8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.3.1. Mô hình chấm điểm giản đơn
Đây là mô hình XHTD khách hàng đã có từ lâu nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua các hoạt động phân tích của CBTD thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để XHTD khách hàng.
Các chỉ tiêu tài chính thƣờng sử dụng để đánh giá bao gồm:
Các tỷ số thanh khoản dùng đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tiền, …
Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tổng tài sản.
Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ
so với tổng tài sản, hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu, hệ số nợ dài hạn, phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay, hệ số khả năng trả nợ.
Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, chẳng hạn như: hệ số thu nhập trên tổng tài sản, ROS, ROE, ROA…
Các chỉ tiêu phi tài chính
Được thu thập từ các nguồn thông tin trong và ngoài doanh nghiệp bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo, môi trường kinh doanh, … Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 5C gồm : Tư cách người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity), Bảo đảm tiền vay ( Collateral), Các điều kiện (Conditions), Kiểm soát (Control).
Có thể thấy đây là mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các NHTM Việt Nam, bởi có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay.