Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Cộng Hòa
Ban lãnh đạo (Giám đốc chi nhánh): Giám đốc Chi nhánh là người lãnh đạo Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên, giám đốc sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa. Giám đốc chi nhánh có quyền phân công, ủy quyền cho các giám đốc ở phòng ban khác để giải quyết và ký các giấy tờ thuộc thẩm quyền của mình.
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG CB
( CHUYÊN VỀ MẢNG DOANH NGHIỆP )
PHÒNG RB
( CHUYÊN VỀ MẢNG CÁ NH N )
PHÒNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG
33
Phòng dịch vụ KH: Là bộ phận có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với KH. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến dịch vụ thanh toán, xử lý và hạch toán các giao dịch dựa trên quy định của Nhà nước và NHNN Việt Nam.
Phòng kinh doanh :
Phòng CB: Trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng tiền. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng liên quan đến chế độ, thể lệ hiện hành của Nhà nước và NHNN Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và đưa thông tin khuyến mãi đến KHDN, tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh.
Phòng RB: Trực tiếp giao dịch với KHCN để khai thác vốn bằng tiền. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng liên quan đến chế độ, thể lệ hiện hành của Nhà nước và NHNN Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và đưa thông tin khuyến mãi đến KHCN.
Phòng hỗ trợ tín dụng :
Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với KH, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ KH. Phân loại KH theo quy trình nghiệp vụ để quyết định hạn mức tín dụng. Quản lý giải ngân, chăm sóc toàn diện cho KH. Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng.
Quản lí, thẩm định, phê duyệt tín dụng đối với phòng KHCN và KHDN, đưa ra báo cáo thẩm định trình lên cấp trên.
34
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa trong những năm gần đây
2.1.3.1. Huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt luôn có sự găn bó chặt chẽ với nhau, do đó để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trước hết cần có một cái nhìn khái quát về công tác huy động vốn của PGD trong thời gian qua. Huy động vốn là hoạt động được PGD hết sức chú trọng với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của TPBank trong hệ thống ngân hàng, đồng thời cung cấp đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Nhằm tăng thị phần huy động PGD đã triển khai nhiều hoạt động như: phối hợp tổ chức sự kiện Tuần lễ tri ân khách hàng, lãi suất ưu đãi với khách hàng mới sử dụng dịch vụ từ khách hàng, giao dịch tự động livebank được triển khai thực hiện một cách triệt để… Tình hình hoạt động huy động vốn được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của phòng giao dịch
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đơn vị
Huy động vốn 832.26 1124.98 1286.21 Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
Từ bảng, ta thấy tính đến năm 2017,tổng vốn huy động của TPBank đạt 1286.231 tỷ đồng, tăng khoảng 14% so với năm trước.Từ đó cho thấy ngân hàng đang làm tốt trong việc huy động vốn, tìm kiếm khách hàng mới. Tốc độ tăng trưởng trên chính là sự nổ lực vô cùng lớn của ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên của mình trong việc ra mắt sản phẩm mới, tiếp thị…
2.1.3.2. Kết quả kinh doanh của phòng giao dịch
35 325.01 425.15 657.23 22% 31% 55% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0 100 200 300 400 500 600 700 2015 2016 2017
Lợi nhuận trước thuế Tốc độ tăng trưởng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đơn vị
Lợi nhuận
trƣớc thuế 325.01 425.15 657.23 Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trƣớc thuế và tỷ lệ tăng trƣởng của Phòng giao dịch
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
Lợi nhuận trước thuế của năm 2016 tăng 31% so với năm 2015 và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2017 (657.23 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước).Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng TPBank luôn đảm bảo tổng tài sản đo đôi với tăng trưởng vốn tự có, do đó chỉ tiêu an toàn vốn luôn lớn hơn mức quy định. Trong giai đoạn 2015-2017 PGD đã nổ lực không ngừng nghỉ, đồng hành chủ trương của NHNN, hỗ
36
trợ khách hàng hết mức có thể để có được tỷ lệ tăng trưởng như vậy.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của PGD trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hoạt dộng chính đem lại lợi nhuận cho PGD là hoạt động cho vay. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của PGD không những đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, PGD cần nổ lực hơn nữa, có những biện pháp cụ thể để khắc phục RRCV trong thời gian tới.
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA
2.2.1. Quy trình cho vay tại TPBank - Phòng giao dịch Cộng Hòa
Quy trình cho vay của PGD cũng chấp hành tốt những yêu cầu mà NHNN ban hành. Quy trình tín dụng áp dụng cho tất cả các khách hàng nói chung luôn được TPBank ban hành, cập nhật, sửa đổi bổ sung thường xuyên, kịp thời và chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng không chỉ cho PGD mà còn cho cả khách hàng. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng - Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Thẩm định tài sản - Bước 4: Thẩm định tín dụng - Bước 5: Phê duyệt
- Bước 6: Cấp tín dụng - Bước 7: Kiểm soát sau vay
37
Các nội dung trong quy trình cấp tín dụng tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa chặt chẽ, được xây dựng phù hợp và đảm bảo các yêu cầu mà NHNN đưa ra. Một số nội dung cốt lõi trong quy trình tín dụng bám sát theo các quy định mới nhất của NHNN mà trong đó điển hình là thông tư số 39/2016/TT- NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, ngân hàng nước ngoài đối với KH.
Tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa, quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của KH; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng doanh nghiệp, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của KH được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định TSBĐ tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi TSBĐ tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của TSBĐ tiền vay và KH đúng theo tinh thần chỉ đạo của NHNN.
2.2.2. Tình hình số lƣợng khách hàng vay tại TPBank – Phòng giao dịch Cộng Hòa
Với vị trí địa lý thuận lợi của PGD, sản phẩm đa dạng, lãi suất hợp lý cùng với đội ngũ cán bộ có chất lượng thì PGD đã có được một số lượng khách hàng nhất định và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Bảng 2.3 Số lƣợng khách hàng ở Phòng giao dịch Cộng Hòa
Đơn vị tính: Khách hàng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lƣợng KHDN 135 160 215
Số lƣợng KHCN 236 250 313
Tổng số lƣợng khách hàng.
371 410 528
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
38
Theo bảng 2.3 thì dễ dàng thấy thì PGD đã làm khá tốt trong công cuộc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới, cụ thể là trong năm 2016 số lượng khách hàng tăng không đáng kể chỉ vọn vẹn thêm 19 khách hàng, lí do vì ngân hàng chủ yếu là cho vay mua xe, mà dịch vụ này rất hiếm khách hàng trong 1-2 năm sẽ tiếp tục vay và mua tiếp, ít nhất khoảng 3-4 năm thì khách hàng mới có nhu cầu vay để mua xe. Bên cạnh đó thời gian đó giá xăng, dầu cũng tăng giảm bất thường dẫn đến nhiều khách hàng còn cân nhắc trước khi mua xe.
Tuy nhiên năm 2017 số lượng khách hàng lại tăng mạnh mẽ trở lại với thêm 118 khách hàng (trong đó 55 KHDN và 118 KHCN). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ là 28.7% của năm 2017 so với năm 2016. Đây quả thực là con số đáng ghi nhận trong hệ thống các PGD của chi nhánh Hồ Chí Minh cũng là nổ lực của toàn thể nhân viên TPBank – PGD Cộng Hòa trong việc tìm kiếm và quan hệ mới trong tình hình lãi suất luôn biến động. Hiện nay, Ban lãnh đạo PGD vẫn tiếp tục đẩy mạnh các chuyên viên tín dụng cũng như toàn thể nhân viên trong việc tìm kiếm khách hàng, xúc tiến việc chào sản phẩm cho các khách hàng trên địa bàn và các vùng lân cận.
2.2.3. Doanh số cho vay và dƣ nợ tại TPBank – Phòng giao dịch Cộng Hòa.
Bảng 2.4 Doanh số cho vay và dƣ nợ tại ngân hàng từ năm 2015 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2017 Chênh lệch 2017/2018 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Doanh
số cho vay
289.17 692.44 1086.21 403.27 139% 393.77 57%
Dƣ nợ 315.35 680.25 1236.35 354.9 113% 556.1 82%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại TPBank – Chi nhánh HCM - PGD Cộng Hòa
39
Biểu đồ 2.2 Doanh số cho vay và dƣ nợ tại ngân hàng từ năm 2015 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng giao dịch
- Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định không kể món vay đó thu hồi về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý, năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.
Thông qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, tổng doanh số cho vay từ năm 2015 đến năm 2017 đều tăng, đặc biệt là trong năm 2016 tăng mạnh 403.27 tỷ đồng tương đương với 139% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang làm ăn có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. Đơn giản hơn trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam cũng đang rất phát triển, vay vốn cũng khá là nhiều bao gồm: vay tiêu dùng, vay đầu tư… và đặc biệt thời điểm này cũng có rất nhiều nhà khởi nghiệp nêu kêu gọi vốn vay rất là nhiều. Đến năm 2017, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng 393.77 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng tăng 57% so với
289.17 692.44 1086.21 315.35 680.25 1236.35 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2015 2016 2017 Tỷ đ ồ n g
40
năm 2016, PGD vẫn đang nổ lực từng ngày, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi chi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới.
Thực tế ngân hàng Tiên Phong với mục tiêu sẽ trở thành một ngân hàng thuộc diện top đầu của các NHTM Việt Nam, bằng chứng cho thấy TPBank được bình chọn giải thưởng là ngân hàng số xuất sắc nhất năm 2017, do đó ngân hàng những năm vừa qua không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và xác định từng đối tượng cho vay với những sản phẩm khác nhau.
- Dư nợ:
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản tiền mà ngân hàng cần có biện pháp giám sát và quản lý một cách hiệu quả.
Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của Ngân hàng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Từ năm 2015 đến năm 2017 tổng dư nợ của chi nhánh TPBank Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa tăng trưởng rất tốt, cụ thể tăng 354.9 tỷ đồng trong năm 2016 và tăng 556.1 tỷ đồng cùng với mức tăng trưởng 82% của năm 2017 so với năm 2016. Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển của PGD là mở rộng quy mô tín dụng. Kết quả thu được từ việc mở rộng quy mô tín dụng là ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai, nhưng nó cũng mặt trái của nó đó chính là cho nhánh cần công tác quản lý các khoản nợ cần thu hồi của mình. Đó cũng chính là lí do dẫn đến nợ quá hạn và rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
41
doanh của mình. Như đã được biết thì TPBank chỉ mới thành lập năm 2008 và tới tận đến năm 2012 thì ngân hàng mới có một cuộc cải cách mới dẫn đến sự phát triển như ngày hôm nay và ngân hàng đang dần dần thể hiện mình trong cuộc chiến của các NHTM.
2.3. THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG VIỆC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH - PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HÒA
a. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dƣ nợ
Hoạt động Ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn trả đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng nếu không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng.
Bất kì ngân hàng nào cũng tồn tại nợ quá hạn nhưng phải ở mức độ khác nhau tùy từng ngân hàng. Vì thế, công cụ đo lường phổ biến phản ánh tình hình RRCV là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi tỉ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đó đang trong tình trạng nguy hiểm cao. Do đó, để có thể đánh giá một cách chính xác thực tình hình nợ quá hạn chúng ta phải xem xét phân tích