Nhận dạng rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hồ chí minh phòng giao dịch cộng hòa (Trang 33)

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng. Nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong

18

khi ngân hàng ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá, thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo.

Do rủi ro tỷ giá là vấn đề khá phức tạp và có thể phát sinh trong nhiều loại hoạt động khác nhau của khách hàng cũng như của ngân hàng, các phần tiếp theo của mục này sẽ đi sâu hơn về nhận dạng rủi ro tỷ giá trong từng hoạt động cụ thể của khách hàng cũng như của ngân hàng.

1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG TRONG VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY.

NHTM đã đưa ra một số giải pháp chung nhằm hạn chế rủi ro cho vay (RRCV) bao gồm các hoạt động sau:

- Nhận biết rủi ro tín dụng:

Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Tính chính xác trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả các thông tin đó. Nguồn thông tin đầu tiên về khách hàng mà ngân hàng có thể tiếp cận được là thông qua bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp.

Để nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, CBTD thường tiến hành xem xét khách hàng và phương án vay vốn trên những khía cạnh như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay.

- Công cụ hạn chế rủi ro rín dụng:

19

hạn chế RRTD nói chung và RRCV nói riêng mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đó là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM.

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình tín dụng là các bước mà CBTD, các phòng, ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.

Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp CBTD quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, tuỳ tiện, duy ý trí. Do đó, giảm thiểu nguy cơ phát sinh RRTD do các nguyên nhân chủ quan trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.

a) Giai đoạn trước khi cho vay

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng. Thông qua nội dung phân tích, CBTD sẽ đánh gớa được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng hay không.

Kiểm tra về hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt, cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ … Đối với đơn xin vay, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối với phương án hoàn trả, phải xác minh chính xác nguồn thu nhập, mức lương …Trong giai đoạn này, CBTD cần tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành phân tích gồm: đánh giá tổng thể về khách hàng và phương án trả nợ, biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng về nguồn tiền trả nợ của khách

20

hàng, khả năng bảo đảm tiền vay và biện pháp quản lý kiểm soát của ngân hàng về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.

b) Giai đoạn trong khi cho vay

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân. Ngân hàng sẽ tiến hàng kiểm soát khách hàng theo các nội dung như: sử dụng tiền vay đúng mục đích, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ không ….Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của CBTD. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ RRTD, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có thể đánh giá đựơc mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra RRTD.

c) Giai đoạn sau khi cho vay

Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là RRTD đã xảy ra. Lúc này CBTD phải xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các hướng dẫn trong quy trình tín dụng sẽ giúp cán bộ ngân hàng lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế thiệt hại do RRTD gây ra.

Tóm lại, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch

21

vay vốn, kí hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện các cam kết theo hợp đồng. Sau khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích…, việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không.

Các ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình tín dụng để xây dựng quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, xoá bỏ cơ chế “biểu mẫu”, thủ tục cồng kềnh, thiếu trọng tâm của các quy trình tín dụng, ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, giảm bớt công tác phân tích thủ công, vừa tốn kém thời gian vừa không chính xác. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác hạn chế RRTD trong cho vay

1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Để có được các biện pháp nhằm phòng ngừa RRCV một cách hiệu quả nhất, các nhà quản trị RRCV cần áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này giúp cho ngân hàng đánh giá một cách khách quan tình hình RRCV của mình ở thời điểm hiện tại. Từ đó, có những biện pháp, quan điểm chỉ đạo phù hợp cho công tác quản trị rủi ro trong thời gian hoạt động tiếp theo.

1.5.1. Phân loại nợ theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào Thông tư số 15/2010/TT-NHNN về quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRCV, tại Điều 4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:

Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn;

22

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

23

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%; - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

1.5.2. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả đúng như trong hợp đồng tín dụng, song lại không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Và được tính toán tỷ lệ nợ quá hạn như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100%

Tỷ lệ khách hàng nợ quá hạn =

x 100%

1.5.3. Nợ xấu

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Đây là những khoản nợ mà ngân hàng không hề mong muốn.

Có các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu như sau: Tỷ lệ nợ xấu (%) =

x 100%

Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn =

24

Tỷ lệ này cho biết 1 đồng nợ quá hạn cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này phản ánh chi tiết nhất tình hình nợ xấu có nguy cơ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng, nó chiếm bao nhiêu trong nợ quá hạn, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các phương án xử lý nợ xấu hợp lý và nhanh chóng.

1.5.4. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay

Theo khoản 3 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định: “ Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.”. Do đó các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng nhằm bù đắp khoản nợ quá hạn của khách hàng khi rủi ro xảy ra để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) khách hàng cho biết DPRR trong cho vay được trích so với dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay =

x 100%

1.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

1.6.1. Các khuyến nghị của Ủy Ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng dụng

Ủy Ban Basel được thành lập bởi các Thống đốc ngân hàng Trung ương của nhóm G10 vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản thân ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Hoa

25

Kỳ. Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thoanh toán quốc tế tại Washington hoặc tại thành phố Basel – Thụy Sĩ. Ban thư ký thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại Thủ Washington – Hoa Kỳ.

Các nguyên tắc quản trị RRTD khuyến nghị bới Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề sau:

- Thiết lập môi trường quản trị RRTD tốt

+ Vai trò của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược RRTD, các chính sách RRTD quan trọng của ngân hàng.

+ Nhận dạng và quản trị RRTD trong các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng.

- Điều hành một quy trình cấp tín dụng đúng và chuẩn xác + Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn.

+ Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng.

+ Thiết lập qui trình cấp tín dụng đúng đắn.

+ Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát được

- Duy trì một quy trình đo lường và giám sát tốt hoạt động tín dụng

+ Hệ thống quản trị bám sát theo các rủi ro phát sinh trong danh mục tín dụng.

+ Hệ thống giám sát tín dụng về các khả năng tín dụng có thể xảy ra, bao gồm cả sự dự phòng và dự bị tổn thất.

+ Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

+ Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để quản trị và đo lường RRTD.

26

mục tín dụng.

+ Đánh giá các khoản tín dụng có xét đến sự thay đổi tiềm ẩn trong tương lai về tình hình kinh tế.

- Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với RRTD

+ Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Đảm bảo chức năng cấp phát tín dụng đang được quản lý một cách đúng đắn.

+ Hệ thống quản trị các vấn đề tín dụng và các tình huống khác nhau của tín dụng.

- Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng

+ Thiết lập bộ phận đánh giá một cách độc lập về các chiến lược, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hồ chí minh phòng giao dịch cộng hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)