Khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 33 - 35)

3.1.3.1- Khí hậu thời tiết

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang. Khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc hai huyện Sơn Động - Lục Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều; có nhiệt độ trung bình hàng

năm là 230c (trung bình tháng cao nhất là 28.50c, trung bình tháng thấp nhất là 15,80c). Lượng mưa trung bình năm là 1.483,3 mm, trung bình tháng cao nhất 291,9 mm, trung bình tháng thấp nhất 31,2 mm. Tổng số ngày mưa là 120 ngày tập trung vào các tháng 5,6 7,8. Độ ẩm không khí: Bình quân là 82%, cao nhất 85%, thấp nhất là 79%. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.050 mm, trung bình tháng cao nhất là 114,5 mm, trung bình tháng thấp nhất 69,2 mm); thường bốc hơi mạnh trong các tháng 5,6,7. Nhìn chung lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, nên mùa khô ít bị hạn.

Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1,2,9,10,11,12. Trong các tháng 1,11,12 thỉnh thoảng có sương muối gây thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi. Sơn Động, Lục Nam chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa, gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa này thường nóng và xuất hiện giông bão kèm theo mưa to đến rất to. Song do xa biển lại được dãy Yên Tử che chắn nên mức độ thiệt hại do bão gây ra không lớn.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây, lưu vực này có 7 hệ thuỷ chính là các suối: Suối Ke rỗ, suối Ke Đin, suối Đồng Rì, suối Bài, suối Nước Ninh, suối Nước Vàng và suối Đá Ngang. Đây là những nhánh suối thuộc thượng nguồn sông Lục Nam.

Do lưu vực còn nhiều rừng nên 7 con suối trên có nước quanh năm. Đây là nguồn nước cung cấp cho các xã An Lạc, Tuấn mậu, Thanh Luận, Lục Sơn, thị trấn Thanh Sơn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào địa phương.

3.1.3.3. Địa chất thổ nhưỡng

Đất thuộc các xã An Lạc, Tuấn Mậu, Thanh Luận, Lục Sơn, thị trấn Thanh Sơn, được hình thành trên phức hệ đất trầm tích, gồm các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, cuội kết và phù sa cổ thuộc kỷ đệ tứ.

- Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết còn thực vật che phủ, tầng đất sâu ẩm, có lớp thảm mục khá dầy, đất giàu dinh dưỡng, trong loại đất này thấy xuất hiện các loại phụ sau:

+ Đất Feralit núi màu vàng. + Đất Feralit núi màu vàng nâu.

+ Đất Feralit núi bằng, tầng B không rõ.

- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200 - 300m tập trung chủ yếu ở khu Tây Bắc khu Bảo tồn, hình thành trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch ... Tầng đất từ trung bình đến dầy, còn tính chất đất rừng. Nơi còn rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì cao, nơi mất rừng thì đất bị thoái hoá mạnh, nghèo dinh dưỡng ... Có các loại phụ sau:

+ Đất Feralit màu vàng, phát triển trên sa thạch, tầng đất nông, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất Feralit màu vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch sét, sa phiến thạch ... Tầng đất trung bình, chất dinh dưỡng trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)