Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hồ chí minh phòng giao dịch cộng hòa (Trang 86)

Chính phủ nên tiếp tục phát triển cũng như cải thiện các văn bản pháp lý, các chủ trương phù hợp cho ngân hàng và khách hàng theo hướng đơn giản nhanh gọn, thuận lợi, không gây áp lực và phiền hà đến cho khách hàng như: các thủ tục về cấp phép, đẩy nhanh việc cấp phép cấp giấy đầu tư, giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp. Đồng thời có những cơ chế nhẹ nhàng hơn, chính sách ưu đãi và thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thiết lâpk một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế, dần xóa bỏ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng lạm dụng để vay vốn làm ăn thua lỗ. Song song với đó, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên cũng không nên quá lỏng lẻo, làm lỗ hổng cho những người muốn trục lợi bản thân gây ảnh hưởng đến ngân hàng và kinh tế.

Như đã biết thì ngân hàng tìm thông tin khách hàng chủ yếu trển trung tâm thông tin CIC, như thế là chưa đủ. Do đó, chính phủ nên phổ biến rộng rãi việc xếp loại đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, xúc tiến triển khai chương trình bình chọn các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả giúp cho ngân hành yên tâm hơn trong khi cho vay đối với các doanh nghiệp này, nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp được bình chọn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh, việc này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi cách hoàn thiện hơn chu trình công nghệ để làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng vốn của Ngân hàng, phát triển nền kinh tế nước nhà.

Phần lớn định hướng hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào chính sách của nhà nước như thị trường quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, khu vực, lĩnh vực… vì thế Chính phủ cần đưa ra những quyết định kịp thời, minh bạch để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó, cần

71

nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội để tách bạch cho vay thương mại và cho vay chính sách ở các NHTM. Đảm bảo cho các NHTM được tự chủ trong quyết định cho vay, tránh tình trạng nợ tồn đọng, nợ khoanh… làm đọng vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, các bộ các ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án mà các doanh nghiệp trình lên theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi khiến cho hoạt động bị đình đốn, lãng phí tiền. Thêm vào đó ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian xét duyệt nhưng kết quả là không cho vay được dự án vì dự án không có hiệu quả kinh tế.

Khi có rủi ro xảy ra và ngân hàng cần xử lý tài sản đảm bảo thì các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát nên tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc

Cổng thông tin tín dụng CIC cần có đầy đủ thông tin, chính xác hơn nữa, cập nhật kịp thời bao gồm: lịch sử đi vay, lịch sử trả nợ, tình hình tài chính… để đảm bảo được hiệu quả của thông tin tín dụng. Bên cạnh đó, phía NHNN nên tăng cường thanh tra, kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo các hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.

Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, NHNN cần chú trọng trong việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM theo hướng thông thoáng, linh hoạt, đơn giản nhưng hiệu quả những thủ tục, điều kiện, quy trình cho vay, đưa ra cơ chế cho vay cho từng đối tượng với từng mục đích khác nhau, giảm thiểu thời gian thẩm định cho vay hợp lý. Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các

72

tài sản thế chấp, các khoản nợ.

Các tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi là một vấn đề muôn thưở của NHTM, số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó cũng chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ trong tổng số vốn cho vay. Do đó, NHNN cần có một số biện pháp như: Đề nghị các sở, ban, ngành tạo điều kiện hổ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hóa các tài sản thế chấp, tài sản xiết nợ, hổ trợ khi kê biên, đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá. NHNN cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN phải có những cơ chế hiệu quả buộc các ngân hàng thi hàng đúng và kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc những sai sót, vi phạm xảy ra

Bên cạnh đó, NHNN cần tạo điều kiện cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng như việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng. Có các hạn mức quy định về việc thực hiện trích lập quỹ bù đắp rủi ro với một tỷ lệ hợp lý để các ngân hàng có thể bù đắp RRCV.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa

Cần tăng cường thêm CBTD có chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động cho vay, vì tại PGD đang rất phát triển về việc cho vay mua xe. PGD nên thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên có thêm điều kiện để tham gia vào khóa học về nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công việc. Thỉnh thoảng PGD cũng nên tổ chức những kì thi sát hạch đối với những cán bộ ngân hàng để chọn lọc được những cán bộ có đủ năng lực, đồng thời khuyến khích họ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ. Đồng thời, cấp trên cũng nên quan tâm đến nhân viên của mình để xem họ làm việc có tốt không, có uẩn khúc gì trong người hay không để cấp trên và cấp dưới có thể dễ dàng làm việc hơn.

73

Ngoài ra, PGD cần chỉ định những người có năng lực thực sự, phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của PGD. Vì nguồn nhân lực đó là điều kiện rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ nói chung cũng như nghiệp vụ cho vay nói riêng. Nói chung yếu tố con người luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất.

Phải chấp hành tốt và cập nhật kịp thời những chỉ đạo, chính sách, văn bản pháp luật, chủ trương của Chính phủ và của ngành ban hành, vì chính phủ đang dần dần hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Từ đó PGD nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các PGD thực thi là điều cần thiết giúp họ giải tỏa kịp thời những vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, PGD cũng nên có những ý kiến, góp ý riêng của mình đến cho Chính phủ để từ đó họ có thể có một chích sách, chủ trương hợp lý hơn. Nên có mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và Chính quyền.

Tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát trong toàn hệ thống. Xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tiên tiến đảm bảo nhận diện, phòng chống và quản lý RRCV một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng các kênh thông tin trong toàn hệ thống.

Cuối cùng, PGD cũng nên tạo điều kiện thuận lợi, chính sách đãi ngộ hợp lý đến cho khách hàng có mối quan hệ tốt. Bên canh đó, tiếp tục phát triển, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đầy đủ thiết bị văn phòng cho các cá nhân, phòng ban để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý RRCV.

74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận được đề cập ở chương 1 và những phân tích về thực trạng rủi ro cho vay và công tác hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh TPHCM – PGD Cộng Hòa giai đoạn năm 2015 đến 2017 ở chương 2 thì chương 3 nêu lên những phương hướng trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro mà vẫn phát triển hoạt động cho vay. Ngoài ra, chương 3 còn đề xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể hạn chế rủi ro cho vay và đảm bảo phát triển hoạt động cho vay an toàn dựa trên những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này tại ngân hàng. Những giải pháp mang tính trọng tâm và có tính thực tiễn nhất đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng.

75

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương của Đảng và nhà nước ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “ Hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Cộng Hòa” đã chọn để nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách đối với hệ thồng NHTM nói chung và Ngân hàng TPBank nói riêng.Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn trong thời gian thực tại ngân hàng,Và khóa luận đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

- Áp dụng vào thực tiễn hoạt động cho vay tại Ngân hàng TPBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh – PGD Cộng Hòa: phân tích đánh giá rủi ro cho vay tại PGD, những mặt đạt được và chưa đạt được, những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro cho vay tại PGD.

- Khóa luận đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay tại PGD này.

Do sự hiệu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc hản còn rất nhiều thiếu sót, còn nhiều vấn đề phải đi sâu xem xét lại. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các Thầy Cô giáo trong Hội đồng chấm khóa luận của nhà trường để khóa luận của tác giả được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của các Thầy Cô đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy TS. Bùi Quang Tín đã giúp em hoàn thành khóa luận này.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Phương, Quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ

tài chính Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM

2. Lê Thị Huyền Diệu 2010, “Quản lý rủi ro tín dụng kinh nghiệp của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam”, Thị trường tài chính tiền tệ, số 1+2 (298-299), trang 72-75

3. Nguyễn Song Toàn, Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Ngân

Hàng TPHCM

4. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Hùng, Lê Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Văn Thầy và Nguyễn Thị Hiền 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, tái bản lần 1, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh

5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong 2011, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tái bản lần 1, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

6. Nguyễn Minh Kiều 2011, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao Động và Xã Hội.

7. Thùy Linh, Việt Trinh 2014, Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng 2014, NXB Tài Chính.

8. Trang chủ ngân hàng: https://tpb.vn/

9. Các báo cáo, thống kê nội bộ ngân hàng. 10. Các văn bản pháp luật trên thuvienphapluat.vn

11. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt

77

Nam ban hành, được ban hành ngày 30/12/2016 và có hiệu lực từ ngày 15/03/2017.

12. Thông tư số 02/2013/TT – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định, được ban hành ngày 21/01/2013 và có hiệu lực từ 01/06/2014.

13. Thông tư số 15/2010/TT-NHNN về quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi roc ho vay, ban hành 16/06/2010 và có hiệu lực từ 31/07/2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hồ chí minh phòng giao dịch cộng hòa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)