Đa dạng về sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 48 - 52)

trùng khẳ năng rộng rãi trong việc lựa chọn và sử dụng các nguồn thức ăn đó. Sự chuyển hóa của dinh dưỡng của các loài côn trùng đối với từng loại thức ăn là kết quả của quá trình thích nghi lâu dài với môi trường sống.

4.2.1.1. Côn trùng ăn thực vật

Hầu hết các loài trong giai đoạn phát triển đều gây hại cho thực vật với nhiều hình thức khác nhau. Nhiều loài ăn lá cây như: Các loài sâu của bướm, châu chấu. Các loài: Sâu đục thân, quả phá hoại có tính chất âm thầm,làm cho cây cong, tỉa cành sớm, làm giảm gí trị của gỗ và sản lượng hoa, quả, hạt. Các loài sâu thường gặp là sâu non của các loài xén tóc, loài vòi voi đục măng mối... Các loài côn trùng cánh cứng ăn lá nhiều loài thực vật thuộc họ Bọ cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae). Các loài côn trùng họ Acrididae, loài bọ xít họ Coreidae gặp nhiều ở sinh cảnh nông nghiệp. Loài hại cam chanh họ Papilionidae, một số loài bướm hại rau họ Pieridae.

Theo kết quả điều tra trong 148 loài côn trùng, 101 loài côn trùng gây hại cho thực vật.

Bộ Cánh thẳng (Orthoptera), xác định được 13 loài, thuộc 10 họ trong khu vực nghiên cứu. Đối tượng bị chúng phá hại nhiều nhất là những cây non, chồi và ăn lá bánh tẻ, hoạt động mạnh vào buổi sáng ăn hại tre, nứa, giang và cây trồng nông nghiệp (lúa, ngô, mía).

Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), xác định được 5/10 loài của 6 họ. Chúng chích hút nhựa cây. Bọ xít thường hoạt động cả ngày, tập trung với số lượng khá lớn trên cây và chích hút phá hoại.

Bộ Cánh cứng (Coleoptera), xác định 25/28 loài có hại, chúng gây hại cho thực vật ở các mức độ khác nhau và chủ yếu là hại tán, hại thân cây rừng. Các loài Bọ hung ăn lá (Melolonthidae), bọ sừng, cánh cam hại lá và rễ cây. Các loài sâu hại thân tập chung vào họ Cerambycidae, họ bổ củi và họ Vòi voi.

Bảng 4.9: Thống kê các loài gây hại tại KBTTN Tây yên Tử

TT Tên bộ Tổng số

loài

Số loài hại Tên Việt nam Tên khoa học

1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 21 -

2 Bộ Gián Blattoptera 2 - 3 Bộ Bọ ngựa Mantodea 2 - 4 Bộ Cánh bằng Isoptera 2 2 5 Bộ Bọ que Phasmatoptera 6 6 6 Bộ Cánh thẳng Orthoptera 13 13 7 Bộ Cánh nửa Hemiptera 10 5 8 Bộ Cánh đều Homoptera 3 3 9 Bộ cánh cứng Coleoptera 28 25 10 Bộ Cánh mạch Neuroptera 1 - 11 Bộ Cánh vẩy Lepidoptera 47 47 12 Bộ Cánh màng Hymenoptera 12 - 13 Bộ Hai cánh Diptera 1 - Tổng 148 101

4.2.1.2. Côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt

Trong quá trình tiến hóa, rất nhiều loài côn trùng đã hình thành các bản năng ký sinh và ăn thịt. Tại khu vực nghiên cứu đã xác định được rất nhiều

Bảng 4.10: Thống kê các loài côn trùng ký sinh và ăn thịt tại KBTTN Yên Tử

STT Tên bộ

Tổng số

loài Số loài

Tên Việt Nam Tên khoa học Ký sinh Ăn thịt

1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 21 - 21

2 Bộ Gián Blattoptera 2 - - 3 Bộ Bọ ngựa Mantodea 2 - 2 4 Bộ Cánh bằng Isoptera 2 - - 5 Bộ Bọ que Phasmatoptera 6 - - 6 Bộ Cánh thẳng Orthoptera 13 - - 7 Bộ Cánh nửa Hemiptera 10 - 5 8 Bộ Cánh đều Homoptera 3 - - 9 Bộ cánh cứng Coleoptera 28 - 3 10 Bộ Cánh mạch Neuroptera 1 - - 11 Bộ Cánh vẩy Lepidoptera 47 - - 12 Bộ Cánh màng Hymenoptera 12 - 8 13 Bộ Hai cánh Diptera 1 - - Tổng 148 - 39

Các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt khá phong phú, chúng góp phần hạn chế sự phát triển của côn trùng hại thực vật.

Bộ Chuồn chuồn (Odonata), vai trò tích cực của chúng chưa được thể hiện rõ rệt, chủ yếu có vai trò kìm hãm các loài sâu hại thuộc bộ hai cánh. Chúng cũng là mối đe dọa đối với nhiều loài côn trùng có ích khác: Các loài ong, ruồi ký sinh.

Bộ Bọ ngựa (Mantodea) đều là những loài rất phàm ăn, góp phần trong việc khống chế sâu hại rừng. Bộ Cánh cứng có các loài bắt mồi ăn thịt thuộc

họ Bọ rùa (Coccinellidae), và họ Hổ trùng (Cicindelidae). Bộ Cánh màng có hai loài bắt mồi ăn thịt quan trọng là kiến vàng và kiến cong bụng. Bộ Cánh nửa có họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae) là nhóm thiên địch tiêu diệt sâu hại trong rừng.

4.2.1.3. Côn trùng phân hủy chất thải động vật

Côn trùng sử dụng các chất thải từ động vật, đóng vai trò vệ sinh và tham gia tích cực vào quá trình tạo đất. Vùng đệm KBTTN Tây Yên Tử là nơi tập trung nhiều khu dân cư quanh các kiểu rừng. Trên các tuyến đường ven suối, nương rẫy, nhân dân thường thả trâu bò, lợn gà. Nếu không có các loài côn trùng vệ sinh, phân hủy thì sẽ tràn ngập phân. Các loài côn trùng chủ yếu thuộc họ bọ hung (Scarabaeidae): Copris minutus Drury... Các loài côn trùng này thường sống trong phân trâu, bò. Côn trùng sử dụng chất thải từ động vật làm sạch môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)