Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hồ chí minh phòng giao dịch cộng hòa (Trang 80 - 82)

ro cho vay, tăng cƣờng kiểm tra và giám sát sau vay

65

của ngân hàng mà còn do khách hàng gây ra và những rủi ro rất lớn đến từ nền kinh tế. Công tác quản lý rủi ro có vai trò rất quan trọng trong quá trình ra các quyết định tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc quản lý tốt hoạt động rủi ro này là một yếu tố không thể thiếu mà mỗi cán bộ trong PGD cần phải nhận thức rõ để thực hiện công tác này hiệu quả nhất.

Ngân hàng cần những chuyên gia nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro làm hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng và trong việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro và quản trị rủi ro. Mỗi khi ban hành quy định mới hay bổ sung, sửa đổi các cơ chế về quản trị RRCV. Ban lãnh đạo ngân hàng cần thiết lắng nghe ý kiến của các chuyên gia coi trọng những đề xuất khách quan và khoa học. Đầu tư kinh phí đề cử một số cán bộ có năng lực lựa chọn qua thi tuyển đi học tập ngắn hạn ở các nước, ngân hàng đi đầu trong quản trị rủi ro hoặc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau đó, PGD sử dụng những cán bộ đó vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và hạn chế RRCV.

Còn với các CBTD, người trực tiếp tiến hàng quá trình xét duyệt, phân tích các khoản tín dụng, ra quyết định cho vay, kiểm tra sau vay của khách hàng… chính vì vậy nó quyết định tới chất lượng tín dụng. Một người CBTD giỏi là người biết cách xử lý vấn đề, nhận biết những yếu tố có thể thay đổi ảnh hưởng đến dự án, làm hồ sơ mà không màng đến tư lợi cá nhân, sẵn sàng từ chối nếu hồ sơ đó có vấn đề ảnh hưởng đến tập thể ngân hàng… Nếu có những CBTD có trách nhiệm và đạo đức như vậy thì chắc chắn việc RRCV sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và nâng cao hiệu quả sử dụng. PGD cần phải dựa vào kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp để từ đó cho vay và thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi vay, tần suất phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh cụ thể của khách hàng. PGD cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạn mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua báo cáo định kỳ do

66

khách hàng cung cấp. Theo dõi việc sử dụng hiệu quả chặt chẽ của doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng cơ chế rà soát đối với từng loại khoản vay. Nếu có dấu hiệu gì bất thường hoặc rủi ro thì cán bộ giám sát có thể đề nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra CBTD phải luôn quan tâm đến việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo như khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, dấu hiệu vi phạm pháp luật… dựa trên hệ thống tín hiệu cảnh báo sớm về RRCV để nắm bắt khả năng xử lý chủ động kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

Vấn đề theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng và chất lượng của khoản nợ vay cần phải tiến hành một cách thống nhất và có hệ thống. Các cấp lãnh đạo, bộ máy nhân sự và nhân viên cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau để có thể khai thác thông tin, bám sát hoạt động kinh doanh, kiểm tra tình hình tài chính của các KHDN lớn. Việc giám sát này nhằm đảm bảo tuân thủ các chính sách , thủ tục cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng , đảm bảo an toàn về vốn vay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hồ chí minh phòng giao dịch cộng hòa (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)