Các yếu tố khí tượng thủy văn gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, mưa... Trong đó nhiệt độ và độ ẩm là nhân tố chủ yếu.
Nhiệt độ là đơn vị nhiệt lượng thay đổi theo ngày đêm, nhiệt độ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của côn trùng. Nhiệt độ tối thích hay nhiệt độ cực thuận ở đó côn trùng có khả năng sinh trưởng mạnh nhất. Do nhiệt độ cơ thể côn trùng không cố định nên khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi thì nhiệt độ côn trùng thay đổi theo. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho phần lớn các loài côn trùng từ 20o-30oc, đây là lúc thu được nhiều mẫu nhất. Các họ ong mật, bướm cải, bướm đốm, bướm phượng tập trung hút mật hoa. Khi nhiệt độ trên 32oc thì sự hoạt động của côn trùng giảm, lúc này bướm, chuồn chuồn tập trung ở nơi ẩm ươt ven suối, các loài bọ xít, bọ rùa, bọ ngựa... ẩn nấp dưới lá cây.
Độ ẩm và lượng mưa cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sống. Trong cơ thể côn trùng chứa một lượng nước rất lớn, trong hoạt động sống nước được thải ra qua đường hô hấp, bốc hơi qua da. Côn trùng bổ sung lượng nước mất đi bằng cách uống trực tiếp (bọ xít, ong, bướm, sâu non), qua
da ( những loài sống dưới nước). Việc dự trữ nước trong cơ thể là rất quan trọng nhưng lượng nước đó lại phụ thuộc vào môi trường. Đa số các loài côn trùng sống trong khoảng độ ẩm của trường từ 70-100%. Thực tế cho thấy các loài chuồn chuồn thường xuất hiện ở nơi có độ ẩm cao.
Sâu non bộ cánh cứng thường trú trên những cây đổ ven suối, trong rừng rậm, trong lớp vỏ cây đổ có độ ẩm cao. Ven suối là nơi cung cấp nước cho nhiều loài bướm.
Gió ảnh hưởng đến ăn uống của côn trùng. Khi gió mạnh các loài bướm thường tìm những nơi kín gió trong rừng, bọ rùa tập trung dưới gốc cây, các loài châu chấu tìm những thảm mục làm nơi cư trú.
Gió ảnh hưởng đến phân tán và phân bố của côn trùng, một số loài dệp có thể bị gió thổi đi xa, một số loài sâu buông tơ di chuyển từ cây này sang cây khác và có thể làm phát dịch sâu. Các loài bướm di chuyển đến những nơi ấm áp. Bộ cánh màng có sự phân bố phụ thuộc nhiều vào gió: Các loài kiến làm tổ trên cành cây cao nhưng lại làm tổ ở các cành thấp, các loài ong thường làm tổ nơi khuất gió, trong gốc cây, hang đá.
Ánh sáng thông qua bức xạ ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí và đất, ảnh hưởng gián tiếp đến sinh trưởng và phát dục của côn trùng. Ánh sáng có thể kích thích hoạt tính của một số loài côn trùng này, ngươc lại nó kìm hãm hoạt tính của một số loài côn trùng khác. Các loài côn trùng đục thân, đục quả và sống trong đất thường thích sống ở những chỗ tăm tối, cường độ ánh sáng yếu, còn đa số thích sống ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh như sâu ăn lá. + Nhóm côn trùng hoạt động ngày: Các loài Chuồn chuồn (Odonata), Bọ ngựa, các họ bướm ngày, từ họ Bướm phượng (Papilionidae) đến Bướm nhảy (Hesperiidae), các loài ong, bọ xít, cánh cứng....
+ Nhóm côn trùng hoạt động đêm: Các loài dế họ (Gryllidae), một số loài bọ hung: Bọ hung nâu lớn (Holotrichia parallela Mots), bọ hung nâu nhỏ (Maladera orientalis Most).
+ Một số loài côn trùng hoạt động cả đêm lẫn ngày trong điều kiện ánh sáng không rõ như một số loài thuộc họ bướm rừng (Amathusiidae).
Đất là hoàn cảnh sống của nhiều loài côn trùng. Có một số loài hầu như không rời khỏi đất như mối, dế dũi, có rất nhiều loài đời sống liên hệ với đất trong những pha nhất định của quá trình phát triển cá thể và trong những mùa nhất định: Cào cào, Châu chấu đẻ trứng trong đất, sâu ăn lá sồi, lá lim vào nhộng ở trong đất...