Về động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 39 - 40)

Theo kết quả “Báo cáo Đa Dạng Sinh học” của Viện Sinh Thái và tài nguyên Sinh Vật trong đợt khảo sát năm 2002-2003 và các kết quả nghiên cứu trước đây bước đầu đã thống kê được thành phần, phân loại học của 4 lớp là: Thú, Chim, Bò sát và Ếch-Nhái, gồm 27 bộ, 91 họ và 285 loài chiếm 75% số bộ, 60.07% số họ và 21.7% về số loài so với toàn quốc.

Đã xác định có 65 loài (chiếm 22.89% tổng số loài quý hiếm, trong đó co 15 loài ghi ở nhóm IB, 31 loài ghi ở nhóm IIB thuộc nghi định số 48/2002/NĐ-CP) (nay là nghị định số 32/2006/NĐ-CP ); 4 loài ở bậc E, 16 loài ở bậc V, 4 loài ở bậc R và 13 loài ở bậc T ghi trong sách đỏ Việt Nam (2002), 2 loài bậc CR, 4 loài bậc EN, 9 loài bậc VU, 6 loài bậc LR/nt và 1 loài ở bậc DD ghi trong lục đỏ IUCN (2000).

Theo kết quả báo cáo mới đây nhất năm 2009, qua hai đợt khảo sát ngắn của nhóm nghiên cứu bò sát và ếch nhái của Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh Vật đã ghi nhận sơ bộ 48 loài bao gồm: 23 loài Ếch nhái, 25 loài Bò sát. Nhóm nghiên cứu đã ghi được một số loài đặc hữu, loài bị đe dọa cấp toàn cầu hoặc loài mới được mô tả gần đây: Ếch Yên Tử (Odorrana

yentuensis), cá cóc Việt Nam (Tylototriton vietnamensis) được xếp hạng mức

gần bị đe dọa (NT) trong danh lục đỏ IUCN(2009), Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) xếp vào phụ lục II công ước CITES, Ếch cây lớn (Phacophorus maximus loài này chỉ mới được ghi nhận ở Việt Nam năm 2008, Ếch cây hai đốm (Phacophorus rhodopus) loài này mới được ghi nhận bổ sung ở KBTTN Tây Yên Tử.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)