Tình hình sản xuất của các ngành kinh tế khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 41 - 45)

3.3. Tình hình sản xuất nơng, lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác

3.3.3. Tình hình sản xuất của các ngành kinh tế khác

- Thương mại, dịch vụ

Xã đã xây dựng được chợ để người dân và thương nhân buôn bán và hàng tuần đều họp chợ vào ngày thứ hai, tuy nhiên do đường giao thơng khó khăn nên hàng hóa vận chuyển vào chưa nhiều, chưa đa dạng, các sản phẩm người dân làm ra cũng như các sản phẩm LSNG cũng chưa được bày bán nhiều. Do cũng chỉ bà con nhân dân trong xã đi chợ, các mặt hàng đó thì nhà ai cũng có, người dân chủ yếu đi chợ để mua hàng ở bên ngồi mang vào. Các thơn cũng đã có nhiều hộ dân bn bán hàng hóa, dịch vụ, bước đầu đã cung ứng được hàng hóa cho người dân địa phương. Hiện các thương nhân cũng đã thuê ô tô chở hàng vào và gửi ở nhà người quen để bán hàng tuần, nên hàng hóa cũng dần được cải thiện.

- Du lịch

Cao Bồ là một xã vùng III của huyện Vị Xuyên, với ba dân tộc anh em cùng sinh sống là dân tộc Dao, dân tộc Tày và dân tộc Mông, dân tộc Dao chiếm phân đa với 94,85%, Tày chiếm 5%, Mông chiếm 0,15%. Tuy chỉ duy nhất có ba dân tộc cùng sinh sống nhưng cũng tạo nên những sắc thái văn

hóa sinh động, kỳ diệu nhất là trang phục của dân tộc Dao, nó chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng cho cuộc sống cũng như trong các sinh hoạt gia đình và cá nhân (lễ cưới, thờ cúng,…). Tục thờ Long Khuyên - Bàn Vương của người Dao. Trên quần áo của phụ nữ Dao, Tày thể hiện sự khỏe khoắn, khát vọng, có sự kín đáo thướt tha với những đường nét hoa văn, họa tiết, thêu tay rất tỷ mỉ, khéo léo, hình hài gần với thiên nhiên.

Ẩm thực cũng là một yếu tố văn hóa vật thể, những món ăn của từng tộc người không chỉ mang lại hương vị riêng mà còn thể được bản sắc thiên nhiên vùng miền gắn liền với cuộc sống con người. Ta đến với những món ăn gợi cảm của dân tộc Dao, Tày được chế biến từ cá (cá nướng, luộc, muối chua,…), thịt lợn hun khói, sơi ngũ sắc của đồng bào dân tộc Dao vào tết thanh minh. Cao Bồ cịn có chè shan tuyết cổ thụ cao vài chục mét với tuổi thọ hàng trăm năm. Hiện Nhà nước đã lấy 6 cây chè shan tuyết cổ thụ đem về trồng ở lăng Bác.

Văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú về loại hình như lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày. Tết nhảy (Giàng chảo dao) của dân tộc Dao được tổ chức nhảy vào đêm mùng một tết và ngày 15 rằm tháng giêng và tháng 7 âm lịch, thể hiện tính tâm linh của dân tộc.

Về du lịch ở xã Cao Bồ hiện nay có làng văn hóa dân tộc Dao và khu du lịch sinh thái thôn Lùng Tao - xã Cao Bồ.

- Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp

Trên địa bàn xã đã có một số doanh nghiệp và hợp tác xã vào đầu tư sản xuất như Công ty chè Hùng Cường, HTX Tân Thành định hướng bước đầu thu mua chè của người dân, sơ chế chè nguyên liệu. Đây là cơ hội tốt để cho người dân có thể phát triển kinh tế nhờ vào cây chè. UBND xã cần có chiến lược thu hút thêm các doanh nghiệp chế biến LSNG, thành lập nên các làng nghề thủ cơng để có thể phát triển bền vững, tận thu các sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

NHẬN XÉT CHUNG

Qua việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ta có thể rút ra một số thuận lợi khó khăn của xã trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong việc phát triển sản xuất LSNG nói riêng như sau:

* Thuận lợi

+ Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng lân cận. Tạo điều kiện cho các sản phẩm nói chung và LSNG nói riêng được tiêu thụ dễ dàng hơn.

+ Xã có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, đặc biệt có diện tích rừng ngun sinh (rừng già) lớn có thể thâm canh sản xuất và mở rộng diện tích trồng và sử dụng LSNG.

+ Khí hậu, thời tiết, đất đai phù hợp với đặc điểm, điều kiện sinh thái của một số lồi cây cho LSNG có giá trị như Thảo quả, Gừng, Quế, Thơng,...

+ Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, người dân cần cù, siêng năng, có kinh nghiệm trong trồng và thu hái một số loại LSNG.

+ Được các cấp các ngành quan tâm, nhiều chương trình dự án đã và đang được đầu tư là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội của xã

* Khó khăn

+ Cao Bồ là một xã miền núi của huyện Vị Xuyên, điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, cở sở hạ tầng còn thiếu thốn như điện, đường, trường, trạm. Người dân thiếu vốn đầu tư sản xuất.

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, hàng năm thường xảy ra sạt lở, lũ quét gây thiệt hại đến người và tài sản.

+ Tỷ lệ hộ đói nghèo cịn khá cao, trình độ dân trí cịn thấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc tiếp cận được các tiến bộ, kỹ thuật mới vào sản xuất.

+ Lực lượng lao động dồi dào, song phần lớn là lao động thủ cơng, trình độ canh tác thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa biết áp dụng kỹ thuật thâm canh trong sản xuất, chủ yếu là dựa vào tự nhiên, cho nên năng suất chất lượng nông sản thấp.

+ Thị trường các mặt hàng nơng sản nói chung và LSNG nói riêng chưa phát triển, giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại xã cao bồ, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)