Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 28 - 30)

2.4.3.1. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng

Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng được thực hiện chủ yếu theo các phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện bảo vệ thực vật.

Phương pháp xử lý mẫu: Mẫu côn trùng thu được có nhiều loại khác nhau: Loại lớn, loại nhỏ, loại có râu, loại mình mềm, mình cứng... Tùy theo từng loại mà phương pháp xử lý mẫu khác nhau: Xử lý mẫu khô và xử lý mẫu ướt.

Nhìn chung tất cả các loài côn trùng đều có thể xử lý thành mẫu khô (mẫu cắm kim hoặc mẫu bông), mẫu trưởng thành của các loài cánh vẩy chỉ có thể xử lý thành mẫu khô, các loài trưởng thành không phải là cánh vẩy có thể ngâm trong cồn 90o hoặc các dung dịch ngâm côn trùng khác. Sau khi giết chết côn trùng cho vào bao đựng mẫu, mẫu thu thập được đưa về căng ra trên tấm xốp hoặc gỗ mềm kích thước 40x30x3 cm, có thể đặt ngửa hoặc đặt úp.

được chỉnh ra hai bên sao cho mép sau cánh trước vuông góc với thân mẫu vật, dùng băng giấy đặt song song với thân mẫu vật và dùng kim cắm vào hai đầu (sát mép trước của cánh trước và mép sau của cánh sau). Tiếp theo dùng băng giấy cố định hai râu đầu, trên các băng giấy ký hiệu cho từng mẫu. Sau khi ghim xong đem phơi hoặc sấy khô để mẫu không bị mốc.

Nguồn: Nguyễn Thế Nhã

Hình 2.14: Gỗ ép bướm

Nguồn: Nguyễn Thế Nhã

Hình 2.15: Phương pháp cắm kim trên gỗ ép bướm

Những loài côn trùng nhỏ thì cắm kim ngược hoặc dán lên bìa carton. Cắm kim ngược: Cắm kim ngược lên tấm bìa hoặc miếng xốp, để côn trùng ở tư thế nằm ngửa, cắm kim từ dưới ngực lên. Sau dùng kim dài cắm

vào bìa theo chiều ngược lại để cắm vào hộp phẫu. Sau khi cắm kim xong phải cắm ngay những tấm nhãn ghi các tài liệu thu thập kèm theo.

2.4.3.2. Phương pháp phân loại mẫu

Các mẫu côn trùng được chuyển về Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng – Trường Đại Học Lâm Nghiệp và giám định dựa theo các tài liệu phân loại sau đây:

1. Bướm đảo Hải Nam của Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân

2. Nhận biết những loài Bướm nổi tiếng trên Thế giới của Ngô Vân 3. Bọ rùa Vân Nam của Viện Lâm nghiệp Tây Nam

4. Sách ghi chép Côn trùng Trung Quốc của Lý Nguyên Thắng

5. Giám định bằng hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc của Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc

6. Bảo tàng Côn trùng của Lý Tương Đào 7. Côn trùng rừng của Lý Thành Đức

8. Tập tranh về côn trùng thiên địch của Phòng Nghiên cứu động vật, Viện Khoa học Trung Quốc

9. Lương Văn Hào, Đặng Thị Đáp, Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập.Danh lục minh họa các loài bướm Vườn Quốc gia Cúc Phương của 10. Alexander Monastyrskii và Alexey Devyatkin (do Khuất Đăng Long

dịch), các loài bướm phổ biến ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)