo nhu cầu của từng hộ. Một số loại LSNG được lấy và sử dụng nhiều trong cộng đồng như Rau dớn, Vầu đắng, Cọ, lá Dong. Tuy nhiên sản phẩm trở thành hàng hóa lớn nhất phải kể đến là Thảo quả, Vầu đắng, Gừng. Sở dĩ Thảo quả cho giá trị lớn nhưng chỉ có 2/3 số hộ trồng, khai thác là do một số thôn điều kiện đất đai không phù hợp cho trồng Thảo quả, đa số các hộ trồng được đều gần với khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh.

Trong 8 loại LSNG chủ yếu được người dân thu hái thì đều được bán ra trên thị trường, nhưng số lượng vẫn cịn khá ít, trong đó Chuối rừng là ít nhất, sản phẩm của loại mặt hàng này chính là Chuối quả khơ.

Đa số người dân khi được phỏng vấn đều mong muốn được bán các sản phẩm ra thị trường nhưng do điều kiện giao thơng đi lại khó khăn, ít khách vào trong thôn mua, nếu mang ra ngồi thì vận chuyển khơng được nhiều. Các sản phẩm bán ra chủ yếu là tiện đường thì khách mua, một số hộ gần chợ trung tâm Thành phố và huyện thì mang bán.

Nhìn chung, tiềm năng các mặt hàng LSNG có thể cung cấp cho thị trường lân cận, đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Để có thể đưa các mặt hàng này đến tay người tiêu dùng thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại là rất quan trọng. Thương mại, dịch vụ không phát triển, cộng đồng dân cư chỉ quanh quẩn trong xã, làm nông nghiệp và khai thác LSNG phục vụ cho nhu cầu của mình. Vì vậy, tỷ lệ đói nghèo ở xã vẫn còn rất cao. Mặc dù, LSNG thì rất đa dạng và phong phú nhưng thu nhập của họ lại rất thấp, cho dù đây cũng là nguồn thu chính của họ sau nơng nghiệp và chăn ni. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp phát triển LSNG, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống xã hội, xóa đói, giảm nghèo là rất cần thiết.

4.2.3.3. Thu nhập từ LSNG theo nhóm kinh tế hộ

Trên cơ sở phát hiện ra 08 lồi LSNG chính có vai trị lớn đối với đời sống cộng đồng dân cư địa phương. Tiến hành đánh giá thu nhập của 03 nhóm kinh tế hộ từ các loại LSNG này. Các loại LSNG mà các hộ thu hoạch được xác định khối lượng và quy ra tiền theo thời giá hiện tại ở địa phương. Việc quy ra tiền bao gồm cả loại hộ sử dụng trong gia đình và bán ra thị trường. Từ đó sẽ giúp chúng ta hiểu biết và có thơng tin rõ ràng về vai trò của LSNG trong đời sống kinh tế của cộng đồng.

Bảng 4.15: Thu nhập LSNG theo nhóm kinh tế hộ

Nhóm kinh tế hộ

Thu nhập theo loại LSNG (đồng/hộ/năm) Tổng thu

nhập từ LSNG (đồng/năm)

Thảo quả Rau

dớn Gừng Vầu đắng Chuối rừng Cọ Mây dong I 37.476.923 382.154 225.556 357.692 114.800 267.222 122.667 110.000 39.057.014 II 25.666.667 351.289 201.552 339.091 161.933 416.744 160.706 191.628 27.489.609 III 16.800.000 338.750 166.765 299.375 207.053 588.281 168.000 197.500 18.746.974 Trung bình 26.647.863 357.398 197.957 332.053 161.262 424.083 150.458 166.376 28.431.199

Kết quả cho thấy thu nhập từ các loại LSNG chính cho các nhóm kinh tế hộ là khác nhau. Trong đó nhóm hộ khá (I) có thu nhập từ Thảo quả lớn hơn so với nhóm hộ trung bình (II) và hộ nghèo (III). Cịn đối với các loại LSNG khác thì thu nhập của nhóm hộ nghèo (III) lại cao hơn so với nhóm hộ trung bình (II) và nhóm hộ khá. Thảo quả chủ yếu được bán trên thị trường mang lại hiệu quả kinh tế lớn, thu nhập bình quân gần 27.000.000 đồng/hộ/năm. Trong khi đó, các loại LSNG chính khác thì chủ yếu được cộng

đồng dân cư sử dụng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình, việc bán ra là khá ít. Thu nhập của các hộ quy ra tiền mỗi năm từ các loại LSNG như Măng, Rau dớn, Gừng ...khoảng 150.000 - 450.000 đồng/hộ/năm.

- 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 45.000.000 I II III Thu nhập theo loại LSNG (đồng/hộ/năm ) Nhóm kinh tế hộ Đồng 0

Biểu đồ 4.9: Thu nhập từ các loại LSNG chính theo nhóm kinh tế hộ

Tổng thu nhập từ các loại LSNG chính biến động khá lớn theo nhóm kinh tế hộ từ 18.746.974 đồng (nhóm III) - 39.057.014 đồng (nhóm I). Qua đó cho thấy thu nhập của các nhóm kinh tế hộ là khá cao và Thảo quả là có vai trị rất quan trọng trong thu nhập chính từ LSNG. Nếu chỉ tính cho các loại LSNG chính khác mà khơng có Thảo Quả thì thu nhập của các nhóm hộ từ 1.580.091 đồng (nhóm I) - 1.946.974 đồng (nhóm III). Thu nhập từ LSNG giúp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong năm, các hoạt động sinh hoạt, ăn uống,...Do vậy, trừ các chi phí sản xuất đi thì thu nhập cịn lại cho người dân là khơng nhiều nhưng nó có ý nghĩa và vai trị rất lớn trong cuộc sống hiện tại cho cộng đồng dân cư ở đây. Ngoài những khoản thu chính trong gia đình từ trồng lúa và chăn ni thì thu nhập từ LSNG đối với họ là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)