Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB

2.2.1. Tình hình tăng trƣởng tín dụng

Biểu đồ 2.1: Tổng dƣ nợ và tăng trƣởng dƣ nợ tại VCB giai đoạn 2011-2018

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên VCB)

Có thể thấy giai đoạn từ năm 2011 – 2018 hoạt động tín dụng của VCB có xu hướng tăng trưởng cao và có sự kiểm soát với tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động khoảng 14% - 19%, đảm bảo tính an toàn và theo quy định của NHNN.

2.2.2. Cơ cấu dƣ nợ vay

2.2.2.1. Cơ cấu dƣ nợ vay theo thành phần kinh tế

Cơ cấu dư nợ đối với KHDN của VCB chiếm hơn 60% tổng dư nợ của hệ thống. Đối với Công ty TNHH, Doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp khác (chủ yếu là Công ty cổ phần) không có sự biến động lớn; giảm dần dư nợ và có xu hướng về 0 đối với

loại hình hợp tác xã và Công ty tư nhân, đặc biệt có xu hướng chuyển dịch dư nợ của DNNN sang cá nhân.

Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng VCB theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2018

(ĐVT: tỷ đồng, %) Loại hình DN 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 DNNN 68.987 58.398 77.447 89.832 90.159 91.010 83.207 68.042 33,13% 24,35% 28,38% 27,96% 23,42% 19,91% 15,43% 10,85% Công ty TNHH 37.647 47.612 59.209 67.809 81.134 96.012 108.218 127.286 18,08% 19,86% 21,70% 21,10% 21,08% 21,00% 20,07% 20,29% Doanh nghiệp FDI 13.121 13.145 13.727 17.730 25.944 30.451 38.032 38.172 6,30% 5,48% 5,03% 5,52% 6,74% 6,66% 7,05% 6,09% Hợp tác xã và

công ty tư nhân

4.386 5.339 5.467 6.048 7.713 7.453 5.245 2.483 2,11% 2,23% 2,00% 1,88% 2,00% 1,63% 0,97% 0,40% Cá nhân 20.851 28.775 37.251 51.740 77.827 115.813 176.880 235.110 10,01% 12,00% 13,65% 16,10% 20,22% 25,33% 32,80% 37,49% Khác 63.093 86.509 79.584 88.162 101.866 116.398 127.289 156.090 30,30% 36,08% 29,16% 27,44% 26,46% 25,46% 23,60% 24,89% Tổng cộng 208.086 239.778 272.685 321.322 384.644 457.138 538.872 627.183 100 % 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên VCB)

2.2.2.2. Cơ cấu dƣ nợ vay theo ngành kinh tế

VCB thực hiện cấp tín dụng hầu hết cho các ngành kinh tế, tuy nhiên chiếm quy mô dư nợ lớn nhất và có xu hướng tăng trưởng qua các năm thuộc hai nhóm lĩnh vực chính là (i) sản xuất và gia công chế biến và (ii) thương mại, dịch vụ với tổng tỷ trọng dư nợ hơn 40% tổng cơ cấu dư nợ của VCB. Hàng năm, VCB ban hành định hướng tín dụng (tăng trưởng/duy trì/hạn chế) để kiểm soát đối với từng ngành/lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp với định hướng tăng trưởng của VCB và tình hình tăng

trưởng chung của nền kinh tế. Điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu dư nợ mỗi lĩnh vực kinh doanh, ví dụ đối với ngành mang tính rủi ro cao ở thời điểm hiện tại như xây dựng có quy mô và tỷ trọng dư nợ giảm dần.

Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng VCB theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2018

(ĐVT: tỷ đồng, %)

Ngành kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Xây dựng 11.978 13.901 15.161 16.177 21.093 24.900 31.830 28.528 5,76% 5,80% 5,56% 5,03% 5,48% 5,45% 5,91% 4,55% Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt và nước

15.403 20.337 17.177 23.622 27.270 28.618 26.547 29.327 7,40% 8,48% 6,30% 7,35% 7,09% 6,26% 4,93% 4,68% Sản xuất và gia công

chế biến 82.158 84.452 93.186 110.505 121.052 139.144 145.538 161.177 39,48% 35,22% 34,17% 34,39% 31,47% 30,44% 27,01% 25,70% Khai khoáng 9.682 14.671 17.805 13.881 17.375 18.444 16.276 15.380 4,65% 6,12% 6,53% 4,32% 4,52% 4,03% 3,02% 2,45% Nông, lâm, thủy hải

sản

2.432 4.749 6.141 7.559 10.761 13.738 11.291 14.497 1,17% 1,98% 2,25% 2,35% 2,80% 3,01% 2,10% 2,31% Vận tải kho bãi và

thông tin liên lạc

11.583 12.226 10.018 14.876 23.550 26.327 22.440 22.928 5,57% 5,10% 3,67% 4,63% 6,12% 5,76% 4,16% 3,66% Thương mại, dịch vụ 45.231 53.425 80.614 94.526 105.498 117.594 118.499 120.239 21,74% 22,28% 29,56% 29,42% 27,43% 25,72% 21,99% 19,17% Nhà hàng, khách sạn 5.712 6.026 7.139 8.807 8.761 8.459 9.438 11.363 2,75% 2,51% 2,62% 2,74% 2,28% 1,85% 1,75% 1,81% Các ngành khác 23.906 29.961 25.444 31.368 49.283 80.924 157.012 223.745 11,49% 12,50% 9,33% 9,76% 12,81% 17,70% 29,14% 35,67% Tổng cộng 208.086 239.778 272.685 321.322 384.644 457.138 538.872 627.183 100 % 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

2.2.3. Chất lƣợng nợ vay

Có thể nói tín dụng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, gia tăng bán chéo các sản phẩm, dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận, do đó việc tăng trưởng tín dụng của VCB qua các năm là điều tất yếu. VCB luôn theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cấp tín dụng như: thực hiện XHTD và ước tính xác suất rủi ro vỡ nợ theo định kỳ; cơ cấu lại danh mục đầu tư, xây dựng chính sách và định hướng từng ngành theo từng giai đoạn phù hợp với diễn biến thị trường, nền kinh tế; thực hiện giám sát sau cho vay, … tuy nhiên nợ quá hạn, nợ xấu là điều khó tránh khỏi trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Trong giai đoạn 2011 – 2018, tỷ lệ nợ xấu của VCB được duy trì ở mức dưới 3%, có xu hướng giảm dần từ năm 2013, đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu là 0,98% (dưới mức 1%). Tỷ lệ nợ xấu của VCB giai đoạn 2011 – 2018 đều thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành.

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của VCB giai đoạn 2011 – 2018

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng nợ xấu 4.175 5.732 7.136 7.410 7.096 6.876 6.070 6.189 Tỷ lệ nợ xấu của VCB 2,01% 2,39% 2,62% 2,31% 1,84% 1,50% 1,13% 0,99% Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành 3,30% 17,20% 3,79% 3,70% 2,55% 2,46% 1,99% 1,89%

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của VCB và toàn ngành giai đoạn 2011 – 2018

2.2.4. Chất lƣợng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Kể từ năm 2010, VCB đã xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống XHTD nội bộ chặt chẽ để xếp loại theo định kỳ hàng quý/bán niên, cho phù hợp với định hướng tín dụng của VCB trong từng thời kỳ và sát với tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, việc phân loại nợ theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 được thực hiện theo phương pháp định tính (theo đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng) kết hợp với phương pháp định lượng theo kết quả XHTD nội bộ và sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại nợ.

Bảng 2.5: Bảng phân loại dƣ nợ theo TT số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nợ đủ tiêu chuẩn 174.418 200.492 242.787 296.439 368.207 442.854 527.929 617.258 Nợ cần chú ý 29.493 33.554 22.761 17.472 9.341 7.408 4.772 3.737 Nợ dưới tiêu chuẩn 1.250 3.126 2.328 2.132 795 1.360 684 291 Nợ nghi ngờ 648 1.186 1.875 1.747 750 1.347 3.584 1.160 Nợ có khả năng

mất vốn 2.277 1.420 2.933 3.532 5.550 4.169 1.802 4.7348

2.3. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB doanh nghiệp tại VCB

2.3.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động XHTD đối với doanh nghiệp vay vốn

Hệ thống XHTD nội bộ đối với KHDN của VCB đã được xây dựng từ năm 2003 và triển khai ứng dụng trên toàn hệ thống từ ngày 01/03/2010. Hệ thống được xây dựng dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế Basel II và Điều 11 Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013. Từ ngày 01/04/2018, việc chấm điểm XHTD nội bộ đối với KHDN được triển khai trên hệ thống công nghệ mới, bổ sung thêm bộ chỉ tiêu theo mô hình PD theo định hướng và yêu cầu của Basel II (trước đây chỉ bao gồm bộ chỉ tiêu của hệ thống XHTD (CR) hiện hành) theo các quy định sau:

- Quyết định số 516/QĐ-VCB-CSTD ngày 30/05/2014 và các Quyết định sửa đổi bổ sung trong từng thời kỳ (Bộ chỉ tiêu CR);

- Quyết định số 2553/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 28/12/2018 (Bộ chỉ tiêu PD). Về cơ bản, việc xây dựng mô hình chấm điểm XHTD tại VCB tính đến cả yếu tố định tính và định lượng, gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả XHTD tại VCB được sử dụng cho các mục đích (i) phân cấp thẩm quyền chấm điểm XHTD, xác định giới hạn tín dụng; (ii) xây dựng chính sách giá/phí dựa trên rủi ro cơ sở; (iii) quyết định cấp tín dụng và áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng; (iv) phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

2.3.2. Mô hình và phƣơng pháp XHTD đối với doanh nghiệp tại VCB 2.3.2.1. Mô hình xếp hạng tín dụng

VCB hiện tại đang áp dụng mô hình chấm điểm đơn giản là kết hợp phân tích yếu tố tài chính và phi tài chính để XHTD cho doanh nghiệp vay vốn.

Đối với bộ chỉ tiêu CR, với kỹ thuật chấm điểm định lượng các chỉ số được tính toán trực tiếp từ BCTC của doanh nghiệp và chấm điểm định tính dựa trên cơ sở đánh giá của CBTD về các mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm bổ sung những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng.

Đối với bộ chỉ tiêu PD, mô hình được xây dựng bởi nhóm phân tích định lượng của đơn vị chuyên môn về phân tích định lượng, mô hình hóa và tính toán tối ưu của VCB và với sự cố vấn của các chuyên gia quốc tế Oliver Wyman – Công ty tư vấn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Về cơ bản, mô hình XHTD nội bộ của VCB đã hoàn thành tốt vai trò của mình, hỗ trợ trong việc dự báo rủi ro tín dụng, dự báo rủi ro vỡ nợ đối với KHDN vay vốn thông qua việc đánh giá toàn diện các rủi ro về tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả gốc, lãi vay của khách hàng, lợi ích mang lại cho VCB.

2.3.2.2. Phƣơng pháp xếp hạng tín dụng

Tương tự như S&P, Moody’s và Fitch, phương pháp XHTD đối với KHDN mà VCB đang áp dụng là phương pháp kết hợp dựa trên phân tích định lượng và phân tích định tính các dữ liệu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích những chỉ tiêu tài chính giúp cho ngân hàng nhìn được bức ảnh “cắt lớp” tình hình tài chính trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, còn những chỉ tiêu phi tài chính sẽ giúp CBTD “soi kỹ” hơn vào năng lực thực sự của doanh nghiệp. Đơn cử một doanh nghiệp trình BCTC lãi với ngân hàng để được vay vốn nhưng nếu doanh nghiệp đó có lịch sử trả nợ không tốt (quá hạn nhưng dưới thời gian nhảy nhóm nợ theo quy định), việc cung cấp thông tin BCTC chưa kịp thời, … thì ngân hàng có cơ sở đặt dấu hỏi và kết luận xác đáng về chất lượng của khách hàng này.

Phƣơng pháp xếp hạng của VCB sẽ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đầu tiên, các chuyên gia của VCB tiến hành nhận diện nhân tố xếp hạng chính ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố được gán một trọng số để thể hiện tầm quan trọng tương đối của nó. Từ đây, VCB sẽ đo lường các nhân tố này và quyết định hạng mức tín dụng cuối cùng.

Dựa vào điều kiện thực tế, BCTC của các doanh nghiệp vay vốn tại VCB hầu như chưa phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế không

được vay vốn và một báo cáo trung thực chỉ có Ban lãnh đạo mới biết. Vì vậy, phương pháp đánh giá của VCB sẽ tập trung đánh giá vào phần chỉ tiêu phi tài chính, trong đó theo bộ chỉ tiêu CR với tỷ trọng phi tài chính là 65% đối với doanh nghiệp thông thường và tiềm năng và 70% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ còn theo bộ chỉ tiêu PD tỷ trọng điểm phi tài chính trải từ 40% đến 100% tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Về đánh giá các yếu tố tài chính: tập trung đánh giá vào các tỷ số thanh khoản, cân nợ, sinh lợi hoạt động của doanh nghiệp. Các dữ liệu sau khi được tính toán và phân tích cụ thể sẽ được đem so sánh với các chỉ số trung bình ngành và cho điểm.

Về đánh giá các yếu tố phi tài chính: VCB sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tổng quát về (1) Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; (2)Trình độ quản lý và mội trường nội bộ; (3) Quan hệ với ngân hàng; (4) Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; (5) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, thông tin từ CIC. Hệ thống XHTD nội bộ theo mô hình PD sẽ ước lượng PD của khách hàng dựa trên các dữ liệu đầu vào định lượng và định tính, thông qua các phân tích xác suất thống kê và đánh giá chuyên gia, từ đo đưa ra XHTD khách hàng.

2.3.3. Quy trình chấm điểm XHTD tại VCB

Tần suất đánh giá: 06 tháng/lần (Thời hạn chấm điểm XHTD doanh nghiệp của VCB chi tiết tại phần Phụ lục).

Bảng 2.6: Quy trình chấm điểm XHTD doanh nghiệp của VCB

TT Công việc Thực hiện

(I)Thu thập thông tin

1

Thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ CIC;

Đánh giá thông tin thu thập từ khách hàng, thực hiện điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính hợp lý (nếu có)

P. KH

2

Căn cứ hồ sơ của khách hàng hoặc từ nguồn khác (nếu có), P. KH lập Thông tin tác nghiệp XHTD KHDN chuyển sang P.QLN kèm theo các hồ sơ liên quan gồm:

BCTC năm, quý (nếu có); Điều chỉnh thông tin tài chính (nếu có); Các thông tin khác (nếu có).

Đối với những KH thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của P. PDTD, P. KH gửi 01 bộ hồ sơ liên quan nêu trên cho P. PDTD.

P. KH

3

Căn cứ thông báo tác nghiệp của P. KH, Cán bộ nhập/cập nhật thông tin định vị, thông tin tài chính (điều chỉnh nếu có), thông tin phi tài chính và thông tin cấu phần điều chỉnh định tính của khách hàng vào hệ thống XHTD nội bộ và đẩy duyệt cho Trưởng/Phó phòng.

Cán bộ P. QLN

4

Căn cứ thông tin do cán bộ nhập, Trưởng/Phó phòng thực hiện duyệt thông tin trên hệ thống XHTD nội bộ hoặc chuyển lại để cán bộ sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết)

Trưởng/Phó P. QLN

(III) Nhập/cập nhật thông tin chấm điểm tại P. KH

5

Sau khi các thông tin thuộc thẩm quyền chấm điểm của P. QLN được duyệt, cán bộ P. KH nhập thông tin phi tài chính và thông tin cấu phần điều chỉnh định tính vào hệ thống XHTD nội bộ

Cán bộ P. KH

6

Căn cứ thông tin do Cán bộ nhập, Trưởng phó phòng thực hiện duyệt thông tin hoặc chuyển lại Cán bộ sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết)

Trưởng/Phó P. KH

(IV) Tính điểm xếp hạng khách hàng 7

Sau khi Trưởng/Phó phòng của 02 phòng P. KH và P. QLN hoàn thành việc duyệt thông tin do cán bộ nhập, Trưởng/Phó phòng thực hiện Tính điểm và Lưu kết quả

XHTD

(V) Chuyển khách hàng lên P. PDTD phê duyệt 8

Trường hợp khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của P. PDTD, Trưởng/Phó phòng thực hiện bước đẩy duyệt cho P. PDTD

P. KH

(VI) Rà soát chấm điểm khách hàng của P. PDTD

9

Căn cứ hồ sơ chấm điểm XHTD do Chi nhánh gửi và các tài liệu thu thập được, cán bộ thực hiện rà soát toàn bộ thông tin định vị, thông tin tài chính, thông tin phi tài chính và thông tin cấu phần điều chỉnh định tính do Chi nhánh nhập và thực hiện tính điểm XHTD

Trường hợp thông tin khách hàng do Chi nhánh nhập sai và/hoặc chưa đầy đủ, cán bộ P. PDTD điều chỉnh phù hợp hoặc chuyển lại Chi nhánh để sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết)

Cán bộ P. PDTD

10

Căn cứ kết quả rà soát của cán bộ và hồ sơ chấm điểm XHTD, Trưởng/Phó Phòng PDTD hoặc CGPD thực hiện duyệt thông tin hoặc chuyển lại cán bộ sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết).

Lãnh đạo P. PDTD

(Nguồn: Quy trình XHTD nội bộ của VCB)

2.3.4. Nội dung hệ thống XHTD đối với doanh nghiệp tại VCB

Hệ thống XHTD nội bộ cho DN phân loại theo phương pháp định tình và định lượng trong 02 phần tài chính và phi tài chính:

Phần tài chính: đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)