Hiện trạng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 36 - 37)

3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Như trên đã nêu, các hộ gia đình có nghề chính là sản xuất nông nghiệp. Do ruộng nước có ít (xã Tuấn Mậu bình quân đầu người 2 sào/người; xã Thanh Luận 1,8 sào/người; xã Lục Sơn 2,5 sào/người ; xã An Lạc 2,5 sào/người). Phương thức canh tác còn quảng canh, năng suất lúa màu thấp, bình quân đầu người chỉ đạt 361kg lương thực/người/năm. Do vậy đồng bào vẫn thiếu ăn, cuộc sống còn khó khăn. Để duy trì cuộc sống, đồng bào thường dựa vào rừng và trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả...

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có 4 đội sản xuất lâm nghiệp của 2 công ty lâm nghiệp: Sơn Động và Mai Sơn (đội Thanh Sơn, đội Chía, đội Nước Vàng, đội Đá Ngang). Các đội sản xuất hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, mỗi đội chỉ bố trí từ 2-3 cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đều liên doanh liên kết với các hộ gia đình để trồng rừng, bảo vệ rừng theo chương trình dự án 661. Ngoài các tổ chức trên còn có các hô ̣ gia đình cũng được giao đất, khoán rừng, trong những năm gần đây phong trào trồng rừng đã được đẩy mạnh, nhiều hộ gia đình tự bỏ vốn trổng rừng, tuy nhiên do nguồn vốn ít nên chưa hình thành được các vùng rừng nguyên liệu tập trung.

Ngành lâm nghiệp đang chuyển dần từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội nhằm thu hút nhiều thành phần tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)