Phân tích, tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 30)

- Thống kê, tập hợp các loài côn trùng đã điều tra được theo từng sinh cảnh, độ cao, khu vực. Sau đó dùng công thức của Margalef để tính chỉ số phong phú côn trùng ở các dạng sinh cảnh, độ cao, khu vực khác nhau:

Công thức Margalef (d) d =

Trong đó: N là tổng số lượng cá thể thu được; S là tổng số loài N

S

log 1 

Khi d nhận giá trị lớn có nghĩa là chỉ số phong phú lớn.

- Để xác định mối quan hệ côn trùng giữa các sinh cảnh, kiểu rừng tại khu vực chúng tôi dựa vào công thức của Stugren, Radulescu (1961).

Rg, s = c b a c b a     ) (

Trong đó: s là ký hiệu loài, g là ký hiệu giống

a là số giống hoặc loài có ở sinh cảnh A mà không có ở sinh cảnh B b là số giống hoặc loài có ở sinh cảnh B mà không có ở sinh cảnh A c là số lượng giống hay loài phân bố trên cả A, B

R là hệ số tương quan R=

Khi có hệ số bằng 2, R dao động từ -1 đến 1, giá trị R càng nhỏ thì sự gần nhau giữa 2 khu hệ côn trùng ở 2 sinh cảnh càng lớn và ngược lại giá trị R càng lớn thì khu hệ côn trùng giữa 2 sinh cảnh càng khác biệt.

- Để biết được mức độ phân bố, bắt gặp côn trùng, chúng tôi sử dụng công thức xác định tần suất xuất hiện của một loài (P%)

Trong đó: : Tỷ lệ phần trăm điểm điều tra có loài côn trùng cần tính

n: Là số điểm điều tra có loài côn trùng cần tính N: Tổng số điểm điều tra

Khi P% > 50%: Loài thường gặp; Khi 25% < p% ≤ 50%: Loài ít gặp; Khi P% < 25%: Loài ngẫu nhiên gặp

- Dựa trên danh lục đã xây dựng được, cùng với quan sát ghi nhận thực tế, tham khảo tài liệu, lấy ý kiến của những người có chuyên môn, xác định, thống kê các loài côn trùng gây hại thực vật, các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt tại khu vực và những đặc điếm sinh học, sinh thái của chúng.

1    Rg Rs

- Dựa vào danh sách côn trùng đã điều tra và thống kê được tại khu BTTN Tây Yên Tử, danh lục đỏ của Việt Nam một số năm cùng với các tiêu chí như: Mức độ đe dọa cao, suy giảm mạnh về số lượng, trữ lượng, có giá trị kinh tế, thẩm mỹ, khoa học đề xuất được các loài cần bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu: Đặc điểm thành phần loài, phân bố, các tác động tới tài nguyên đa dạng sinh học... Cùng với mục tiêu, chiến lượng cũng như điều kiện nhân lực, vật chất tại khu BTTN Tây Yên Tử đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn ĐDSH tại đây.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử có diện tích là 13.023 ha, thuộc thị Trấn Thanh Sơn và bốn xã Thanh Luận, Tuấn Mậu, An Lạc huyện Sơn Động; xã Lục Sơn huyện Lục Nam.

- Có toạ độ địa lý:

+ Từ 2109' - 21013' vĩ độ bắc;

+ Từ 106033' - 106051' kinh độ đông. - Ranh giới:

+ Phía Đông và Nam giáp tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Bắc và Tây giáp xã Long Sơn và phần còn lại của xã Thanh Luận, Thanh Sơn, Lục Sơn và xã Trường Sơn huyện Lục Nam.

- Trung tâm Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đặt tại thị trấn Thanh Sơn, cách thị trấn An Châu huyện Sơn Động 32 km.

3.1.2. Địa hình địa thế

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm gọn trong lưu vực Yên Tử tây, được bao bọc bởi dãy Yên Tử, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1.068 m. Địa thế thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Dãy Yên Tử có độ dốc lớn ≥ 300 . Địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 350 - 400. Với địa hình phức tạp như vậy nên khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có những khu vực còn tương đối nguyên vẹn với một quần thể sinh vật phong phú, đa dạng.

3.1.3. Khí hậu thuỷ văn

3.1.3.1- Khí hậu thời tiết

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang. Khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc hai huyện Sơn Động - Lục Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều; có nhiệt độ trung bình hàng

năm là 230c (trung bình tháng cao nhất là 28.50c, trung bình tháng thấp nhất là 15,80c). Lượng mưa trung bình năm là 1.483,3 mm, trung bình tháng cao nhất 291,9 mm, trung bình tháng thấp nhất 31,2 mm. Tổng số ngày mưa là 120 ngày tập trung vào các tháng 5,6 7,8. Độ ẩm không khí: Bình quân là 82%, cao nhất 85%, thấp nhất là 79%. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.050 mm, trung bình tháng cao nhất là 114,5 mm, trung bình tháng thấp nhất 69,2 mm); thường bốc hơi mạnh trong các tháng 5,6,7. Nhìn chung lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, nên mùa khô ít bị hạn.

Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1,2,9,10,11,12. Trong các tháng 1,11,12 thỉnh thoảng có sương muối gây thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi. Sơn Động, Lục Nam chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa, gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa này thường nóng và xuất hiện giông bão kèm theo mưa to đến rất to. Song do xa biển lại được dãy Yên Tử che chắn nên mức độ thiệt hại do bão gây ra không lớn.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây, lưu vực này có 7 hệ thuỷ chính là các suối: Suối Ke rỗ, suối Ke Đin, suối Đồng Rì, suối Bài, suối Nước Ninh, suối Nước Vàng và suối Đá Ngang. Đây là những nhánh suối thuộc thượng nguồn sông Lục Nam.

Do lưu vực còn nhiều rừng nên 7 con suối trên có nước quanh năm. Đây là nguồn nước cung cấp cho các xã An Lạc, Tuấn mậu, Thanh Luận, Lục Sơn, thị trấn Thanh Sơn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào địa phương.

3.1.3.3. Địa chất thổ nhưỡng

Đất thuộc các xã An Lạc, Tuấn Mậu, Thanh Luận, Lục Sơn, thị trấn Thanh Sơn, được hình thành trên phức hệ đất trầm tích, gồm các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, cuội kết và phù sa cổ thuộc kỷ đệ tứ.

- Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết còn thực vật che phủ, tầng đất sâu ẩm, có lớp thảm mục khá dầy, đất giàu dinh dưỡng, trong loại đất này thấy xuất hiện các loại phụ sau:

+ Đất Feralit núi màu vàng. + Đất Feralit núi màu vàng nâu.

+ Đất Feralit núi bằng, tầng B không rõ.

- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200 - 300m tập trung chủ yếu ở khu Tây Bắc khu Bảo tồn, hình thành trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch ... Tầng đất từ trung bình đến dầy, còn tính chất đất rừng. Nơi còn rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì cao, nơi mất rừng thì đất bị thoái hoá mạnh, nghèo dinh dưỡng ... Có các loại phụ sau:

+ Đất Feralit màu vàng, phát triển trên sa thạch, tầng đất nông, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất Feralit màu vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch sét, sa phiến thạch ... Tầng đất trung bình, chất dinh dưỡng trung bình.

3.2. Hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội

3.2.1. Đặc điểm dân sinh

Thị trấn Thanh Sơn có 435 hộ, 2.648 khẩu Xã Thanh Luận có 451 hộ, 2.572 khẩu. Xã Tuấn mậu có 339 hộ, 1.884 khẩu. Xã Lục Sơn có 812 hộ, 6.498 khẩu. Xã An Lạc có 810 hộ, 3.156 khẩu.

Gồm có các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Sán dìu, Sán trắng, Hoa, Kinh. Tổng số hộ: 2.811 hộ, tổng số nhân khẩu: 16.758 người.

Trong độ tuổi lao động là 4.954 người, trong đó: + Lao động nữ là 3.850 người

Các hộ gia đình trong xã Thanh Luận, thị trấn Thanh Sơn, Tuấn Mậu, Lục Sơn, An Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái lâm sản phụ, trồng cây công nghiệp... Nguồn sống của một số hộ gia đình chủ yếu vẫn còn dựa vào rừng.

3.2.2. Hiện trạng kinh tế

3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Như trên đã nêu, các hộ gia đình có nghề chính là sản xuất nông nghiệp. Do ruộng nước có ít (xã Tuấn Mậu bình quân đầu người 2 sào/người; xã Thanh Luận 1,8 sào/người; xã Lục Sơn 2,5 sào/người ; xã An Lạc 2,5 sào/người). Phương thức canh tác còn quảng canh, năng suất lúa màu thấp, bình quân đầu người chỉ đạt 361kg lương thực/người/năm. Do vậy đồng bào vẫn thiếu ăn, cuộc sống còn khó khăn. Để duy trì cuộc sống, đồng bào thường dựa vào rừng và trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả...

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có 4 đội sản xuất lâm nghiệp của 2 công ty lâm nghiệp: Sơn Động và Mai Sơn (đội Thanh Sơn, đội Chía, đội Nước Vàng, đội Đá Ngang). Các đội sản xuất hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, mỗi đội chỉ bố trí từ 2-3 cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đều liên doanh liên kết với các hộ gia đình để trồng rừng, bảo vệ rừng theo chương trình dự án 661. Ngoài các tổ chức trên còn có các hô ̣ gia đình cũng được giao đất, khoán rừng, trong những năm gần đây phong trào trồng rừng đã được đẩy mạnh, nhiều hộ gia đình tự bỏ vốn trổng rừng, tuy nhiên do nguồn vốn ít nên chưa hình thành được các vùng rừng nguyên liệu tập trung.

Ngành lâm nghiệp đang chuyển dần từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội nhằm thu hút nhiều thành phần tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thông vận tải

Xã Thanh Luận, thị trấn Thanh Sơn, Tuấn Mậu, Lục Sơn đã có đường ôtô 289 chạy qua, song do đi qua nhiều sông suối, chất lượng đường xấu, do đó đi lại khó khăn nhất là mùa mưa. Việc đi lại trong khu vực khu bảo tồn chủ yếu là hệ thống đường lâm nghiệp, đường vận chuyển than. Hệ thống đường này lâu không được duy tu bảo dưỡng nên chất lượng đường rất kém. Xã An Lạc chỉ có đường giao thông trong xã, chất lượng đường xấu lại qua sông nên di lại không thuận tiện.

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Như đã trình bày ở trên, lưu vực các suối còn nhiều rừng, nên suối ở đây quanh năm có nước, đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp, sinh hoạt ...

3.2.3.3. Y tế, giáo dục và văn hoá

Dân cư trong và xung quanh khu vực rừng cấm một số nơi đã có điện và máy phát điện nước. Điện cao thế đã vào đến xã Tuấn mậu, Thị trấn Thanh Sơn, Thanh Luận, Lục Sơn; nên các hộ gia đình đã có sự tiến bộ rõ rệt, nhà cửa khang trang với nhiều tài sản có giá trị như ti vi, xe máy; có nhận thức tiến bộ, xã nào cũng có trường học, trạm xá, có chợ Đồng Đỉnh và chợ Nòn đảm bảo cho dân mua bán và trao đổi hàng hoá.

3.3. Đa Dạng sinh học

Yên Tử là một dải núi tương đối cao của vung Đông Bắc Việt Nam (còn có tên là Linh Sơn – Núi Thiêng), với các khu rừng tự nhiên, đa dạng, phong phú đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù có giá trị ĐDSH cao.

3.3.1. Về thực vật

Kết quả khảo sát mới nhất về KBTTN Tây Yên Tử đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật:

Ở độ cao 100m: Tồn tại 2 kiểu thảm thực vật đặc trưng là trảng cỏ và trảng cỏ cây bụi, các loài cây này bao gồm một số loài cây dược liệu quý.

Ở độ cao 100 – 200m: Là trảng cỏ hóp xen gỗ và tre nứa, đây là hình thái của thảm thực vật thứ sinh, bao gồm cả cây thuốc.

Từ 200m lên đến 900m là kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường xen cây lá kim mưa ẩm nhiệt đới.

Từ 900m trở lên là kiểu rừng cây gỗ lá rộng.

Trong 5 kiểu thảm thực vật trên, kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng xen cây lá kim mưa ẩm nhiệt đới chiếm hầu hết khu bảo tồn. Các loài có giá trị kinh tế, có ý nghĩa khoa học cũng được phát hiện tại đây như: Dẻ đỏ, Dẻ cau, Thông nàng. Từ độ cao 900m trở lên thảm thực vật với ưu thế rõ dệt của thảm Trúc.

Tại KBTTN Tây Yên Tử đã thống kê được 492 loài thực vật bậc cao có mạch, được xếp theo 8 nhóm sử dụng: Nhóm cho gỗ chiếm 32.3%, nhóm cây cho thuốc chiếm 20.9%, nhóm cho tananh – tinh dầu và nhựa, nhóm làm thức ăn cho người, nhóm làm thức ăn cho vật nuôi, nhóm làm vật liệu xây dựng, nhóm làm đồ mỹ nghệ và nhóm làm cây cảnh.

Tính ĐDSH của hệ thực vật tại KBTTN Tây Yên Tử còn được thể hiện bởi sự có mặt của một số loài quý hiếm, trong đó có 4 loài ghi trong nghị định số 48/2002/NĐ-CP (nay là nghị định số 32/2006/NĐ-CP) thuộc danh mục thực vật hoang dã quý hiếm nhóm IIA đó là: Lim xanh, Kim giao, Sa nhân, Vù hương. Các loài cây thuốc ở độ cao dưới 700m là các loài cây họ Dầu, Núc nác, họ Thích, họ Long não, họ Thông.... Ở độ cao trên 700m có các họ Long não, họ Dẻ, Sau sau, Ngọc lan, họ Chè, quần thể Trúc Yên Tử. Có các loài cây hết sức quý hiếm như: Tùng la hán, Hoàng đàn, Trúc mặt, Trúc bụng phật, Súi núi đá, Thông 2 lá...Ngoài ra còn có các cây thuốc tiêu biểu trong

khu bảo tồn như: Ba kích, Trầm hương, Bình vôi, Hoa đầu, Thổ phục linh, Hoàng đằng, Cẩu tích, Đẳng sâm.

3.3.2. Về động vật

Theo kết quả “Báo cáo Đa Dạng Sinh học” của Viện Sinh Thái và tài nguyên Sinh Vật trong đợt khảo sát năm 2002-2003 và các kết quả nghiên cứu trước đây bước đầu đã thống kê được thành phần, phân loại học của 4 lớp là: Thú, Chim, Bò sát và Ếch-Nhái, gồm 27 bộ, 91 họ và 285 loài chiếm 75% số bộ, 60.07% số họ và 21.7% về số loài so với toàn quốc.

Đã xác định có 65 loài (chiếm 22.89% tổng số loài quý hiếm, trong đó co 15 loài ghi ở nhóm IB, 31 loài ghi ở nhóm IIB thuộc nghi định số 48/2002/NĐ-CP) (nay là nghị định số 32/2006/NĐ-CP ); 4 loài ở bậc E, 16 loài ở bậc V, 4 loài ở bậc R và 13 loài ở bậc T ghi trong sách đỏ Việt Nam (2002), 2 loài bậc CR, 4 loài bậc EN, 9 loài bậc VU, 6 loài bậc LR/nt và 1 loài ở bậc DD ghi trong lục đỏ IUCN (2000).

Theo kết quả báo cáo mới đây nhất năm 2009, qua hai đợt khảo sát ngắn của nhóm nghiên cứu bò sát và ếch nhái của Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh Vật đã ghi nhận sơ bộ 48 loài bao gồm: 23 loài Ếch nhái, 25 loài Bò sát. Nhóm nghiên cứu đã ghi được một số loài đặc hữu, loài bị đe dọa cấp toàn cầu hoặc loài mới được mô tả gần đây: Ếch Yên Tử (Odorrana

yentuensis), cá cóc Việt Nam (Tylototriton vietnamensis) được xếp hạng mức

gần bị đe dọa (NT) trong danh lục đỏ IUCN(2009), Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) xếp vào phụ lục II công ước CITES, Ếch cây lớn (Phacophorus maximus loài này chỉ mới được ghi nhận ở Việt Nam năm 2008, Ếch cây hai đốm (Phacophorus rhodopus) loài này mới được ghi nhận bổ sung ở KBTTN Tây Yên Tử.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài, đặc điểm phân bố của côn trùng tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm thành phần loài côn trùng tại KBTTN Tây Yên Tử

Trong thời gian nghiên cứu, tôi đã điều tra và định tên được 148 loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)