Một số đặc điểm phân bố của côn trùng tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 43 - 48)

4.1.2.1. Khái quát kết quả điều tra côn trùng trong khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra côn trùng ở 4 khu vực điều tra được thể hiện trong bảng 4.5

Bảng 4.5: Số lượng loài côn trùng trong bốn khu vực điều tra STT Khu vực điều tra Số lượng loài

(S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số phong phú (d) 1 Ba Tia 85 180 16,18 2 Đèo Nón 68 125 13,88 3 Yên Tử 73 174 13,96 4 Khe Xanh 112 230 20,41

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy khu vực Khe Xanh có số loài nhiều nhất là (112 loài), khu vực Yên Tử chỉ thu được 73 loài. Một số loài côn trùng xuất hiện ở cả 4 khu vực thuộc các bộ Cánh thẳng, bộ Cánh vẩy, trong khi đó nhiều loài chỉ xuất hiên ở một số khu vực điều tra. Khu vực Khe Xanh cũng là nơi có chỉ số d cao nhất (20,41). Chỉ số d ở 4 khu vực khác nhau là do sinh cảnh ở 4 khu vực không đồng nhất mà có sự khác nhau.

4.1.2.2. Đặc điểm phân bố côn trùng theo sinh cảnh

Sinh cảnh có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm phân bố của côn trùng. Trong khu vực nghiên cứu mối quan hệ này cũng được thể hiện khá rõ trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Sự phân bố côn trùng theo các sinh cảnh ST T Các dạng sinh cảnh Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số phong phú (d) 1 Rừng thứ sinh xa suối 120 152 23,69

2 Rừng thứ sinh ven suối 135 165 26,24

3 Khu dân cư, cây trồng NN 83 102 17,73

4 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa 97 115 20,23

Qua bảng 4.6 có thể thấy sinh cảnh rừng thứ sinh ven suối có chỉ số phong phú lớn nhất (d=26,24), các dạng sinh cảnh khác chỉ số d có thấp hơn đôi chút (sinh cảnh rừng thứ sinh xa suối) hoặc chênh lệch nhau khá rõ ràng. Sự khác biệt này thấy rõ nhất giữa loại sinh cảnh có tính đa dạng thực vật thấp (rừng tre nứa thuần loài) với sinh cảnh có đa dạng thực vật cao (rừng thứ sinh ven suối). Mức độ tương đồng về thành phần loài côn trùng thu thập được ở các kiểu rừng thông qua chỉ số Rg,s được thể hiện trong bảng 4.7

Bảng 4.7: Mức độ tương đồng côn trùng ở các dạng sinh cảnh chính

TT Các cặp sinh cảnh Số lượng loài Số lượng giống

Hệ số R

a b c Rs a b c Rg

1 Rừng thứ sinh xa suối

9 16 140 -0.70 5 8 65 -0.67 -0.68

Rừng thứ sinh ven suối

2 Rừng thứ sinh xa suối

75 11 69 0.11 63 4 59 0.06 0.08

Khu dân cư, cây trồng NN

3 Rừng thứ sinh xa suối

89 27 62 0.30 72 24 56 0.26 0.27

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

4 Rừng thứ sinh xa suối

108 46 38 0.60 94 33 29 0.63 0.62

Rừng tre nứa thuần loài

5 Rừng thứ sinh ven suối

92 18 71 0.22 78 13 57 0.23 0.23

Khu dân cư, cây trồng NN

6 Rừng thứ sinh ven suối

105 54 65 0.42 83 28 44 0.43 0.43

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

7 Rừng thứ sinh ven suối

123 58 36 0.67 98 47 31 0.65 0.66

Rừng tre nứa thuần loài

8 Khu dân cư, cây trồng NN

46 74 39 0.51 26 43 35 0.33 0.39

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

9 Khu dân cư, cây trồng NN

56 67 31 0.60 38 41 24 0.53 0.55

Rừng tre nứa thuần loài

10 Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

31 8 79 -0.34 18 6 62 -0.44 -0.41

Qua bảng cho thấy rằng rừng thứ sinh xa suối và sinh cảnh rừng thứ sinh ven suối có mối quan hệ gần gũi với hệ số tương quan R rất nhỏ (-0.68), sinh cảnh rừng tre nứa thuần loài và rừng hỗn giao gỗ- tre nứa có mối quan hệ gần gũi về hệ côn trùng với hệ số tương quan R= -0.41. Hệ số tương quan giữa sinh cảnh rừng thứ sinh và khu dân cư, cây trồng nông nghiệp thấp R= 0.08.

Các loài côn trùng thuộc họ bướm cải, bướm đốm thường gặp ở sinh cảnh nông nghiệp, nơi rừng thưa vào lúc trời nắng, chúng hay tập trung ở các vũng nước.

Các loài bướm rừng thường gặp ở những khu rừng thứ sinh giàu, cây rậm có nhiều cây gỗ lớn, xén tóc cũng gặp ở sinh cảnh này.

Sinh cảnh rừng thứ sinh ven sông, suối là nơi tập trung nhiều loài côn trùng, là sự pha trộn giữa khu hệ côn trùng rừng thứ sinh với khu dân cư, cây trồng nông nghiệp, rừng thứ sinh xa suối với rừng thứ sinh ven suối, có các loài côn trung đặc trưng cho sinh cảnh này: Các loài chuồn chuồn, họ bọ rùa.

Các loài đặc trưng cho sinh cảnh dân cư, cây trồng nông nghiệp phần lớn là loài gây hại cho thực vật, gồm các loài cào cào, châu chấu, các loai họ bọ xít, các loài họ cánh cứng ăn lá, các loài dế. Ngoài ra còn là nơi trú của nhiều loài khác trong đó có các loài thuộc họ bọ ngựa, xén tóc, các loài thuộc họ ong cự, ong vàng.

Do đặc điểm của khu dân cư, cây trồng nông nghiệp có nhiều loài cây ăn quả nên thu hút được nhiều loài ong, bướm.

Sinh cảnh tre nứa thuần loài là nơi tập trung các loài bướm mắt rắn, châu chấu, các loài vòi voi hại măng.

Các loại kiến, gặp ở tất cả các kiểu rừng từ rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rùng tre nứa, khu dân cư cây trồng nông nghiệp.

4.1.2.3. Sự phân bố côn trùng theo đai độ cao

Sự thay đổi độ cao theo quy luật là sự biến đổi tương ứng của các yếu tố về khí hậu như: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió. Các yếu tố liên quan đến quá trình hình thành đất và kéo theo sự thay đổi về cấu trúc rừng. Sự biến đổi của các nhân tố này sẽ chi phối trực tiếp tới phân bố của côn trùng. Thống kê phân bố của số loài côn trùng theo độ cao được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8: Thống kê số loài phân bố theo độ cao

TT Đai độ cao (m) Số loài Tỷ lệ %

1 < 100 124 84,35

2 100-200 82 55,78

3 200-400 45 30,61

4 >400 28 19,04

Đai độ cao (m)

Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm số loài theo đai độ cao

Để biết biến động về số lượng loài theo đai độ cao, từ những số liệu điều tra về đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế cho thấy:

Đai độ cao dưới 100 m địa hình tương đối bằng phẳng, ẩm ướt, có dân cư sinh sống. Có nhiệt độ dao động từ 18o – 28oc, nhiệt độ tối thấp là 12oc, nhiệt độ cao nhất 33oc. Đây là biên độ dao động nhiệt ở trong khoảng hoạt động sinh sống bình thường của đa số các loài côn trùng vùng nhiệt đới từ 10o

– 35oc. Từ hai nhân tố về thảm thực vật và nhiệt độ đã tạo cho côn trùng môi trường sống thích nghi, có lượng thức ăn phong phú đa dạng. Điều đó đã tạo ưu thế về đa dạng loài côn trùng ở đai này là cao nhất.

Ở đai cao từ 400 m trở lên của KBTTN Tây Yên Tử chiếm diện tích khá lớn, đây chủ yếu là rừng tự nhiên ít bị tác động và rừng thứ sinh được bảo vệ nghiêm ngặt. Thảm thực vật ở đây phong phú. Tuy nhiên do sự thay đổi độ cao, theo quy luật biến đổi của khí hậu ở đai này có nét đặc thù riêng. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, độ ẩm... biến đổi không có lợi cho hoạt động sống của côn trùng. Sự thay đổi này của các yếu tố khí hậu trực tiếp và gián tiếp đã ảnh hưởng đến hoạt động sống của côn trùng, làm giảm tính đa dạng ở đai này.

Như vậy có thể nói rằng ở các độ cao khác nhau (điều kiện về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, sự phân bố thảm thực vật khác nhau) thì thành phần và sự phân bố của côn trùng là khác nhau. Sự biến đổi này cũng khác nhau ở từng bộ họ. Một số bộ có thay đổi lớn về thành phần cũng như phân bố theo đai cao là Bộ chuồn chuồn (Odanata), Bộ cánh phấn (Lepidoptera), Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)