Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 63 - 64)

không chỉ lấy mật mà còn lấy cả nhộng và ong non làm thúc phẩm. Ngoài ra người dân còn đi bắt ong đất, ong bầu treo, ong vang... để ngâm rượi hay đem bán. Ngoài việc khai thác vì lợi ích kinh tế, nhiều loài côn trùng bị bắt để làm tiêu khiển: Các loài dế, bọ sừng, bọ ngựa, xén tóc...

4.5. Giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử Yên Tử

4.5.1. Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân dân

Những tác động đến tài nguyên ĐDSH trong khu vực: Sự suy giảm diện tích rừng do phát triển nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản phụ... Do sự đói nghèo, gia tăng dân số và nhận thức kém về ĐDSH của cộng đồng. Vì vậy để bảo vệ ĐDSH côn trùng cần có các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiểu biết, đời sống cho người dân.

Phần lớn các hộ dân sống trong khu bảo tồn và vùng đệm có thu nhập thấp, số hộ nghèo cao, trình độ học vấn thấp. Để giảm áp lực vào rừng, cần thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống cộng đồng.

Quy hoạch sử dụng đất ở các xã, giao đất, giao rừng cho người dân để họ xây dựng kinh tế gia đình. Sau khi giao đất, giao rừng cần phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất để họ sử dụng đạt hiệu quả cao và bền vững trên mảnh đất đó, xây dựng các mô hình kinh tế để phát triển kinh tế nông thôn. Tạo cho cộng đồng dân cư đáp ứng được lương thực, thưc phẩm, chất đốt, nơi chăn thả gia súc, vật liệu xây dựng.

Đề xuất cụ thể hóa các chính sách để xây dựng cơ cấu hợp lý như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khoanh nuôi và làm giàu rừng. Chính sách tín dụng ưu đãi, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân trí.

Tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, lồng ghép các vấn đề bảo tồn vào trong các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các mô hình trình diễn về trồng rừng, phát triển rừng và phục hồi hệ sinh thái. Thu hút cộng đồng vào bảo tồn ĐDSH thông qua phương pháp quản lý có sự tham gia của người dân: Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Phát triển một số cây trồng có năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn. Phát triển nông lâm kết hợp bền vững và khoanh nuôi tái sinh... Phát triển chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)