Đánh giá hệ thống XHTD nội bộ đối với KHDN tại VCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.6. Đánh giá hệ thống XHTD nội bộ đối với KHDN tại VCB

2.3.6.1. Những ƣu điểm

Đánh giá tƣơng đối đầy đủ các rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

VCB là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai áp dụng XHTD doanh nghiệp theo yêu cầu của NHNN. Hệ thống XHTD của VCB theo CR bao gồm 16 hạng, được xây dựng theo phương pháp chấm điểm định lượng các chỉ tiêu tài chính kết hợp với định tính các chỉ tiêu phi tài chính tương ứng cho các mức quy mô doanh nghiệp của 52 ngành kinh tế. Việc đánh giá dựa trên các thông tin lịch sử, thông tin hiện tại và ước lượng tác động tiềm tàng của những sự kiện tương lai có thể dự báo được xác suất vỡ nợ của khách hàng theo yêu cầu của Basel II, hệ thống XHTD đối với doanh nghiệp tại VCB không chỉ phản ánh rủi ro tín dụng hiện tại để có quyết định cấp tín dụng cho phù hợp mà còn phản ánh rủi ro hoạt động, rủi ro ngành và lợi ích doanh nghiệp mang lại trong tương lai cho VCB. Bên cạnh đó, việc XHTD được thực hiện định kỳ bán niên với những thông tin khách hàng sẽ được cập nhật và từ đó giúp ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro hiện tại để có hướng xử lý kịp thời. Đối với những khách hàng có kết quả XHTD bị xuống hạng cho thấy rủi ro tín dụng đối với những khách hàng này tăng lên thì VCB có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro như: giảm dư nợ vay theo lộ trình, yêu cầu bổ sung thêm tài sản bảo đảm, …

Chọn lọc các chỉ tiêu phân tích tƣơng đối phù hợp theo thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam

Trải qua nhiều năm áp dụng hệ thống XHTD, VCB trải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung và đã chọn lọc được các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và theo định hướng quản trị rủi ro của VCB trong từng thời kỳ để đo lường rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn, cụ thể là các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh, triển vọng ngành, chất lượng quản lý nội bộ....

Quy trình chấm điểm đơn giản, dễ thực hiện, các khâu đƣợc thực hiện độc lập trên hệ thống tự động đảm bảo không can thiệp đến kết quả xếp hạng

Hệ thống chấm điểm tự động bằng phần mềm, lưu giữ tập trung tại SERVER chính, thuận tiện cho người sử dụng khi truy cập. VCB cũng ban hành sổ tay hướng dẫn XHTD làm rõ thêm ý nghĩa của các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD giúp CBTD hiểu rõ hơn và thực hiện chấm điểm chính xác hơn, góp phần giảm thiểu sai lệch kết quả XHTD.

Hỗ trợ trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đƣa ra chính sách khách hàng và nâng cao chất lƣợng danh mục tín dụng

Kết quả XHTD là căn cứ để ngân hàng cấp tín dụng, cụ thể định lượng một giới hạn tín dụng tham khảo cho KHDN được xác định theo công thức:

Giới hạn tín dụng tham khảo = Max (Vốn chủ sở hữu x α;0)

Trong đó: α là hệ số do VCB xác định trong từng thời kỳ phù hợp với đặc trưng rủi ro ngành kinh tế và XHTD của khách hàng theo quy định

Vốn chủ sở hữu của Khách hàng thể hiện trên BCTC năm theo niên độ kế toán gần nhất tại thời điểm xác định GHTD (mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán).

Hiện tại đối với khách hàng có hạng chấm từ BBB trở xuống, VCB không thực hiện cấp tín dụng mới hoặc đối với khách hàng hiện hữu đang quan hệ tín dụng sẽ có lộ trình cắt giảm dư nợ về mức 0.

Từ kết quả xếp hạng, VCB có cơ sở xây dựng chính sách khách hàng. Đối với khách hàng đạt thứ hạng cao tương đương với rủi ro ở mức thấp sẽ được áp dụng mức lãi suất, phí ưu đãi, hạn mức tín dụng cao với tỷ lệ tài sản bảo đảm ở mức thấp. Ngược lại, khách hàng có thứ hạng thấp hơn sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn nhằm bù đắp cho phần rủi ro vốn có của khách hàng.

Ngoài ra, kết quả xếp hạng còn hỗ trợ VCB trong việc lựa chọn danh mục tín dụng theo hướng ít rủi ro, nâng cao chất lượng quản trị tín dụng, giúp VCB có đủ năng lực kiểm soát tốt rủi ro trong những năm tiếp theo. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của VCB.

Là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Kết quả xếp hạng là căn cứ để VCB phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và theo sát chuẩn mực quốc tế. Việc trích lập dự phòng này là để chủ động cho việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 .Theo đó số tiền dự phòng cụ thể phải trích tính theo công thức

Ri = max ( 0, Ai – Ci) x r

Trong đó: Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i; Ai số dư nợ gốc thứ i; Ci giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo của khoản nợ thứ i; r tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ.

2.3.6.2. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống XHTD vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khiến cho công tác xếp hạng chưa phát huy hết chức năng và vai trò vốn có của mình trong công tác sàng lọc và kiểm tra khách hàng. Có thể kể đến những hạn chế sau:

Hạn chế về xây dựng các nhân tố xếp hạng chính

Nhìn chung, hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp tại VCB mang tính công nghiệp vì phải đánh giá một số lượng lớn các khoản vay có nguồn thông tin thiếu nhất quán, không đầy đủ và độ tin cậy thấp. Do đó, các nhân tố xếp hạng, các chỉ tiêu đánh giá cũng tương đối đơn giản để có thể áp dụng rộng rãi trên các loại

nghề khác nhau dẫn đến một số chỉ tiêu chưa phù hợp với từng tiểu ngành cụ thể của khách hàng. Hiện tại VCB chưa xây dựng các nhân tố xếp hạng, các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho từng ngành mà sử dụng chung cho 52 nhóm ngành kinh tế với tỷ trọng sẽ được thay đổi tùy theo tính chất của từng nhóm ngành. Điều này có thể làm sai lệch kết quả xếp hạng vì mỗi ngành với những đặc điểm riêng có của mình sẽ có những nhân tố ảnh hưởng cụ thể riêng biệt.

Hạn chế về phƣơng pháp đánh giá

Đối với chỉ tiêu tài chính: Khi thực hiện đánh giá đối với loại hình CTCP, VCB còn chưa tính đến giá trị thị trường tổng tài sản của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng trong việc lượng hóa rủi ro của doanh nghiệp vì những tín hiệu vỡ nợ không thể hiện rõ ở việc doanh nghiệp có thanh toán đúng hạn các khoản nợ hay không mà lại thể hiện rõ ở giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay mức độ rủi ro tài sản của doanh nghiệp bao gồm chỉ số P/E, chỉ số lợi tức… Bên cạnh đó, khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, VCB còn thiếu việc giải thích và phân tích cẩn trọng các tỷ số, bởi vì cùng một tỷ số có thể dẫn đến những kết luận khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù từng công ty cụ thể. Đôi khi, một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc nhu cầu thị trường đang suy giảm có thể biểu lộ dòng tiền tự do khá mạnh do nhu cầu đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động thu hẹp. Ngược lại, các doanh nghiệp đang tăng trưởng cao có thể có dòng tiền tự do yếu hoặc âm bởi vì các nhu cầu đầu tư hỗ trợ cho sự tăng trưởng.

Đối với chỉ tiêu phi tài chính: Một số chỉ tiêu gây khó khăn trong quá trình thu thập và đánh giá dữ liệu như: vòng đời sản phẩm, quan hệ của doanh nghiệp với cơ quan chủ quản, triển vọng phát triển của ngành do những hạn chế về nguồn thông tin, kinh nghiệm, trình độ của cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, một số chỉ tiêu phi tài chính còn mang nặng tính chủ quan, chưa sát với thực tế như: cung cấp thông tin chính xác đầy đủ cho ngân hàng, năng lực ban lãnh đạo, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, dự kiến biến động giá cả thị trường do chưa có số liệu thống kê đầy đủ nên dự đoán này khá chủ quan, mang tính hình thức. Bên cạnh đó, khi đánh giá

các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, tuy có đánh giá đến khả năng tận dụng các chính sách của Nhà Nước để phát triển hoạt động kinh doanh nhưng còn thiếu đánh giá ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô như: chỉ số lạm phát, tăng giảm của GDP và nhu cầu nội địa, việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà Nước.

Hạn chế về tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính

Sự phân bổ tỷ trọng của các chỉ tiêu phi tài chính chưa hợp lý, cụ thể nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của CBTD chiếm đến 50% trong phân loại tổng thể trong khi các nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro ngành chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối. Điều này có thể làm cho kết quả xếp hạng phi tài chính bị sai lệch do mỗi CBTD sẽ có những nhận định khác nhau khi đánh giá tính chất mối quan hệ với ngân hàng.

Thông tin phục vụ cho XHTD không đầy đủ và thiếu chính xác

Các dữ liệu mà ngân hàng thu thập được chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp, thông tin từ các cơ quan chức năng, thông tin đại chúng chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức, chưa có xây dựng bộ phận chuyên thu thập, lưu trữ, cập nhật thông tin để sử dụng trong XHTD DN. Thông tin phục vụ cho XHTD không đầy đủ: thiếu nguồn thông tin thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp và ngân hàng cho vay như: cơ quan thuế, người mua hàng, người cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp, thông tin đại chúng …. từ các chi nhánh trong cùng hệ thống, từ các ngân hàng khác. Việc sử dụng thông tin không đầy đủ này có thể làm kết quả XHTD thiếu chính xác, có độ tin cậy thấp, chỉ mang tính chất tham khảo khi ra quyết định cấp tín dụng.

Ngoài ra, thông tin do doanh nghiệp cung cấp vẫn còn thiếu chính xác. Thực tế cho thấy, hiện tượng BCTC phản ánh không trung thực, thực hiện chế độ hạch toán không đúng quy định, tình trạng một số doanh nghiệp có nhiều báo cáo khác nhau về tình hình hoạt động cho các bên liên quan sử dụng thông tin (cơ quan thuế, ngân hàng….) là không hiếm.

Kết quả XHTD của doanh nghiệp hiện nay chƣa có đƣợc sự kiểm tra giám sát đầy đủ

Chưa đẩy mạnh việc kiểm tra chất lượng của việc xếp hạng khách hàng, do một số yếu tố chủ quan của CBTD nên kết quả xếp hạng có thể phản ánh không hoàn toàn khách quan chính xác tình hình thực tế của khách hàng. Trong khi kết quả XHTD lại quyết định trong việc cấp tín dụng và áp dụng chính sách giá trong quá trình cấp tín dụng.

Quá trình nhập số liệu chƣa tiện lợi

Một số thông tin chỉ cần nhập lần đầu tiên và sẽ được sử dụng trong những kỳ chấm điểm XHTD tiếp theo hoặc cập nhật khi có sự thay đổi nhưng buộc phải nhập lại trong mỗi kỳ chấm điểm, điều này làm mất nhiều thời gian và đôi khi không tạo sự thống nhất thông tin giữa các kỳ chấm điểm như: năm thành lập khách hàng, năm doanh nghiệp có sản phẩm bán ra thị trường, quan hệ tín dụng tại VCB năm nào, ngành kinh tế, loại hình sở hữu, … hoặc những thông tin có tính kế thừa như: doanh thu cùng kỳ năm trước.

Chƣơng trình không cho phép nhập BCTC theo quý/bán niên

Chương trình chỉ hỗ trợ nhập BCTC năm, chưa hỗ trợ nhập BCTC bán niên/quý, chỉ cập nhật lại thông tin phi tài chính, các thông tin tài chính năm nay vẫn sử dụng BCTC năm trước dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp không được cập nhật kịp thời và phản ánh chưa chính xác về XHTD đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính biến động lớn, dẫn đến kết quả XHTD chưa chính xác.

2.3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ phía VCB

Trình độ cán bộ tín dụng còn non yếu & thiếu kinh nghiệm

Hiện nay, việc xếp hạng khách hàng chủ yếu do CBTD thực hiện, ngoài các chỉ tiêu tài chính được tính toán tự động, còn các chỉ tiêu phi tài chính phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu thập và đánh giá thông tin của người xếp hạng. Do đó, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người xếp hạng sẽ quyết định chất lượng xếp hạng,

nhưng do trình độ CBTD tại VCB chưa đồng đều, nhiều cán bộ trẻ chưa đủ kinh nghiệm để nhìn nhận về doanh nghiệp, phân tích diễn biến thị trường sản phẩm, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Việc XHTD chưa được VCB tập huấn bài bản, phần lớn do người trước hướng dẫn người sau.

Nguồn thông tin bên ngoài từ các cơ quan chức năng: Thuế, Hải quan, nhà cung cấp, ngƣời mua hàng, ... chƣa đƣợc khai thác triệt để

Việc cung cấp thông tin lẫn nhau chưa được quy định giữa các cơ quan chức năng, hạn chế về việc khai thác thông tin. Bên cạnh đó, những người thực hiện công tác xếp hạng chưa thực sự quan tâm đến nguồn thông tin đại chúng trên truyền hình, tạp chí chuyên ngành, hay thông tin từ các TCTD khác.

Chƣa có khung pháp lý quy định rõ ràng về XHTD nội bộ

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thống nhất, thiếu sự tương đồng giữa XHTD nội bộ của các NHTM là do khung pháp lý. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định cũng như định hướng cho các NHTM về việc xây dựng XHTD nội bộ ngoại trừ một phần nhỏ được nêu tại Điều 11 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nội dung quy định về XHTD tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 chưa mang tính chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện. Do đó, việc triển khai ở các NHTM hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức riêng và khẩu vị rủi ro của từng NHTM.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn

Tại VCB, phần lớn doanh nghiệp vay vốn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp có thông tin phản ánh trên các BCTC không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, trốn thuế, lại không được kiểm toán…. Vì thế số liệu trên sổ sách kế toán không phản ánh đúng với kết quả kinh doanh thực của những doanh nghiệp này. Qua tìm hiểu thực tiễn, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thực sự có hiệu quả, nhưng số liệu thể hiện vẫn lỗ. Do đó, để đánh giá đúng thực

chất hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng, đòi hỏi doanh nghiệp được xếp hạng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định (về quy mô, về thông tin….) mà những yêu cầu này, vượt khả năng của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay chưa có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải công khai thông tin giúp các NHTM có đánh giá hiệu quả nhất, nên chất lượng thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng còn thấp.

Nguyên nhân từ phía Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nƣớc (CIC)

Thời gian qua sự hợp tác giữa trung tâm CIC và các ngân hàng còn nhiều bất cập: đó là các ngân hàng thường không cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng cho trung tâm CIC hoặc cung cấp báo cáo không kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)