Nghĩa của côn trùng ở KBTTN Tây Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 52 - 54)

4.2.2.1. Côn trùng đóng vai trò tuần hoàn vật chất

Côn trùng ở KBTTN Tây Yên Tử khá phong phú và đa dạng, với nhiều dạng sống khác nhau, trước hết đóng vai trò trong chu trình tuần hoàn vật chất. Nhiều loài côn trùng ăn thực vật nhưng lại là thức ăn của nhiều loài động vật khác: Chim, Ếch nhái... Các loài châu chấu, cào cào, sâu non của các loài thuộc bộ cánh phấn đều là thức ăn ưa thích của các loài chim. Một số loài đẻ trứng dưới nước là thức ăn các loài cá: Các loài côn trùng bộ chuồn chuồn. Các loai côn trùng sống dưới đất: Dế, châu chấu... Là thức ăn cho Ếch nhái, bò sát.

4.2.2.2. Côn trùng thực phẩm

Hiện nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã sử dụng một số loài côn trùng làm thực phẩm. Thức ăn từ côn trùng có nhiều chất đạm, ít lipit, có lợi cho sức khỏe của con người. Nhiều loài côn trùng trong khu vực được

người dân sử dụng làm thức ăn như: Châu chấu, Cào cào (họ Acrididae), dế. Một số loài còn được buôn bán trao đổi.

4.2.2.3. Nguồn lợi về kinh tế

Sự đa dạng về loài côn trùng trước hết cung cấp cho con người nguồn tài nguyên phong phú để lựa chọn cho các mục tiêu kinh tế. Các loài côn trùng cung cấp cho con người rất nhiều loại sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc, làm nguyên liệu... Nhộng của một số loài côn trùng là thức ăn rất bổ. Mặt khác côn trùng là thức ăn cho các loài chim thú. Những loài côn trùng có ích có ý nghĩa to lớn trong phòng trừ sâu hại cho mùa màng, thụ phấn cho các loài thực vật làm tăng năng suất cây trồng và luôn tao ra những dòng tiến hóa mới, làm cho giới thực vật ngày cành phong phú. Tại KBTTN Tây Yên Tử có rất nhiều côn trùng đóng vai trò này, đó là côn trùng thuộc Bộ cánh phấn (Lepidoptera), Bộ cánh màng (Hymenoptera), trong đó kể đến họ bướm cải (Pieridae)...

4.2.2.4. Về mặt môi trường

Đa dạng loài côn trùng xét trong một chừng mực nhất định đóng vai trò là sinh vật chỉ thị cho môi trường. Côn trùng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Vì vậy sự đa dạng côn trùng trong một quần xã nào đó cao thì chứng tỏ sự đa dạng loài của hệ động vật, thực vật và vi sinh vật ở quần xã đó cao. Khi đó nó thể hiện tính ĐDSH của quần xã cao, tạo cho sự bền vững về môi trường và sinh thái. Nhờ có tác dụng thụ phấn của các loài côn trùng mà các loài thực vật có cơ hội để tổ hợp chéo tránh được sự suy thoái của loài. Cùng với những sinh vật khác, tính mềm dẻo và khả năng thích nghi cao độ của các loài côn trùng đã tạo ra sự ổn định và nâng cao tính chống chịu của hệ sinh thái. Trong khu vực nghiên cứu các loài trong họ bọ hung là những loài chuyên ăn phân, phân hủy chất hữu cơ, giữ gìn môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)