8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam
NHNN là cơ quan quản lý cao nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Chính vì vậy, NHNN cần tăng cường thông tin ngân hàng. Hiện tại nguồn cung cấp thông tin về tín dụng của các doanh nghiệp đều từ CIC, về cơ bản đã đáp ứng được thông tin về quan hệ tín dụng và lịch sử giao dịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin chi tiết, cập nhật đầy đủ, chính xác hơn về khách hàng. Những thông tin từ các TCTD cần phối hợp với các cơ quan chức năng như: Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng Cục Thống kê, Bộ thương mại, Thuế, .... để thu thập thêm thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế để CBTD có cơ sở khai thác những số liệu cần thiết về doanh nghiệp, về ngành có liên quan đến doanh nghiệp, tình hình thị trường, những dự báo, triển vọng phát triển ngành … qua đó có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM, tăng cường chất lượng cho công tác thẩm định.
3.3.1.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động XHTD
NHNN là cơ quan điều hành, quản lý trực tiếp, NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn, ban hành cẩm nang chung về quy trình ước lượng khả năng không trả được nợ của doanh nghiệp từ các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, để các NHTM có căn cứ thực hiện XHTD nội bộ và hội nhập dần với thông lệ quốc tế, đưa ra lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ tại mỗi ngân hàng.
Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống XHTD ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Đối với các ngân hàng, NHNN cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng hệ thống XHTD. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu, sẽ phải sử dụng kết quả XHTD của một tổ chức uy tín do NHNN chỉ định. Định kỳ, NHNN cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, cần giám sát chặt chẽ để
đảm bảo chất lượng của các kết quả XHTD này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải phù hợp với Hiệp Ước Basel.
3.3.1.3. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại tập trung thống nhất
Hiện đại hóa công nghệ, có thể kết nối trực tuyến giữa Trung tâm thông tin tín dụng và các TCTD. Điều này vừa giúp Trung tâm thông tin tín dụng thu thập thông tin hiệu quả, vừa giúp cho các TCTD cập nhật lấy thông tin một cách dễ dàng.Từng bước xây dựng Trung tâm thông tin tín dụng thành cơ quan XHTD độc lập có uy tín, theo chuẩn quốc tế nhằm cung cấp kết quả xếp hạng của từng doanh nghiệp, tạo cơ sở so sánh cho các TCTD.
3.3.2. Đối với Nhà nƣớc
3.3.2.1. Nâng cao tính minh bạch và kỷ luật trong công tác báo cáo kế toán
Do có ảnh hưởng lớn đến sự chính xác của kết quả XHTD nên tính minh bạch và chất lượng của BCTC là một yêu cầu thiết yếu. BCTC phải đảm bảo việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc XHTD.
Các cơ quan quản lý nhà nước có thể hỗ trợ bước chuyển tích cực nhằm tăng cường tính minh bạch và nâng cao chất lượng cho BCTC của doanh nghiệp bằng cách đưa ra nhiều quy định pháp lý chi tiết hơn để hướng dẫn việc lập BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Đồng thời, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế.
Tăng cường công tác thanh tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tránh tình trạng kê khai không đúng, không hợp lý trên BCTC. Cần có chế tài mạnh mẽ và xử lý đối với các vi phạm như làm khống chứng từ, giả mạo để làm đẹp BCTC.
Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp của NHTM. Do đó trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu về chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể cung cấp các chỉ số có độ tin cậy cao. Điều này không những tạo thuận lợi cho các NHTM trong phân tích XHTD doanh nghiệp mà còn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
3.3.2.3. Tạo môi trƣờng cho các tổ chức XHTD độc lập phát triển
Song song với việc các NHTM xây dựng hoàn thiện XHTD nội bộ, Nhà nước nên có chính sách phát triển các đơn vị XHTD độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác XHTD . Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, cần phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng có uy tín để thực hiện đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp một cách khách quan. Tổ chức này không do Nhà Nước quản lý, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.
3.3.3. Đối với các Hiệp hội doanh nghiệp
Hiệp hội các doanh nghiệp cần từng bước truyền thông để doanh nghiệp nhận thức tầm quan trọng của kết quả đánh giá xếp hạng đối với doanh nghiệp mình, thấy rõ được lợi ích của việc xếp hạng, nếu kết quả xếp hạng đạt ngưỡng quy định đề ra sẽ là cơ hội để tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Nếu kết quả xếp hạng không đạt, qua đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đề ra các giải pháp hoàn thiện hơn, phấn đấu đạt ngưỡng quy định của ngân hàng. Có như vậy, doanh nghiệp mới
cung cấp BCTC và các thông tin về tình hình hoạt động một cách trung thực, chính xác cho ngân hàng.
Kết luận Chƣơng 3
Quá trình cấp tín dụng cho KHDN bắt đầu từ việc thẩm định tín dụng ban đầu, đưa ra quyết định cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng. Việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống XHTD nội bộ hoạt động có hiệu quả mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá chính xác về khách hàng để có quyết định cấp tín dụng chính xác, áp dụng chính sách đối với khách hàng phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của VCB. Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế của hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB, chương 3 đã đề xuất những giải pháp và đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan chủ quản mang tính thực tiễn cao nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB.
KẾT LUẬN CHUNG
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với KHDN tại VCB khá cao (chiếm khoảng 65% - 85% tổng dư nợ tín dụng) của hệ thống VCB. Do đó, việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB là một công cụ hết sức quan trọng để tăng cường tính khách quan, nhằm quản trị và hạn chế được rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB, đồng thời hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong khâu quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập ở mức độ tốt nhất trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay.
Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB, luận văn “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống XHTD nội bộ bao gồm khái niệm, vai trò, các phương pháp, mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD. Trình bày các phương pháp, kinh nghiệm XHTD của các tổ chức xếp hạng độc lập có uy tín trên thế giới và việc quản trị rủi ro của Basel 2 trong việc xây dựng hệ thống XHTD.
2. Phân tích thực trạng hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn tại của hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB. Đồng thời nghiên cứu tìm ra nguyên nhân tồn tại các hạn chế của hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB.
3. Trên cơ sở các hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của các hạn chế và định hướng XHTD nội bộ KHDN tại VCB, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ KHDN.
4. Đề xuất các kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ, cơ quan ban ngành có liên quan mang tính thực tế nhằm hỗ trợ tính khả thi và hiệu quả trong việc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ KHDN như: hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động XHTD, nâng cao chất lượng thông tin của CIC, xây dựng các chỉ tiêu
trung bình ngành, nâng cao tính minh bạch và kỷ luật trong công tác báo cáo kế toán, …
Đối với tác giả, đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ KHDN tại VCB nói riêng và các TCTD nói chung là một vấn đề phức tạp, cần phải có khung pháp lý cho hoạt động XHTD nội bộ của NHNN, kết hợp nghiên cứu của nhiều Bộ ngành cũng như nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau. Với nỗ lực nghiên cứu trong một thời gian dài, luận văn cũng đạt được mục tiêu tổng quát đề ra, các giải pháp đề xuất trong luận văn có tính thực tiễn và áp dụng triển khai trong thực tế có tính khả thi cao.
1. Hay Sinh, Ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 8, Tháng 01 – 02/2013.
2. Lâm Minh Chánh 2007, Dùng chỉ số Z để ước tính hệ số tín nhiệm, www.saga.vn
3. Lê Tất Thành, Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp điển
hình trên thế giới, truy cập tại
<https://www.scribd.com/doc/41776409/CAC-PH%C6%AF%C6%A0NG-
PHAP-X%E1%BA%BEP-H%E1%BA%A0NG-TIN-D%E1%BB%A4NG- DOANH-NGHI%E1%BB%86P-%C4%90I%E1%BB%82N-HINH-TREN-
TH%E1%BA%BE-GI%E1%BB%9AI>.
4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm giai
đoạn 2011 – 2018, truy cập tại
<http://vietcombank.com.vn/Investors/FinancialReports.aspx>.
5. Nguyễn Đức Trung 2005, Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ.
6. Nguyễn Phúc Cảnh & Vũ Xuân Hùng, Ứng dụng mô hình Z-score vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 15 Tháng 03 - 04/2015.
7. Nguyễn Thị Cành và Phạm Chí Khoa 2014, Áp dụng mô hình KMV – Merton dự báo rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp và khả năng thiệt hại của ngân hàng, Tạp chí phát triển kinh tế số 289, Tháng 11/2014. 8. Nguyễn Trọng Hòa 2009, Luận án Tiến sỹ “Xây dựng mô hình xếp hạng
tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”. 9. Nguyễn Xuân Bắc, Vai trò của XHTD trong quản trị rủi ro và kiểm soát nợ
10. Phan Anh 2012, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
11. Trần Thị Kỳ 2003, Luận án Tiến sỹ “Hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
12. Tài liệu nội bộ về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tiếng Anh
1. Altman, Edward I. 2000, Predicting Financial Distress of Companies: Revisiting the Z-score and ZETA Models.
2. Basel Committee on Banking Supervision 2001, The Internal Ratings – Based Approach, Supporting Document to the New Basel Capital Accord, Consultative Document.
3. Bina Lehmann 2003, "Is It Worth the While? The Relevance of Qualitative Information inCredit Rating", Social Science Research Network.
4. Fitch 2006, "Corporate Rating Methodology", www.fitchratings.com. 5. Moody's 2008, "Moody's Rating Symbols and Definations",
www.moodys.com.
6. Research Journal of International Studies 2009, “Can Altman Z-score Models Predict Business Failures in Greece?”, No 12, pp. 23 – 24.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Một số thông tin của hệ thống XHTD tại VCB Mô hình chấm điểm XHTD theo CR tại VCB
Mô hình chấm điểm XHTD theo PD tại VCB
Thời hạn chấm điểm XHTD doanh nghiệp của VCB
Công việc Trách nhiệm
thực hiện
Thời hạn hoàn thành Kỳ 01 Kỳ 02
Thời điểm bắt đầu kỳ đánh giá Hệ thống 01/4 01/10 Thời hạn chấm điểm và đẩy duyệt các
khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của P. PDTD
Chi nhánh 30/4 31/10
Thời điểm chốt danh sách bắt buộc chấm điểm theo Quy định về hệ thống
Hệ thống 23/5 23/11 Chỉ tiêu tài chính
Cơ chế ghi đè
Nắm bắt các vấn đề quan trọng, cụ thể theo từng khách hàng mà mô hình chưa bao quát được
Hỗ trợ nhóm
Xếp hạng được điều chỉnh dựa trên bảo lãnh hoặc hỗ trợ từ bên thứ ba, ví dụ Công ty mẹ
Dấu hiệu cảnh báo
Xem xét các sự kiện bất thường dẫn đến vỡ nợ, giảm thứ hạng hoặc phải xếp hạng lại
Mô hình xếp hạng lõi
Tính toán ra điểm XHTD ban đầu của khách hàng sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Chỉ tiêu phi tài chính
Khung điều chỉnh định tính mô hình
XHTD nội bộ theo mô hình PD
Thời hạn chấm điểm các khách hàng không thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của P. PDTD
Chi nhánh 23/5 23/11
Thời hạn rà soát chấm điểm các khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của P. PDTD
P. PDTD 23/5 23/11
Chấm điểm quy mô doanh nghiệp theo CR
Mức điểm Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Lao động (Ngƣời)
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
Tổng tài sản (tỷ đồng)
8 Trên 100 Trên 500 Trên 250 Trên 250
7 Từ 70 đến dưới 100 Từ 425 đến dưới 500 Từ 210 đến dưới 250 Từ 215 đến dưới 250 6 Từ 50 đến dưới 70 Từ 350 đến dưới 425 Từ 170 đến dưới 210 Từ 180 đến dưới 215 5 Từ 40 đến dưới 50 Từ 275 đến dưới 350 Từ 130 đến dưới 170 Từ 140 đến dưới 180 4 Từ 30 đến dưới 40 Từ 200 đến dưới 275 Từ 90 đến dưới 130 Từ 105 đến dưới 140 3 Từ 20 đến dưới 30 Từ 125 đến dưới 200 Từ 50 đến dưới 90 Từ 65 đến dưới 105
2 Từ 10 đến dưới 20 Từ 50 đến dưới 125 Từ 10 đến dưới 50 Từ 30 đến dưới 65
Kết quả tính điểm xác định quy mô doanh nghiệp như sau: